[Funland] Mẹ tôi là một cô dâu Việt Nam được mua với giá 2800 tệ

Hangmango

Xe máy
Biển số
OF-563078
Ngày cấp bằng
7/4/18
Số km
61
Động cơ
149,637 Mã lực
Bài này chắc sưu tầm thôi. Sáng nay e nhìn thấy tựa bài này trên facebook rồi nhưng lướt qua chưa kịp đọc. Vào đây lại thấy. Đọc cũng buồn. Âu cũng là một kiếp người. Các bà ấy bị bán đi. Rồi lại về gạ gẫm chị em bạn dì đi tiếp. 1 vòng luẩn quẩn. Toàn người Việt mh lừa nhau
 

LiangPing

Xe đạp
Biển số
OF-702792
Ngày cấp bằng
4/10/19
Số km
17
Động cơ
95,914 Mã lực
Tuổi
31
Kết hôn bằng tình yêu đa phần hạnh phúc
Kết hôn mua bán mới khổ.

Bạn em sinh năm 1988 quê ở Đại Liên, tốt nghiệp ĐH KHCN Thẩm Dương, đang làm cho Gree thu nhập gần 2 vạn tháng, kết hôn với 1 bạn nữ người Việt Nam sinh năm 1995 học Trung Văn Đại học khoa học xã hội nhân văn HCM.
Bạn nữ khi du học ở Nam Ninh Quảng Tây quen với bạn em
2 đứa rất hạnh phúc.
Trong ngõ em có cô giáo ko bị lừa nhưng cũng tan vỡ với chồng làm xxx giao thông. Con bé 94 xinh, trắng và chịu khó học Anh, Trung. Em hay gặp cả con lai với Đài nữa.
 

thanhvn8020

Xe buýt
Biển số
OF-544981
Ngày cấp bằng
8/12/17
Số km
552
Động cơ
168,241 Mã lực
Tình mẫu tử, thật khó mà đo lường hết được. Cái kết nối với một sinh vật mới dần lớn trong người mình, lấy dưỡng chất, đạp thùm thụp rồi chờ đủ ngày tháng chui ra, rồi lại ấp ủ, bú mớm khôn lớn. Cái kết nối bản năng đó của mẹ và con, cánh đàn ông chúng ta không bao giờ hiểu hết được, đơn giản vì chúng ta chỉ nghe, chứ không bao giờ có cơ hội được trải nghiệm.
 

Visser III

Xe tăng
Biển số
OF-613353
Ngày cấp bằng
2/2/19
Số km
1,424
Động cơ
190,274 Mã lực
Tuổi
43
Mặc dù không ưa gì khựa nhưng bài viết làm t rất xúc động.
 

mega_fun

Xe điện
Biển số
OF-76074
Ngày cấp bằng
22/10/10
Số km
2,578
Động cơ
443,131 Mã lực
Kết hôn bằng tình yêu đa phần hạnh phúc
Kết hôn mua bán mới khổ.
Bạn em sinh năm 1988 quê ở Đại Liên, tốt nghiệp ĐH KHCN Thẩm Dương, đang làm cho Gree thu nhập gần 2 vạn tháng, kết hôn với 1 bạn nữ người Việt Nam sinh năm 1995 học Trung Văn Đại học khoa học xã hội nhân văn HCM.
Bạn nữ khi du học ở Nam Ninh Quảng Tây quen với bạn em
2 đứa rất hạnh phúc.
Qua câu chuyện ngoài chuyện bị bán thì không hạnh phúc phấn lớn nữa do nghèo, ông chồng gia trưởng, không tiến thủ,...
 

Nick để còm

Xe buýt
Biển số
OF-705182
Ngày cấp bằng
23/10/19
Số km
748
Động cơ
105,693 Mã lực
Cũng là một kiếp người.
 

Hư Không

Xe tăng
Biển số
OF-81435
Ngày cấp bằng
29/12/10
Số km
1,692
Động cơ
581,369 Mã lực
1 bài viết rất hay, để thấu hiểu cuộc sống khổ cực của ng trong cuộc, cám ơn cụ
 

norvo

Xe tải
Biển số
OF-336879
Ngày cấp bằng
1/10/14
Số km
305
Động cơ
279,610 Mã lực
Mong mẹ cụ luôn mạnh khỏe. Bà là người phụ nữ nghị lực và giàu lòng yêu thương con. Mong cụ tìm dc cách làm giấy tờ để mẹ cụ có thể về vn thường xuyên thăm người thân của bà nhiều hơn.
 

Vinhanh1511

Xe điện
Biển số
OF-419038
Ngày cấp bằng
26/4/16
Số km
2,477
Động cơ
238,039 Mã lực
Nơi ở
HN
Mẹ tôi là một cô dâu Việt Nam được mua với giá 2800 tệ
Tác giả: Trương Thang Viên
Nguồn : http://renjian.163.com/18/1123/14/E1A9H6RF000187OQ.html?fbclid=IwAR1Zf2gAE3cffZzsvxxmavb1T9gkrL_T-5wCL9yOEDL0zPbiNUopKGoR2p4
_______________
26 năm trước, nếu như mẹ tôi không bị người ta lừa bán đi, nếu mẹ chạy thoát khỏi nông trại ấy, nếu mẹ được gả cho một người đàn ông có gia cảnh khấm khá hơn một chút, nếu như mẹ ngốc nghếch hơn một chút, yếu đuối hơn một chút... Phải chăng cuộc sống của mẹ đã có thể tốt đẹp hơn bây giờ?

1.
Mẹ tôi là người Việt Nam.
Năm 1992, lúc 19 tuổi mẹ bị bọn buôn người ở biên giới Trung Việt lừa bán sang đây, làm vợ cho bố tôi - người đàn ông hơn mẹ 12 tuổi. Mọi người trong nhà thường hay gọi mẹ là "A Mai", nhưng thi thoảng họ vẫn lén gọi sau lưng bà rằng, “con Mai Việt Nam”.

Từ lúc bắt đầu có ý thức hiểu chuyện, tôi hiếm khi hỏi mẹ về những chuyện ở Việt Nam bởi sợ bà dâng lên cảm giác nhớ nhà. Đôi lúc lỡ miệng, tôi cũng chỉ hỏi chung chung về tình hình bên nhà ngoại.

Từ những lời kể rời rạc, tôi chắp vá sơ lược được quãng thời gian thiếu nữ của mẹ.

Ông ngoại tôi là thợ rèn, thu nhập kha khá, nhà cũng dư dả nên có cả một vườn trồng đầy những hoa. Bà ngoại tôi làm nội trợ, sinh cả thảy được 10 đứa con. Mẹ tôi xếp thứ 8 trong nhà, tính vốn cứng rắn. Ở trường ai mà dám ăn hiếp cậu tôi, mẹ sẽ chạy tới đá cho người ta một cái, nhỡ mà đánh không lại thì cứ cầm gạch mà phang qua.

Lên cấp 2, mẹ tôi sẵn đang lười học lại bị chị dâu dùng 1kg nhãn dụ dỗ, thế là quyết định ở nhà chăm cháu cho anh chị. Nhà đông anh chị em, mẹ luôn có cảm giác bản thân bị “ra rìa” thế nên lòng cứ khăng khăng nghĩ đến chuyện sớm được tự lập. Vừa hay tin bà chị họ bảo rằng sẽ giúp mình sang Trung Quốc làm thuê làm mướn, mẹ dỗi hờn nên chẳng thèm báo ông bà ngoại đã vượt biên đi mất. Mãi sau này mới hay, bà chị đấy ban đầu định đưa mẹ tôi đến biên giới rồi lừa giao cho lũ buôn người. Chẳng ngờ ngay cả chị ta cũng mắc bẫy, cả hai người ngồi xe rất lâu, cùng bị bán đến một nông trại ở biên giới. Nông trại này vốn là nơi nương nhờ khi về nước của các kiều bào Việt Nam gặp nạn, sau lại trở thành nơi tập kết của các “cô dâu Việt Nam”.

Tương tự như những “đồng hương” bị chuyển từ biên giới đến nông trại này, vật dụng tùy thân của mẹ bị người ta lấy đi tất. Trên người chẳng có lấy một xu, chữ nghĩa lại không biết, họa may có cánh bay thì mới thoát được.

Có khoảng 7-8 người phụ nữ bị lừa bán đến đây. Cứ cách một thời gian, có người bị bán đi thì sẽ có người mới được mua về bổ sung lại. Bọn họ có người chỉ mới 18-19 tuổi như mẹ, cũng có mấy cô dì đã hơn 40 tuổi và cả mấy cô bé chỉ mới 13-14 tuổi. Đối với những kẻ đến "mua vợ", họ đều là "cô dâu Việt Nam" bất kể tuổi tác có lớn nhỏ ra sao.

Nếu "cô dâu Việt Nam" nào ngang bướng không chịu gả đi, chủ nông trại sẽ lôi họ ra một góc, đánh cho tới nào khi ngoan ngoãn thì thôi. Lắm khi cảnh sát đến kiểm tra, những lần như thế chủ trang trại sẽ giấu mẹ và mấy người bọn họ vào một cái tủ treo quần áo cỡ lớn, hùng hổ dọa, "Nhỡ mà bị phát hiện thì bọn mày cũng phải ngồi tù đấy!" khiến họ sợ đến nỗi ngồi im thin thít.

Lúc mới đầu bị giam lỏng ở nông trường, mẹ cũng từng nghĩ "Thôi thế này là xong đời rồi". Nhưng ở lâu dần, cuộc sống chẳng ra người ra dáng này lại khiến ham muốn tự do trong bà trỗi dậy. Mẹ bắt đầu tìm kiếm cơ hội để trốn thoát, "Dù có thế nào thì cũng phải trốn khỏi đây trước rồi mới tính tiếp".

2.
Lần đầu tiên gặp mặt bố, mẹ đã ở nông trại đợi tròn 3 tháng trời.

"Bác họ của con ban đầu định chọn cho bố cô nào trông đẫy đà một tí, nhưng ông ấy không ưng mà chọn ngay mẹ", lúc thốt ra câu này, tôi cũng chẳng rõ mẹ đang thật sự tự hào hay bấm bụng nhìn nhận như thế nữa. Khi ấy, bà quyết định sẽ rời khỏi nông trại cùng bố. "Mẹ vốn định trở về cùng ông ấy, sau đó trộm tí tiền rồi trốn luôn".

Trong xóm cũng có nhiều cô dì đều là người Việt Nam như mẹ. Có người phải gả cho ông cụ râu ria bạc trắng, người lại phải lấy một gã khuyết tật không đi lại được. So tới so lui, tính ra bố tôi lớn hơn mẹ một con giáp, lại khỏe mạnh lành lặn cũng coi như là sự lựa chọn tương đối rồi, chỉ trừ mỗi một việc - nghèo.

"Nghèo đến một cái ghế đẩu cũng chẳng có con ạ, so với nhà ông bà ngoại thì thua xa. Về đấy được hai hôm, bà nội con gửi 50 tệ cho bác gái, dẫn mẹ đi hết hai tiếng đồng hồ đường núi để lên thị trấn mua một cái quần tây và bộ đồ lót, gọi là quần áo mới dùng khi kết hôn", mẹ miêu tả tình cảnh khi trở về xóm cùng bố năm ấy. "Cũng chẳng có nghi thức hôn lễ gì, cứ thế mà ăn một bữa cơm thôi".

Người mà mẹ quen biết đầu tiên trong xóm là dì Nguyễn, cũng đến từ Việt Nam như mẹ. Dì Nguyễn tuổi xêm xêm mẹ nhưng đã đến đây trước bà cả một năm. Bố mẹ dì Nguyễn ở Việt Nam, người thì dạy học người lại là công chức. Nhắc đến chuyện cũ, dì luôn bảo, "Ở đây thua xa nhà em nhưng còn cách nào khác đâu chị ơi! Mấy gã buôn người cầm dao đe dọa, bắt em phải đồng ý gả đi. Ở ngay ruộng bắp phía dưới kia kìa, làm em sợ khóc um cả lên".

Có lẽ do hoàn cảnh gia đình giống nhau nên mẹ rất dễ đồng cảm với dì Nguyễn. Nhà ông ngoại vốn ở gần biển, cá tôm là món quen thuộc ngày xưa mẹ hay ăn. Vậy mà từ khi đến đây, một ngày hai bữa, nếu không sắn khoai thì lại phải húp cháo. Ăn uống đạm bạc khiến mẹ không chịu nổi, lại thêm ở nơi lạ nước lạ cái, nửa đêm bà lên cơn sốt dồn dập nhưng không cách nào đến viện được. Bà nội dựa theo bài thuốc dân gian, đi qua phòng bếp bắt một lúc 7-8 con gián rồi nghiền nhuyễn, hòa với nước nóng cho mẹ uống. Sau đó mẹ còn bảo, lúc bé khi tôi lên cơn sốt, bà cũng học theo bài thuốc này chữa cho tôi.

Thuở ban đầu bố mẹ ở chung, hoàn toàn là kiểu mạnh ai người nấy sống. "Bố con ngày nào cũng chạy xe máy cày lên thị trấn chơi đến tối mờ tối mịt mới mò về. Về thì mẹ đi xách nước cho ông ấy tắm, rồi mới ăn cơm. Bà nội con ấy, sai 3 đứa nhóc nhà bác cả canh chừng mẹ, đi vệ sinh cũng phải nhìn không rời mắt."

Tuy nhiên mẹ cũng chẳng buồn bận tâm những điều ấy. Mẹ đồng ý làm vợ của bố, trước là để thoát khỏi nông trại, sau là chờ thời cơ trốn về Việt Nam. Bởi thế nên dù chỉ mới tới xóm 3 tháng, mẹ đã học được kha khá tiếng phổ thông. "Mẹ nghe người ta nói chuyện rồi học từng tí một. Không biết tiếng thì làm sao trốn hả con?"

Sau đó, mẹ định thực hiện kế hoạch "ôm tiền bỏ trốn". Ai ngờ lật hết mấy góc giường của bố chỉ thấy vài tờ giấy trắng cùng mấy gói thuốc lá. Mẹ hỏi xin tiền bà nội, bảo là cần lên thị trấn mua ít đồ. Bà nội bảo: "Mua gì mà mua? Chẳng còn xu nào hết! Có bao nhiêu tiền thì đã dùng để mua cô về mất rồi!"

Mẹ nói, bà nội bảo vậy cũng nửa thật nửa giả mà thôi. Ông nội mất sớm, một tay bà nội nuôi ba cậu con trai và hai đứa con gái khôn lớn trong những năm đó quả thật không dễ dàng gì. Sau khi các con trưởng thành, bà nội đem tất thảy của cải tích góp trong nhà giúp bác trai cưới bác gái ở xóm bên cạnh. Còn 2800 tệ mà bố dùng để mua mẹ là tiền ông ấy đi vay mượn, khoản nợ này sau đó mẹ đã tự mình trả hết bằng cách trồng lạc (đậu phộng) đem bán.
Thế nên sau này mẹ vẫn thường hay bảo chúng tôi rằng, "Mẹ tự mua chính bản thân mình về làm vợ cho bố các con".

Kế hoạch trộm tiền thất bại, mẹ cũng chẳng biết phải làm sao.

Mẹ bảo, xóm bên cạnh có dì Lan cũng đến từ Việt Nam, lúc mới về đây cứ khóc lóc đòi đi nên bị giam lỏng trên gác. Dì Lan tháo màn, một đầu cột trên cửa số, đầu còn lại vứt ra bên ngoài rồi đu theo dây mà trèo xuống. Nhưng khốn nỗi chạy đến trạm trung chuyển, dì Lan không biết nói tiếng phổ thông nên bị tài xế bản địa đoán được lai lịch, từ chối cho dì lên xe. Thế là dì Lan lại bị bắt về, tiếp tục giam lỏng trên gác.

Người trong xóm khi ấy quan niệm rằng, chỉ khi sinh con và trở thành mẹ, mấy "con nhỏ Việt Nam" mới được đối xử như một con người thật sự chứ chẳng còn bị xem như là một món hàng được mua đứt về bằng tiền. Dì Lan sau này cũng bởi vì không sinh được em bé nên lại bị bán đi mất. Trước khi mẹ mang bầu anh tôi, bố và họ hàng cũng từng có ý định bán bà đi chỗ khác. "Lâu vậy mà vẫn chưa có thai, mẹ còn tưởng là tịt luôn rồi chứ".

Sau khi chứng kiến chuyện của dì Lan, điều duy nhất mà mẹ năm 19 tuổi có thể làm chính là - đợi thêm chút nữa. Lần đợi này, chính là đợi anh trai và tôi ra đời.

3.
Tháng 5 năm 1994, anh trai tôi ra đời. Bên cạnh không có bác sĩ cũng chẳng có hộ lý, chỉ có một bà đỡ và một cây kéo dưới bóng đèn vàng lập lờ. Ba ngày sau khi sinh, mẹ đã ra giếng múc nước giặt quần áo. Bởi vì bà nội bảo, không thể đụng vào đồ của đàn bà sau sinh.

Hai năm sau, vẫn là cây kéo ấy cắt đứt cuống rốn của tôi. Trước khi tôi ra đời vốn dĩ còn có thêm một người anh nữa, nhưng vì lúc mang thai mẹ còn đi cuốc đất nên sinh non rồi mất.
Mẹ bảo, lúc tôi ra đời nhà bị cúp điện, bố lại chẳng có ở nhà. Đến khi về, nghe người ta báo là con gái, ông lại càng không vui. Bà nội không cho bố vào phòng có trẻ mới sinh nên lúc mẹ nhờ bố đốt thêm đèn, ông chỉ đứng ở ngoài cửa giơ tay ra rồi bảo, "Ra mà lấy đi".

Sinh chúng tôi xong cũng chẳng đồng nghĩa với việc mẹ sẽ được đối xử bình đẳng hơn xưa.
Có lần, bác gái nhà hàng xóm rảnh rỗi sang nhà tôi chơi, đương lúc nói chuyện bỗng dưng quay sang hỏi tôi rằng, "Mẹ cháu là người Việt Nam đấy. Cháu có cảm thấy xấu hổ không?".

Tôi sững người kinh ngạc, mẹ tôi đang đứng một góc cũng bất giác thẳng lưng lên nhìn sang. Tôi quên mất lúc ấy mình đã trả lời bác gái thế nào. Chỉ biết sau này, mẹ vẫn hay hỏi tôi câu đấy. Tôi biết, những lời ấy tựa như tảng đá đặt nặng trong lòng bà.

Với tôi mà nói, mẹ cũng giống như bao bà mẹ khác trên đời. Mỗi sáng mẹ đều tết bím tóc xinh xinh cho tôi. Không có tiền mua đồ chơi cho chúng tôi, mẹ lại dùng nan tre đan thành hình người nho nhỏ để tôi chơi trò "gia đình". Mùa hè mẹ sẽ mang chiếu cói trải ra sân nằm, nhìn tôi và anh trai đuổi bắt đom đóm cho đến tận khuya. Dĩ nhiên lúc tôi và anh phá phách vẫn sẽ bị mẹ la rầy.

Chỉ những lúc họ hàng gọi mẹ là “con nhỏ Việt Nam” đấy, tôi mới chợt nhớ ra, mẹ mình vốn là một “người Việt Nam được mua về”.

Hồi bé, tôi thường nghe trong xóm đồn rằng có mấy dì người Việt Nam đã "đi" rồi. Các dì ấy lén trốn về Việt Nam và chẳng bao giờ quay lại. Thế nên mỗi lần nghe rằng, có mẹ của đứa bé nhà nào “không quay lại nữa”, phản ứng đầu tiên của tôi chính là "tuyệt đối không được cho mẹ đi".
Năm tôi lên 6, mẹ quyết định trở về thăm ông ngoại. Ngày mẹ đi, tôi vừa khóc vừa đuổi theo chiếc xe gắn máy, đòi đi cùng mẹ cho bằng được. Dĩ nhiên, cuối cùng vẫn chẳng thể đuổi kịp.

Khoảng thời gian vắng mẹ khi ấy, lúc nào cũng có họ hàng trong nhà trêu tôi rằng, "Úi chà, chắc mẹ con đi luôn rồi đúng không?". Mỗi lần nghe thế, tôi sợ đến nỗi ngủ chẳng yên giấc.
Nửa tháng sau, mẹ trở về. Mẹ bảo, ông bà ngoại đều phản đối việc mẹ quay trở lại Trung Quốc nhưng bà không đành lòng bỏ lại tôi và anh trai nên cố thuyết phục họ để về đây. Từ đó về sau, dẫu cho có người vẫn gọi tôi là "con bé Việt Nam của A Mai" nhưng tôi luôn thấy lòng đầy những ấm áp và biết ơn bởi mẹ đã không bỏ rơi tôi.

Điều khiến tôi cảm động hơn nữa là sau lần trở lại ấy, mẹ đã hạ quyết tâm, bảo rằng dù thế nào cũng sẽ cố gắng để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho cả hai anh em tôi.

Tôi và anh trai nghe nửa hiểu nửa không, chỉ biết là một năm sau đó, nhà chúng tôi đã dời lên thị trấn. Mẹ nhận thầu mấy mảnh đất ở xóm, khai hoang trồng mấy cây quýt rừng. Sau khi thu hoạch, bố tôi vốn định đốn phá luôn ngôi nhà gạch trong xóm để xây lại nhưng mẹ tôi nhất định không chịu. Bởi vì tôi và anh trai mỗi ngày phải đi bộ hơn 1 tiếng đồng hồ mới đến trường, mẹ mong rằng cả nhà được dọn lên thị trấn là để hai đứa chúng tôi chỉ mất 5 phút để đi học mỗi ngày.

Bố tôi không chịu, hai bên bất đồng, riêng mẹ tôi vẫn khăng khăng làm theo ý mình. Bà đi lên thị trấn hỏi dò, tìm được một căn nhà ngói cũ, trên người vỏn vẹn có hơn 2 vạn tệ, vay tới vay lui xêm xêm được hơn 3 vạn, ép bố tôi phải ký tên. Đến ông cụ bán nhà còn phải bảo bố tôi: "Vợ cậu cừ phết!"

Sau khi chuyển nhà, mẹ xin được việc tại một xưởng làm pháo gần nhà, dùng giấy đỏ cuộn pháo. Mỗi buổi sáng 6 giờ mẹ đã thức dậy chuẩn bị đồ ăn cho tôi và anh trai, sau đó khuấy keo dán cuộn pháo lại. Mỗi tháng cao lắm thì kiếm được 400 tệ. Đến giờ tôi vẫn không thể tưởng tượng nổi, với 400 tệ mẹ làm thế nào mà có thể nuôi cả một nhà tới 5 miệng ăn.

Tôi vẫn còn nhớ, khi còn bé mỗi lần đôi xăng đan của tôi bị hỏng. Lúc làm cơm tối, mẹ sẽ dùng kìm gắp than nung chảy một góc giày còn lại, để cho nhựa chảy vào nối mấy vết nứt trên giày rồi đem cho tôi xỏ vào tiếp. Mỗi lần như thế, mẹ đều bảo: "Con đi đỡ nhé, chừng nào không đi được nữa thì mẹ mua cho con đôi mới".

Mỗi lần thấy con nhà ai ăn bận chỉn chu đẹp đẽ, mẹ sẽ kéo tôi lại xem cùng rồi thỏ thẻ: "Lúc bé, con mà được ăn mặc như thế thì còn xinh hơn người ta nhiều luôn."

4.
Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, bố mẹ tuy không sâu nặng nghĩa tình, nhưng ít ra cũng xem trọng lẫn nhau. Mẹ không bao giờ cãi nhau với bố trước mặt bọn tôi. Dù giận bố đến mức nào, bà vẫn không quên dặn tôi và anh trai chuẩn bị trà ngon cho ông. Bố tôi thích ăn món gì, mẹ nhớ rõ từng li từng tí. Lúc ăn cơm, mẹ lúc nào cũng đẩy phần đồ ăn ngon đến trước mặt bố. Bố tôi không thích mẹ ăn mặc lòe loẹt, mẹ cũng chẳng bao giờ làm trái ý.

Phận làm dâu, mẹ đối xử với bà nội hết lòng hết dạ. Dù cho năm đó khi ở cữ, bà nội đối xử tệ bạc với mẹ, chỉ nấu canh trứng gà cho mẹ ăn suốt một tuần liền. Nhưng ngay cả khi bác trai bác gái quanh năm vắng nhà, chưa bao giờ làm tròn nghĩa vụ phụng dưỡng bà nội, mẹ cũng chẳng bao giờ tính toán được hơn với họ, vẫn mải miết chăm lo bà nội hàng ngày.

Sau khi quyết định dọn lên thị trấn, bà nội đã từng lo lắng rằng mẹ tôi sẽ để bà ở lại xóm một mình. Mãi cho đến hôm trước khi chuyển nhà, mẹ hỏi bà: "Nhà mình sắp chuyển đi rồi đấy, mẹ sắp xếp đồ xong chưa?", bà nội lập tức vui như được mùa. Loay hoay bận bịu cả buổi, bà nội phát hiện cái thùng gỗ mình nâng như trứng hứng như hoa không chứa nổi đống chăn mền, hỏi mẹ tôi có thể tìm dây thừng gói ghém lại rồi bỏ lên xe được không. Mẹ tôi mới bảo: "Con mua cho mẹ cái mới, mẹ còn luyến tiếc làm gì."
Chuyển sang nhà mới được một năm thì bà nội ra đi. Rất nhẹ nhàng, không đau ốm bệnh tật cũng chẳng có gì báo trước. Đêm trước hôm rời đi, bà còn cùng chúng tôi ăn chè do mẹ nấu. Cây gậy chống mẹ tôi mua cho bà vẫn được đặt ngay ngắn ở đầu giường.

Mọi chuyện trong nhà lúc ấy phần lớn là mẹ quán xuyến, họ hàng bạn bè ai cũng khen mẹ tháo vát. Từ một cô vợ Việt Nam được mua về, nay lại trở thành trụ cột trong nhà chúng tôi.
Khoảng những năm 2000, mẹ vay người ta 4000 tệ giúp chú tôi bấy giờ hẵng còn cô đơn lẻ bóng cưới được thím cũng là một cô gái đến từ Việt Nam.

Thím là nhóm cô dâu Việt Nam đời thứ hai trong xóm. Lúc bố mua mẹ tôi về, phong trào cô dâu Việt Nam trong xóm đang ở thời kì cao điểm. Đến khi các cô dâu này ổn định và có thể về quê hương thăm người thân, mấy gã ế chỏng chơ khôn khéo trong vùng ngay lập tức tìm họ làm “bà mối”, chi tiền để được họ “giới thiệu đối tượng” cho. Và thế là nhóm cô dâu Việt Nam “đời thứ hai” lại bị dẫn dắt đến đây.

Thím vốn không chồng có chửa hồi còn ở Việt Nam, sinh được một đứa con trai. Đúng lúc ấy một cô dâu Việt Nam đời đầu về quê thăm người nhà, thím "len lén trốn đi theo, tiện thể kiếm việc làm". Thím chẳng ngờ mình lại bị bán đi, lúc đầu chống đối không chịu. Đến khi gặp được chú tôi, thấy chú trông cũng gọi là đẹp trai, lại có bà chị dâu “đồng hương” là mẹ tôi nên đồng ý luôn.

Mẹ tôi tốn không biết bao nhiêu công sức vì đám cưới của hai chú thím. Mở tiệc, đãi khách, làm lễ bái lạy, bước qua chậu than, tất cả nghi thức đều đầy đủ không thiếu thứ gì. Sau khi cưới thím về, mẹ lại đi thầu đất trồng trúc rừng, nhờ vào việc bán trúc mà từ từ trả hết số nợ mua thím về khi ấy. Một năm sau, thím sinh em Kiệt, mẹ tôi lo thím buổi tối ngủ không ngon giấc nên bồng em Kiệt qua nhà chăm sóc.

Mẹ có ba cô em họ hàng xa, vì lí do cá nhân nên không thể lấy chồng ở Việt Nam. Thế là mẹ đón các dì ấy sang đây, “tìm đối tượng” cho họ. Cuối cùng ba người em họ đấy người thì được gả lên thành phố, người thì gả qua xóm bên cạnh, người lại gả cho anh họ của bố tôi. Nói đi nói lại thì mẹ cũng chẳng phải kẻ buôn người, nên tuy trở thành bà mối kiếm được chút đỉnh tiền, mẹ vẫn hết lòng hết dạ lo toan đám cưới cho các dì. Sau này họ sinh con, mẹ vẫn thường xuyên ghé thăm.

Năm tôi 9 tuổi, ông ngoại đến chơi. Ông ngoại là một cụ ông đẹp lão với những nếp nhăn nơi khóe mắt, bận sơ mi trắng, đội chiếc mũ nồi. Ở cùng chúng tôi được vài ngày, trước khi chia tay, ông dặn mẹ: "Ráng nuôi bọn trẻ lớn khôn".
Sau này mỗi khi ngồi tán dóc cùng mẹ, tôi vẫn hay đùa, bảo nếu lúc trước mẹ về Việt Nam bắt đầu lại một cuộc sống mới, có lẽ sẽ tốt đẹp hơn bây giờ nhiều. Ấy thế nhưng mẹ tôi lại nghiêm túc đáp lại rằng, "Đi đâu thì đi, mẹ cũng mãi mãi không đành lòng bỏ rơi hai con được".

Trong suốt một khoảng thời gian dài, tôi vẫn tin rằng "không đành lòng bỏ rơi" của mẹ chẳng những chỉ tôi và anh trai, mà còn bao gồm cả bố nữa.

Mãi cho đến 2012, khi tôi học lớp 9. Mẹ dứt khoát bỏ nhà đi, tôi mới biết, mẹ chỉ thật sự không thể bỏ rơi hai đứa tôi mà thôi.
(Còn tiếp)
Thực ra cũng chả trách họ được. Cụ nào tùng sống ở thôn quê thấy tâm lý mấy bà hàng xóm, mẹ ck...rất giống văn hóa Việt Nam mà thôi. Âu cũng là ko đc học hành thành ra như vậy. Mà cũng chẳng khựa nào lừa , ngta có nhu cầu lấy vk tìm mấy ng VN về lừa k à? Dân khựa cũng lành tính bỏ mẹ lên đc.
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
4,245
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
mục đích lừa phụ nữ Việt sang TQ để làm máy đẻ và phối giống cho chúng nó. Giờ tội buôn người ko cần ngồi tù nhiều, cứ thiến với xẻo tí ti là đâu vào đấy ngay.
 

TNTuan

Xe điện
Biển số
OF-46460
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
2,569
Động cơ
483,770 Mã lực
Xem chuyện này lại nhớ thời gian làm bên xklđ . Cũng thấy có cô dâu Việt lấy ck bên Đài hay Hàn mai mối chứ không phải bị lừa bán kiểu như này
Thật lòng thấy xót xa . Nhưng bản thân họ thì không. Họ chấp nhận đánh đổi vì cs bên đấy tốt hơn và phần nào biết trc hoàn cảnh gd bên đó
 

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,397
Động cơ
540,324 Mã lực
Rất cảm động. Năm kia có chị giúp việc theo giờ cho nhà em làm độ nửa năm. Cũng kể có chồng con bên đó, về bên này cũng không làm được giấy tờ vì đi lâu quá. Chờ lâu không được lại đi sang kia với con và là người không giấy tờ cả hai đầu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top