Maybayfun - Nơi trao đổi tất tần tật các vấn đề liên quan đến máy bay

tranthihao

Xe tải
Biển số
OF-19881
Ngày cấp bằng
13/8/08
Số km
483
Động cơ
505,712 Mã lực
Có cái này em thắc mắc từ rất lâu mà chưa hiểu dư lào, cụ nào biết chỉ cho e phát.
Các máy bay bay tuyến trong nước hay quốc tế có quy định độ cao khi bay hay không hay tùy pilot ạ? Ví dụ tuyến HN-SG hay SG-HN nếu quy định bắt buộc độ cao thì khi 2 máy bay gặp nhau ngược chiều hoặc vượt nhau thì tránh nhau kiểu gì ạ? Do điều hành bay chỉ đạo hay do phi công phải oánh võng để tránh nhau ạ?(b)
 

chevy

Xe buýt
Biển số
OF-285
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
566
Động cơ
586,050 Mã lực
Nơi ở
ở VVGL, làm VVNB, chơi VVOF, VNFS
Website
www.facebook.com
Các máy bay bay tuyến trong nước hay quốc tế có quy định độ cao khi bay hay không hay tùy pilot ạ? Ví dụ tuyến HN-SG hay SG-HN nếu quy định bắt buộc độ cao thì khi 2 máy bay gặp nhau ngược chiều hoặc vượt nhau thì tránh nhau kiểu gì ạ? Do điều hành bay chỉ đạo hay do phi công phải oánh võng để tránh nhau ạ?(b)
Có quy định mực bay cụ ah và bên điều hành phải có nhiệm vụ giãn khoảng cách 2 hay nhiều MB. Trường hợp khẩn cấp thì tùy cơ ứng biến (e đoán mò) :P

Nếu e nhớ k nhầm thì là:
- HN-SG mang số hiệu lẻ (VD: VN213, VN791...) thì mực bay chẵn 28.000 feet, 30.000 feet...
- và ngược lại, SG-HN số chẵn thì mực bay lẻ: 29.000 feet, 31.000 feet... hay sao ý.
Cụ nào vào check lại giùm e cái nhé. :)

Còn về tốc độ thì dưới 10.000ft các loại MB (e k biết quân sự thì sao), nhưng MB dân dụng chỉ được phép bay <= 250 dặm/h. Nếu vượt quá là bị warning giống ô tô luôn ah! :)
 
Chỉnh sửa cuối:

moitoelaixe

Xe buýt
Biển số
OF-40667
Ngày cấp bằng
15/7/09
Số km
995
Động cơ
477,400 Mã lực
Có quy định mực bay cụ ah và bên điều hành phải có nhiệm vụ giãn khoảng cách 2 hay nhiều MB. Trường hợp khẩn cấp thì tùy cơ ứng biến (e đoán mò) :P

Nếu e nhớ k nhầm thì là:
- HN-SG mang số hiệu lẻ (VD: VN213, VN791...) thì mực bay chẵn 28.000 feet, 30.000 feet...
- và ngược lại, SG-HN số chẵn thì mực bay lẻ: 29.000 feet, 31.000 feet... hay sao ý.

Cụ nào vào check lại giùm e cái nhé. :)
Không có đoạn tùy cơ ứng biến đâu vì MB chạy ngược chiều nhau thì ko kịp quan sát để oánh võng như 4b của các cụ, hơn nữa oánh võng MB nó cũng đâu có nhanh như các cụ oánh võng 4b. Bởi vậy điều hành mà ngủ gật nhầm cái này thì ... bùm thôi :77:
 

chevy

Xe buýt
Biển số
OF-285
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
566
Động cơ
586,050 Mã lực
Nơi ở
ở VVGL, làm VVNB, chơi VVOF, VNFS
Website
www.facebook.com
Không có đoạn tùy cơ ứng biến đâu vì MB chạy ngược chiều nhau thì ko kịp quan sát để oánh võng như 4b của các cụ, hơn nữa oánh võng MB nó cũng đâu có nhanh như các cụ oánh võng 4b. Bởi vậy điều hành mà ngủ gật nhầm cái này thì ... bùm thôi :77:
Thì đoạn đó e đoán mò mà :21:, cứ áng chừng kiểu đi ô tô, xe máy mà ra thôi. :))
Nói vậy chứ để mà 2 MB đâm nhau trên trời cũng khó lắm cụ ah (nhưng k phải là k có nhé :P). Lý do vì:

- Độ cao và khoảng cách, kể cả tốc độ thì do điều hành (chỉ huy) bay giãn cách rồi.
- Hơn nữa, MB có hệ thống cảnh báo va chạm gọi là TCAS, nó có thể cảnh báo từ khoảng cách xa, thường là 10-20 dặm (có loại còn hơn nữa).
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,974 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
cho em hỏi với.
Xem phim thấy máy bay chiến đấu thì phi công hay phải đeo mặt nạ và nồi cơm điện thế máy bay dân dụng sao phi công ko phải dùng ợ? Mà do là phim nên kính chắn của nồi cơm điện thường là màu đen hay là phải như thế ợ? Vì sao ợ?

Không cụ ạ, vì tốc độ và thiết kế khác nhau, bên dân dụng thì em khẳng định là chỉ dùng ...tai nghe, thậm chí để còn buôn chuyện thì chỉ nghe 1 bên hoặc đeo lên để nói, còn nghe bằng loa của buòng lái ạ. Khi ngồi buồng lái thì đương nhiên có mặt nạ dưỡng khí, nhưng bản thân em cũng như những người em biết hiếm khi dùng lắm ạ. Còn bên quân sự, nhất là em xem máy bay Mỹ thì đều thấy cắm luôn cả quả ống dưỡng khí to tướng vào mặt trước khi cất cánh. Theo em vì tốc độ của quân sự lớn hơn và thay đổi độ cao nhanh hơn nên bắt buộc phải sử dụng, nếu không sẽ mất dưỡng khí, thiếu ô xy mà ngất ngay.


Em ngứa ngáy hỏi tí

1. Thường những chuyến bay dài tầm 10 tiếng trở lên thì trên tàu bay nó có chuẩn bị cả đồ ăn cho lượt về không hay là sang bên kia rồi mua của nhà cung cấp dịch vụ nào đó đặt trước. Sở dĩ em hỏi thế vì tính ra mấy trăm suất ăn suất uống nhân với hai chiều cũng tốn diện tích và nặng nề phết, chưa kể sang đó vài ngày rồi mới bay về chứ ko về ngay.

Tùy từng hãng hàng không, hiện em biết ở Nội bài thì những hãng như Japan Airlines, Malaysian Airlines, ThaiAirways, Korean Air, Asiana và một số hãng nữa đều tự mang theo thức ăn, nước các loại trên chuyến bay đến HN để sự dụng cho chiều ngược lại. Dĩ nhiên, tải thương mại bị giảm, nhưng cũng tùy, vì giá mua suất ăn độc quyền cũng chưa chắc đã rẻ, mà chất lượng thì có vẻ họ tin họ hơn
.

2. Khi đưa suất ăn ra thấy trên khay có một nửa là đồ nóng, và một nửa là đồ lạnh. Các khay này được đặt trong một cái xe đẩy khá gọn. Vậy trước khi mang ra cho hành khách thì các em tiếp viên phải nhặt từ tủ làm nóng và tủ cấp đông ra rồi nhét vào xe à ?
Trên máy bay đều có hệ thống làm nóng thức ăn cũng như các lò vi sóng, ấm đun nước nóng nên đúng là họ phải thế. Thông thường toàn bộ thức đều là thức ăn nguội được giữ trong những khay như cụ nói và được ướp đá khô, trước mỗi chuyến bay đều có thời gian chuẩn bị của tiếp viên, đây chính là thời điểm họ chuyển thức ăn vào lò ạ.

3. Các đồ nhựa trong suất ăn của VN airline có được tái sử dụng lại hay không ?


Tò mò hỏi vài câu để xem cách các nhà cung cấp dịch vụ hàng không họ làm dư lào mà mọi thứ khá ổn, mong các cụ chỉ bảo

Thank các cụ nhiều

Cái này cũng tùy từng hãng ạ, có hãng tận dụng lại 1 số thứ, có hãng bỏ hết, nhưng ít hãng bỏ hết. Những thứ được tận dụng thường là đồ thủy tinh, sứ và inox như cốc, dao dĩa...vv. một số hãng còn tái sử dụng cả khăn lạnh (với loại dầy, đẹp )


Cấu tạo toilet trên máy bay thế nào ạ
Có 1 ngăn đựng toàn bô những gì thuộc về toilet thải ra ở bên dưới bụng máy bay, khi máy bay dừng lại để trả và lấy khách thì lại được bên vệ sinh thuộc bộ phận mặt đất hút ra, rủa sạch lại ạ.

Xăng thừa khi máy bay bay xong đổ hết đi hay tái sử dụng
Xăng cũng như 4B, làm sao mà dùng hết được, vì luôn có xăng dự trữ, đồng hồ báo còn lại bao nhiêu thìngười phụ trách dựa vào đó bơm thêm cho đủ số lượng mà kế hoạch bay và phi công yêu cầu. Bỏ đi thì tèo luôn, với những chuyến bay thời tiết xấu, có khi lượng xăng thừa còn nhiều hơn cả lượng xăng dầu dùng cho cả chuyến hành trình ấy chứ ạ


Có kụ nào có hình ảnh hay sơ đồ hay bất cứ thứ gì liên quan đến Máy bay của Hai lúa VN úp lên cho AE OF thưởng lãm nhé
Em rất tò mò mà ít thông tin quá
Cụ gặp em Gúc thị Gồ rồi vẽ vào mẹt em ấy chữa VAM1 hay VAM cũng được là thấy ngay ợ. Trông buồn cười lắm, nhưng rất đáng khích lệ, không hiểu lý do gì mà không cho phát triển:77:
 

Especen

Xe container
Biển số
OF-11442
Ngày cấp bằng
5/11/07
Số km
6,050
Động cơ
589,413 Mã lực
Nơi ở
28 Thọ Xương
Website
www.especen.vn
Xăng cũng như 4B, làm sao mà dùng hết được, vì luôn có xăng dự trữ, đồng hồ báo còn lại bao nhiêu thìngười phụ trách dựa vào đó bơm thêm cho đủ số lượng mà kế hoạch bay và phi công yêu cầu. Bỏ đi thì tèo luôn, với những chuyến bay thời tiết xấu, có khi lượng xăng thừa còn nhiều hơn cả lượng xăng dầu dùng cho cả chuyến hành trình ấy chứ ạ
Em hỏi tiếp cái đoạn xăng cộ với. Thế nếu xăng thừa ra thì có phải làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu xăng thừa ko ạ?
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,974 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Theo e được biết thì chiếc nào cũng như nhau cả, chỉ khi đi thì mới lắp thêm hoặc tháo bớt ghế ra thôi nên cũng k có gì đặc biệt cả. Cho nên cứ cái nào to là chọn thôi ah :P

Thậm chí không cần tháo lắp ghế đâu cụ ạ, theo quy định của Cục HKVN thì việc xác định tính chất chuyến bay là chuyên cơ cũng tùy loại. Theo quy định này thì về cơ bản, Việt nam mình chỉ có 4 vị trí được sử dụng quy chế phục vụ chuyên cơ. 4 vị trí ấy là ai thì chắc em chẳng cần phải nói ra kẻo phạm húy ạ, nhưng cứ các cụ ấy lên cái máy bay nào thì chuyến bay đó được phục vụ theo tiêu chuẩn chuyên cơ A. Tuy nhiên, tùy từng chuyến và tầm quan trọng của công tác, có 1 số vị trí thấp hơn cũng được phục vụ theo quy chế này nếu Cục HKVN yêu cầu. Chuyên cơ không nhất thiết là cả máy bay đâu ạ, chắc khối cụ đã từng được đi Sài Gòn cùng 1 trong 4 VIP trên, khi đó dù là chuyến chuyên cơ nhưng dân bọn em có từ riêng gọi là chuyên khoang thôi ạ. Vì các VIP chỉ sự dụng khoang trên phía gần buồng lái, còn bên dưới khách thường vẫn đi ầm ầm ạ.

Có cái này em thắc mắc từ rất lâu mà chưa hiểu dư lào, cụ nào biết chỉ cho e phát.
Các máy bay bay tuyến trong nước hay quốc tế có quy định độ cao khi bay hay không hay tùy pilot ạ? Ví dụ tuyến HN-SG hay SG-HN nếu quy định bắt buộc độ cao thì khi 2 máy bay gặp nhau ngược chiều hoặc vượt nhau thì tránh nhau kiểu gì ạ? Do điều hành bay chỉ đạo hay do phi công phải oánh võng để tránh nhau ạ?(b)
Không chỉ trong nước mà cả quốc tế hay bất khì vùng trời nào. Theo quy định thì máy bay bay theo hướng từ 0 đến 179 độ sẽ phải bay bằng mực bay lẻ, còn từ hường 180 độ đến 360 độ sẽ bay theo mực bay chẵn. Tùy từng vùng trời có nhiều thiết bị hoặc hệ thống giám sát của cơ quan quản lý không lưu, quy định khoảng cách tối thiểu theo chiều thẳng đứng(vertical seperation) sẽ khác nhau ạ. Thông thường là 1000ft (khoảng 330m) đối với vùng trời có hệ thống tốt và 2000ft (khoảng 660m) đối với các vùng trời có ít hệ thống hỡ trợ giám sát.

Khi 2 máy bay nếu bay gần nhau quá, chưa cần đến xxx trên trời thì bản thân các máy bay chở khách hiện nay cũng có hệ thống cảnh báo chống va chạm (Traffic Collision Avoidance System-TCAS), cái này bây giờ hầu như quốc gia nào cũng yêu cầu bắt buộc phải có nếu muốn bay đến nước họ, Việt nam cũng vậy. Để nó va vào nhau trên trời quả là không dễ đâu ạ, các cụ yên tâm đê.

Có quy định mực bay cụ ah và bên điều hành phải có nhiệm vụ giãn khoảng cách 2 hay nhiều MB. Trường hợp khẩn cấp thì tùy cơ ứng biến (e đoán mò) :P

Nếu e nhớ k nhầm thì là:
- HN-SG mang số hiệu lẻ (VD: VN213, VN791...) thì mực bay chẵn 28.000 feet, 30.000 feet...
- và ngược lại, SG-HN số chẵn thì mực bay lẻ: 29.000 feet, 31.000 feet... hay sao ý.
Cụ nào vào check lại giùm e cái nhé. :)

Còn về tốc độ thì dưới 10.000ft các loại MB (e k biết quân sự thì sao), nhưng MB dân dụng chỉ được phép bay <= 250 dặm/h. Nếu vượt quá là bị warning giống ô tô luôn ah! :)

Theo em thì cụ nói đúng gần hếtJ. Có VN791 thì đi từ Hồng kông về HN. Tốc độ khi hoạt động dưới 10000ft là do các cụ phi công đã vào vùng gọi là tiếp cận để chuẩn bị hạ cánh rồi. Mà vùng này thì tuyệt đối phải tuân thủ các quy định về phương thức cất hạ cánh, về độ cao của phân vùng tiếp cận và đặc biệt phải tuyệt đối tuân thủ huấn lệnh của lão Máy và đồng nghiệp vì đât chính là địa bàn của các cụ ấy ạ.:))


Không có đoạn tùy cơ ứng biến đâu vì MB chạy ngược chiều nhau thì ko kịp quan sát để oánh võng như 4b của các cụ, hơn nữa oánh võng MB nó cũng đâu có nhanh như các cụ oánh võng 4b. Bởi vậy điều hành mà ngủ gật nhầm cái này thì ... bùm thôi :77:


Không vấn đề gì, KSVKL ngủ gật nhiều lắmJ), cụ Mãy vào cãi đê:):77:
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,974 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Em hỏi tiếp cái đoạn xăng cộ với. Thế nếu xăng thừa ra thì có phải làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu xăng thừa ko ạ?
Không cụ ạ, vì nó có nhập nhiếc gì đâu, vẫn ở trong máy bay mà, chỉ tính toán nạp thêm cho đủ và trả tiền chỗ mua thêm thôi ạ. Thậm chỉ còn bao nhiêu ngoài tên thợ máy hoặc người phụ trách chuyến bay hay tên phi công ra thì ...đố ai biết:))
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,974 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Cái này còn tùy thuộc vào trọng tải mỗi chuyến và chính sách kinh tế (Cost Index) của từng cty bác ah.

Nói chung A320 mất tầm 45-55kg/1 phút bay. Như vậy HN-SG là 105' x 45-55kg = 4.5-5.5 tấn :)
Hình như gặp đúng tổ lái đây rồi:):6::^).

Có cụ Mod nào qua đây xin gộp giùm 2 thớt về máy bay này vào làm 1 và chuyển giúp luôn chúng em vào trong Box "thông tin hữu ích" (nếu thấy được) với ạ:77:
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,974 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Cụ chắc đã từng chơi thả diều phải k ah?! :)

Thông thường cất và hạ cánh đều cần ngược gió cụ ah. Em không nói là tất cả nhé, vì k phải lúc nào cũng ngược gió được. Khi cất cánh ngược gió để tạo thêm lực nâng còn khi hạ cánh nếu xuôi gió thì sẽ bị đẩy đi xa, đường băng sẽ ngắn lại. :). Mà cụ forker 70 là pilot ah?!


Em không nghĩ vậy, vì nếu Pilot mà hỏi câu đấy thì...:mad::77:

Iêm thì nghĩ cất hạ cánh thì ngược được là tốt nhưng không bắt buộc vì ... cái đường băng nó có hướng cố định rồi và chiều cất hạ cánh trên đường băng cũng đã qui định rõ nốt, cất 1 đằng, hạ 1 đằng.

Iêm kiến thức kỹ thuật HK mù mờ nhưng nếu có maybayfun các cụ cho iêm 1 chân hóng hớt nhé.
Tùy tốc độ gió và quy định của nhà chức trách, nhưng họ đều có quy định nếu là gió đuôi mạnh ở một mức nào đấy thì bắt buộc phải đổi đầu đường băng và cất hạ cánh ở đầu có gió ngược. Còn thì nếu phi công nhất định hạ cánh với gió đuôi thì KSVKL vẫn khuyến cáo và cung cấp chính xác tốc độ gió thực tế tại đường băng, phi công là ngừoi cuối cùng chịu trách nhiệm về an toàn của chuyến bay và hành khách. Nhưng nhiều năm qua em mới thấy duy nhất có 1 lần có phi công "cãi" KSVKL và may mắn hạ cánh an toàn:77:

Thế nếu đang hạ ngược gió nó lại đổi chiều thì có kịp phanh không cụ? Em hỏi thật đấy!
Trung bình khi xây dựng 1 đường băng, người ta cần khoảng 10 năm để theo dõi mỗi hướng gió và địa chất trước khi quyết định xây nó cụ ạ. Tuy nhiên, nếu có xảy ra chuyện đó thì phi công sẽ thấy ngay vì máy bay có hệ thống đo gió riêng và biết được gió thực, khi thấy có hiện tượng như vậy, nếu là gió mạnh, em tin phi công sẽ thực hiện quy trinh tiếp cận hụt và bay lên để xin hạ cánh lại ạ.

Cụ ơi em tò mò về cấu tạo cửa sổ máy bay ạ. Có khi nào nó vỡ không? Loại kính gì và liên kết vào thân máy bay ra sao để chịu áp lực lớn thế?
Theo em nhớ, nhưng không chắc thì cửa sổ máy bay phản lực dân dụng như Boeing, Airbus thông thường có 2 lớp nhựa và một lớp kính. Cửa sổ hay vỏ máy bay loại này thực ra chịu lực không tốt lắm đâu ạ, nhưng nó chịu áp suất không khí thì tốt.
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,974 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Em bổ sung và chính sửa theo ý em với cụ Pín phát:).

em lại múa rìu 1 cái
các bác thấy sai thì chỉ bảo nhẹ nhàng hộ em nhá
1/ khi đi vào vùng thời tiết xấu thường hay bị hụt 1 nhát thì những phát đó đúng là rơi thật
nhưng thường đó là vùng không khí loãng không rộng lắm không khí không đủ để nâng cánh máy bay nên nó rơi như 1 cái lá . tuy nhiên bác yên tâm rằng vùng đó thường không quá rộng và máy bay theo quán tính thì vẫn rơi theo hướng bay nên khi bác cảm nhận xong thfi đã lấy lại đc thăng bằng rồi
chuyện này rất bình thường như cân đường hộp sữa bác không nên sợ . kể cả vùng không khí loãng rộng thì phi công cũng có nhiều thủ thuật để vượt qua vùng này ( không phải tự dưng mà cứ phải bay trên tận 10km đâu )

Đúng là bình thường như cân đường hộp sữa:)), bên thớt maybayfun em cũng đã nói về tính trạng hay gọi là Clear Air Turbulence này rồi ạ. Nhưng thực ra độ cao của máy bay không hề giảm, vì khi bay trên cao (Thông thường là từ trên 2500feet) máy bay sử dụng hệ thống đo độ cao bằng áp suất không khí nên khi vào vùng không khí loãng, máy bay có vẻ như bị sụt ầm ầm. Ngoài ra, việc bị hụt như vậy có thể còn do gió, nếu do gió thì việc tăng giảm độ cao là có ạ.


2/ để mở đuọc của emeRgency thì cũng phải mất khá nhiều động tác chưa kể hệ thống khóa áp suất của cửa sẽ ngăn lại chứ cũng không làm phát ăn ngay đc đâu
Thực ra thì chỉ cần 2 động tác thôi cụ ạ, dễ lắm, và nhiều người đã thử rồi:77:. Em nhớ không lầm thì cái tầu bay A310 biển số S7-RGP ngày xưa của Pacific Airlines có lần đã bị em tiếp viên thử phát vào khoảng năm 2001 thì phải:(.

3/ về tốc độ của A380 thì nó to nên việc bay quá nhanh cũng sẽ gây nguy hiểm và cũng tốn nhiên liệu . chính vì vậy nên nhà sản xuất không cho nó bay nhanh hơn mặc dù về cơ bản nó vẫn có thể đạt MACH1 dễ thôi

Không cụ ạ, thông thường máy bay dân dụng có kết cấu vỏ không được bay quá M1, và có thể bị vỡ khi vượt bức tường âm thanh nên không được phép bay quá tốc độ đấy cụ ạ.


Rất cảm ơn các bác và e thắc mắc tý:
1. Áp suất trong máy bay khi bay khoảng bao nhiêu ạ?

Luôn đươc 1 hệ thống điều áp lắp ở đuôi máy bay (như cái mâm ạ) điều chỉnh nên thông thường được duy trì ở mức khoảng 1000hpa, nhưng khi cất, hạ cánh thì tùy phi công cho máy bay leo hoặc hạ nhanh quá có thể chưa điều áp kịp dẫn tới hiện tượng ù tai, khô cổ:)


2. KHi tắt động cơ trên không như phần trên thì có bật lại trên không được không và làm thế nào để khởi động được động cơ mb?

Đôi khi phi công phải restart cái động cơ, ví dụ như sau khi chữa cháy thành công:) nên em cho rằng tắt bật được ạ.


3. Ý kiến riêng của các bác về Đường bay vàng?
Đây là sản phẩm tưởng tượng phi lôgic và không hiểu biết kỹ về những gì mình làm ạ.:77:
 

toiyeuI30cw

Xe tải
Biển số
OF-44377
Ngày cấp bằng
24/8/09
Số km
346
Động cơ
467,140 Mã lực
Không cụ ạ, vì nó có nhập nhiếc gì đâu, vẫn ở trong máy bay mà, chỉ tính toán nạp thêm cho đủ và trả tiền chỗ mua thêm thôi ạ. Thậm chỉ còn bao nhiêu ngoài tên thợ máy hoặc người phụ trách chuyến bay hay tên phi công ra thì ...đố ai biết:))
cụ nói thế em hiểu ngay
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,974 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
E mang chai nước còn khoảng 1/3 trên mb về nhà, nhiệt độ ở nhà hồi đó cúng khoảng 17,18 độ thì thấy vỏ chai bẹp lại còn khoảng 2/3, e dự là áp suất trên mb khoảng 0.7 P trên mặt đất.
Với lại không khí trên máy bay là do bình oxy mang theo phải ko ợ và lượng dầu dự trữ trên mỗi chuyến bay đủ bay được bao lâu?
Em dự là cụ để chai nước ấy trong hành lý ký gửi nên được xếp dưới hầm hàng, hầm hàng thì hệ thống điều áp khác và thiếu ô-xy trầm trọng ạ. Bất cứ vật sống gì được xếp hầm hàng mà không phải đúng vị trí dành riêng cũng như thông tin đến phi công để bật điều hòa thì sẽ khó mà sống nổi ạ.
 

toiyeuI30cw

Xe tải
Biển số
OF-44377
Ngày cấp bằng
24/8/09
Số km
346
Động cơ
467,140 Mã lực
Đường bay vàng: bác chimbaobao nói đúng, báo chí đọc biết nhưng đừng tin. Pv trình độ thế nào các bác hiểu cả, nhiều khi nói mà chả hiểu mình đang nói gì.
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,974 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net

Nhìn cái tay em tưởng Bác tài này đang ra hiệu , phía trước có bắn tốc độ
Em dự cái này là bay tập, người chụp chính là học viên:). Vì đường băng dân dụng thông thường có những đường lăn cắt ngang nhiều hơn ạ.:). Máy bay hình như là A320?:^)
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,974 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Đường bay vàng: bác chimbaobao nói đúng, báo chí đọc biết nhưng đừng tin. Pv trình độ thế nào các bác hiểu cả, nhiều khi nói mà chả hiểu mình đang nói gì.
Cái mà em ngạc nhiên và lấy làm buồn là với những ý tưởng phải nói là buồn cười như vậy nhưng Cục nhà ta lại phản biện chẳng rõ ràng gì, lại còn tổ chức cả 1 buổi hội thảo, họp báo để giải thích, quá tốn lém tiền của nhà nước (tiền thuế của chúng ta):77:
 

MrBond203

Xe buýt
Biển số
OF-31451
Ngày cấp bằng
16/3/09
Số km
559
Động cơ
485,330 Mã lực
Nơi ở
Cánh gà Nhà Hát lớn - Thành phố Hoa phượng đỏ
cháu xin lỗi các cụ nhưng cho cháu hỏi 1 câu cực ngu là lái máy bay và lái tàu thì cái nào khó hơn ạ.

Vì rằng khi cháu bảo với papa là cháu đi học lx ( tất nhiên là oto ) , phải ghép xe, thì pa cháu nói là phải chỉ huy cả cái tàu to đùng vào giữa 2 cái với khoảng cách cũng chẳng nhiều nhặn gì. Vì vậy cháu mới tò mò

Các cụ thông cho cháu tí nhé vì cháu cũng thích mb lắm, và rất ngưỡng mộ những ai là pilot or captain (l)(l)
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,974 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
cháu xin lỗi các cụ nhưng cho cháu hỏi 1 câu cực ngu là lái máy bay và lái tàu thì cái nào khó hơn ạ.

Vì rằng khi cháu bảo với papa là cháu đi học lx ( tất nhiên là oto ) , phải ghép xe, thì pa cháu nói là phải chỉ huy cả cái tàu to đùng vào giữa 2 cái với khoảng cách cũng chẳng nhiều nhặn gì. Vì vậy cháu mới tò mò

Các cụ thông cho cháu tí nhé vì cháu cũng thích mb lắm, và rất ngưỡng mộ những ai là pilot or captain (l)(l)
Nếu trong điều kiện bình thường thì lái máy bay em cho là dễ hơn nhiều. Nếu nói về thời gian học và các khóa kiểm tra định kỳ, các tình huống khẩn cấp và việc phải thực hiện quy trình, quy định thì em cho là phi công khổ, vất vả và nguy hiểm hơn nhiều ạ:)
 

MrBond203

Xe buýt
Biển số
OF-31451
Ngày cấp bằng
16/3/09
Số km
559
Động cơ
485,330 Mã lực
Nơi ở
Cánh gà Nhà Hát lớn - Thành phố Hoa phượng đỏ
Nếu trong điều kiện bình thường thì lái máy bay em cho là dễ hơn nhiều. Nếu nói về thời gian học và các khóa kiểm tra định kỳ, các tình huống khẩn cấp và việc phải thực hiện quy trình, quy định thì em cho là phi công khổ, vất vả và nguy hiểm hơn nhiều ạ:)
à ra là vậy. Thế cụ cho cháu biết thêm quy định tuyển phi công đc ko ạ. Chắc có nhiều lắm mà cháu chẳng biết đc bn ???
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top