[Funland] Mấy ông ở Tổng LĐLĐ tư duy thời 1.0

minhvmu

Xe buýt
Biển số
OF-453007
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
615
Động cơ
212,533 Mã lực
Cháu sẵn sàng trả lương cho nhân viên 500 củ một tháng nếu người đó đem lại cho cháu một tháng một củ to
Chuẩn cụ, có điều cụ là chủ tư nhân duy nhất thực sự, được tự quyết hoàn toàn đối với nguồn tiền của cụ. Nhưng nếu là công ty cổ phần, cụ là CEO hoặc kể cả chủ tịch hội đồng quản trị, cụ có thể thích lên là trả lương nhân viên giỏi theo ý muốn riêng của cụ không? Hay phải mang ra hội đồng quản trị biểu quyết?
 

Star Link

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740045
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
481
Động cơ
70,572 Mã lực
Mà đừng nói TĐTU không tốn ngân sách nn nhé.
Được cấp cả 25h đất riêng tại tp hcm; được tp trả 50 tỷ để giải toả; thêm 70 tỷ xây ký túc xá; hàng ngàn tỷ vay vốn lãi suất ưu đãi. Đó đều là tiền ngân sách chứ đâu. So với dân lập lẫn công lập tự chủ thì TĐTU nhận đầu tư từ ngân sách nhiều nhất đấy ạ!
 
Chỉnh sửa cuối:

BlackOrchid

Xe hơi
Biển số
OF-618844
Ngày cấp bằng
26/2/19
Số km
129
Động cơ
117,873 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em đọc được bài viết này, ko biết có đúng ko mời các cụ thẩm.

AI CẦN ĐƯỢC VINH DANH Ở ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG?

Hơn 6 năm trước, đi dự hội thảo về Biển Đông ở Đại học Tôn Đức Thắng, điều làm tôi nhớ về ngôi trường này đó là “Nếu đi học lại tôi sẽ chọn Tôn Đức Thắng”.

Không phải vì cơ ngơi khang trang của ngôi trường khi ấy, mà bởi rải rác trong sân trường là những cách ngôn về tự do, dân chủ, tri thức... Bởi tinh thần học tập nghiêm túc của sinh viên lẫn giảng viên. Và bởi một chi tiết nhỏ thôi, nhưng thể hiện suy nghĩ của người đứng đầu, ở sảnh của mỗi toà nhà lại có một cây piano để mọi người được ngồi vào chơi, dù trường không có khoa Âm nhạc.

Người ta phải bất ngờ trước sự phát triển của Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU). Hơn 1.000 bài viết xuất hiện trên các tạp chí nghiên cứu quốc tế đã đưa trường này vào top 800 đại học trên thế giới. Trong vòng 10 năm, TDTU trở thành trường đại học số 1 Việt Nam không chỉ bởi cơ sở vật chất khang trang mà còn bởi tinh thần giáo dục khai phóng, rộng mở.

Lãnh đạo TDTU không giấu tham vọng khi tin rằng trong vòng 10 năm tới họ sẽ đem về cho Việt Nam một giải Nobel. Họ đã mời được các ứng cử viên giải Nobel về trường làm việc. Đó hoàn toàn là một tham vọng có cơ sở.

Đà tiến đó đang bị chặn lại bởi cơ chế chủ quản, cụ thể là Tổng Liên Đoàn Lao Động (TLĐ) muốn TDTU mỗi năm phải nộp 30% lợi nhuận. Người đứng đầu TDTU là giáo sư Lê Vinh Danh không chấp nhận yêu cầu “thu tô” này. Ông bị cách hết chức vụ đảng, đình chỉ chức vụ hiệu trưởng 90 ngày.

Quyết định đình chỉ này là trái pháp luật. Theo Luật Đại học, chỉ có Hội đồng trường mới đủ thẩm quyền để quyết định nhân sự Hiệu trưởng. TLĐ tự ý đình chỉ chức vụ hiệu trưởng của giáo sư Danh là sự can thiệp trái luật.

Yêu cầu chuyển 30% lợi nhuận của TDTU cũng trái quyết định Thủ tướng khi cho phép TDTU thí điểm mô hình đại học tự chủ. Văn bản 3995/VPCP-KGVX ngày 18/6/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tôn Đức Thắng nêu rõ, không chuyển các thu nhập của Trường (học phí, các tài trợ khác, khoản thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học, dịch vụ, biếu tăng) cho Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hoặc cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào ngoài Trường.

Hình thành từ một trường tư thục, chuyển sang bán công rồi trở thành trường công. TDTU cho đến giờ này không nhận bất kỳ một đầu tư nào của TLĐ - cơ quan chủ quản, ngoài khoản vay không lãi suất trị giá 100 tỷ đã được hoàn trả.

Khu đất rộng 10 hecta ở Tân Phong, Q.7, nơi TDTU toạ lạc được chính quyền TP.HCM giao năm 2007, trước khi về với TLĐ, được chuyển sang hình thức cho thuê như với bất kỳ một trường nào khác trên địa bàn. Sau đó, do bị thuyết phục với tốc độ phát triển của TDTU nên chính quyền thành phố đã tiếp tục giao 20 hecta vốn được quy hoạch cho Đại học Sài Gòn nhưng bị bỏ hoang bao nhiêu năm. Cơ ngơi TDTU hình thành là như vậy, và có thể thấy TLĐ không hề có bất kỳ sự đóng góp nào về của cải - đất đai trong sự hình thành ấy.

Ngay chính TLĐ trong một công văn gửi Văn phòng Chính Phủ cũng khẳng định TDTU “là đại học công lập không nhận ngân sách nhà nước”. Điều ấy càng cho thấy TDTU đang thực hiện đúng tinh thần đại học tự chủ do Chính Phủ chọn làm thí điểm.

Vậy, nguyên nhân gì khiến TLĐ đòi hỏi một việc trái quyết định của Thủ tướng (đòi chi 30% lợi nhuận) để rồi khi bị từ chối liền làm một việc sai luật (đình chỉ Hiệu trưởng)?

Liệu có phải bởi họ mong muốn cho TDTU tốt lên hay vì mong muốn cho nền giáo dục đại học quốc gia trở nên phát triển?

Nếu vì mong cho TDTU tốt lên thì hiện nay trường này đang tốt nhất cả nước, kể từ khi có sự can thiệp thô bạo của TLĐ năm nay TDTU mất hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh. Các giảng viên tâm huyết của trường đang chán nản, hoang mang không còn biết tương lai thế nào.

Nếu vì mong muốn cho nền giáo dục đại học của quốc gia thì hãy nhớ rằng TLĐ đang có một trường đại học khác là Đại học Công Đoàn, tại sao TLĐ không tập trung phát triển trường này dù bao nhiêu năm nay đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vào đó?

Rõ ràng, nhắm đến việc nắm quyền quyết định ở TDTU của những lãnh đạo TLĐ không bao giờ bởi vì sự phát triển của trường hay của nền giáo dục. Một câu chuyện nhỏ mà nhiều người ở TDTU vẫn kể có thể thay câu trả lời cho bạn, năm 2016, một lãnh đạo TLĐ khi vừa lên chức đã đi thăm cơ sở Bảo Lộc của TDTU. Đây là một vùng đất trên đồi với diện tích 50 hecta tuyệt đẹp, vị lãnh đạo này đi với các lãnh đạo một tập đoàn kinh tế lớn, khi đến cơ sở Bảo Lộc việc đầu tiên ông ta làm đó là đòi... xem sổ đỏ khu đất.

Liệu 30% lợi nhuận có thật sự là mục đích cuối cùng của tranh chấp này? Không, đó chẳng là gì so với khối tài sản được định giá trên dưới 5 tỉ USD của TDTU. Nếu chiếm quyền kiểm soát trường xong đem ra cổ phần hoá, bán cho tư nhân, có thể là một kịch bản tưởng tượng nhưng ai chắc nó không thành sự thật vào lúc nào đó?

Cuối cùng, ai mới cần vinh danh ở TDTU, chắc chắn ông hiệu trưởng Lê Vinh Danh sẽ không cần bởi ông đã gắn bó với ngôi trường này mà ko cần ai vinh danh ông. Những người góp công dựng nên TDTU trong quá khứ và đang chung sức để giữ vững môi trường học tập đáng ngưỡng mộ này cho thế hệ trẻ khỏi lòng tham của kẻ có quyền. Họ mới là người xứng đáng được vinh danh.

TRUNG BẢO
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,123
Động cơ
514,465 Mã lực
Vì TĐT sai khi k có căn cứ để chi con số đó. Tiền nhiều không quan trọng bằng cách chi có đúng luật hay không. TĐT là công lập thì dù tự chủ vẫn phải thực hiện đúng luật. TLĐ CÓ 29K tỷ mà vướng luật có làm được gì khác ngoài việc gửi ngân hàng, đơn giản luật chỉ cho phép làm thế là tối ưu.
Riêng về 29000 tỉ được đoàn viên công đoàn giao cho TLĐ quản lý TLĐ đã chọn sự an toàn đúng luật hơn là việc hoàn thành có hiệu quả nhiệm vụ mà các đoàn viên đã tin cậy. TĐT mà khôn như thế này thì không đến nỗi lao đao như bây giờ
 

sleeping

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-367920
Ngày cấp bằng
24/5/15
Số km
1,707
Động cơ
271,557 Mã lực
Nói chung, kỉ luật khai trừ khỏi Đảng ông Danh. Thế là xong.
Nhưng để xem các thế lực thù địch nó sẽ moi móc mọi chuyện TLĐ ra sao, chắc moi thì nhiều chuyện lắm.
Moi đi, come on baby
 

Star Link

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740045
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
481
Động cơ
70,572 Mã lực
Em đọc được bài viết này, ko biết có đúng ko mời các cụ thẩm.

AI CẦN ĐƯỢC VINH DANH Ở ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG?

Hơn 6 năm trước, đi dự hội thảo về Biển Đông ở Đại học Tôn Đức Thắng, điều làm tôi nhớ về ngôi trường này đó là “Nếu đi học lại tôi sẽ chọn Tôn Đức Thắng”.

Không phải vì cơ ngơi khang trang của ngôi trường khi ấy, mà bởi rải rác trong sân trường là những cách ngôn về tự do, dân chủ, tri thức... Bởi tinh thần học tập nghiêm túc của sinh viên lẫn giảng viên. Và bởi một chi tiết nhỏ thôi, nhưng thể hiện suy nghĩ của người đứng đầu, ở sảnh của mỗi toà nhà lại có một cây piano để mọi người được ngồi vào chơi, dù trường không có khoa Âm nhạc.

Người ta phải bất ngờ trước sự phát triển của Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU). Hơn 1.000 bài viết xuất hiện trên các tạp chí nghiên cứu quốc tế đã đưa trường này vào top 800 đại học trên thế giới. Trong vòng 10 năm, TDTU trở thành trường đại học số 1 Việt Nam không chỉ bởi cơ sở vật chất khang trang mà còn bởi tinh thần giáo dục khai phóng, rộng mở.

Lãnh đạo TDTU không giấu tham vọng khi tin rằng trong vòng 10 năm tới họ sẽ đem về cho Việt Nam một giải Nobel. Họ đã mời được các ứng cử viên giải Nobel về trường làm việc. Đó hoàn toàn là một tham vọng có cơ sở.

Đà tiến đó đang bị chặn lại bởi cơ chế chủ quản, cụ thể là Tổng Liên Đoàn Lao Động (TLĐ) muốn TDTU mỗi năm phải nộp 30% lợi nhuận. Người đứng đầu TDTU là giáo sư Lê Vinh Danh không chấp nhận yêu cầu “thu tô” này. Ông bị cách hết chức vụ đảng, đình chỉ chức vụ hiệu trưởng 90 ngày.

Quyết định đình chỉ này là trái pháp luật. Theo Luật Đại học, chỉ có Hội đồng trường mới đủ thẩm quyền để quyết định nhân sự Hiệu trưởng. TLĐ tự ý đình chỉ chức vụ hiệu trưởng của giáo sư Danh là sự can thiệp trái luật.

Yêu cầu chuyển 30% lợi nhuận của TDTU cũng trái quyết định Thủ tướng khi cho phép TDTU thí điểm mô hình đại học tự chủ. Văn bản 3995/VPCP-KGVX ngày 18/6/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tôn Đức Thắng nêu rõ, không chuyển các thu nhập của Trường (học phí, các tài trợ khác, khoản thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học, dịch vụ, biếu tăng) cho Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hoặc cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào ngoài Trường.

Hình thành từ một trường tư thục, chuyển sang bán công rồi trở thành trường công. TDTU cho đến giờ này không nhận bất kỳ một đầu tư nào của TLĐ - cơ quan chủ quản, ngoài khoản vay không lãi suất trị giá 100 tỷ đã được hoàn trả.

Khu đất rộng 10 hecta ở Tân Phong, Q.7, nơi TDTU toạ lạc được chính quyền TP.HCM giao năm 2007, trước khi về với TLĐ, được chuyển sang hình thức cho thuê như với bất kỳ một trường nào khác trên địa bàn. Sau đó, do bị thuyết phục với tốc độ phát triển của TDTU nên chính quyền thành phố đã tiếp tục giao 20 hecta vốn được quy hoạch cho Đại học Sài Gòn nhưng bị bỏ hoang bao nhiêu năm. Cơ ngơi TDTU hình thành là như vậy, và có thể thấy TLĐ không hề có bất kỳ sự đóng góp nào về của cải - đất đai trong sự hình thành ấy.

Ngay chính TLĐ trong một công văn gửi Văn phòng Chính Phủ cũng khẳng định TDTU “là đại học công lập không nhận ngân sách nhà nước”. Điều ấy càng cho thấy TDTU đang thực hiện đúng tinh thần đại học tự chủ do Chính Phủ chọn làm thí điểm.

Vậy, nguyên nhân gì khiến TLĐ đòi hỏi một việc trái quyết định của Thủ tướng (đòi chi 30% lợi nhuận) để rồi khi bị từ chối liền làm một việc sai luật (đình chỉ Hiệu trưởng)?

Liệu có phải bởi họ mong muốn cho TDTU tốt lên hay vì mong muốn cho nền giáo dục đại học quốc gia trở nên phát triển?

Nếu vì mong cho TDTU tốt lên thì hiện nay trường này đang tốt nhất cả nước, kể từ khi có sự can thiệp thô bạo của TLĐ năm nay TDTU mất hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh. Các giảng viên tâm huyết của trường đang chán nản, hoang mang không còn biết tương lai thế nào.

Nếu vì mong muốn cho nền giáo dục đại học của quốc gia thì hãy nhớ rằng TLĐ đang có một trường đại học khác là Đại học Công Đoàn, tại sao TLĐ không tập trung phát triển trường này dù bao nhiêu năm nay đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vào đó?

Rõ ràng, nhắm đến việc nắm quyền quyết định ở TDTU của những lãnh đạo TLĐ không bao giờ bởi vì sự phát triển của trường hay của nền giáo dục. Một câu chuyện nhỏ mà nhiều người ở TDTU vẫn kể có thể thay câu trả lời cho bạn, năm 2016, một lãnh đạo TLĐ khi vừa lên chức đã đi thăm cơ sở Bảo Lộc của TDTU. Đây là một vùng đất trên đồi với diện tích 50 hecta tuyệt đẹp, vị lãnh đạo này đi với các lãnh đạo một tập đoàn kinh tế lớn, khi đến cơ sở Bảo Lộc việc đầu tiên ông ta làm đó là đòi... xem sổ đỏ khu đất.

Liệu 30% lợi nhuận có thật sự là mục đích cuối cùng của tranh chấp này? Không, đó chẳng là gì so với khối tài sản được định giá trên dưới 5 tỉ USD của TDTU. Nếu chiếm quyền kiểm soát trường xong đem ra cổ phần hoá, bán cho tư nhân, có thể là một kịch bản tưởng tượng nhưng ai chắc nó không thành sự thật vào lúc nào đó?

Cuối cùng, ai mới cần vinh danh ở TDTU, chắc chắn ông hiệu trưởng Lê Vinh Danh sẽ không cần bởi ông đã gắn bó với ngôi trường này mà ko cần ai vinh danh ông. Những người góp công dựng nên TDTU trong quá khứ và đang chung sức để giữ vững môi trường học tập đáng ngưỡng mộ này cho thế hệ trẻ khỏi lòng tham của kẻ có quyền. Họ mới là người xứng đáng được vinh danh.

TRUNG BẢO
Đấy, Danh chi truyền thông phủ nhận vai trò uy tín của TLĐ.

ai cần vinh danh thì mời đọc 2 bài pv của okng Đặng Ngọc Tùng cựu chủ tịch TLĐ nhé. Giờ mà vẫn lôi được cái bài của tay Trung Bảo chả hiều gì về quá trình hình thành TĐTU chỉ nói theo cái miệng của Danh, đến chịu
 

minhvmu

Xe buýt
Biển số
OF-453007
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
615
Động cơ
212,533 Mã lực
Em đọc được bài viết này, ko biết có đúng ko mời các cụ thẩm.

AI CẦN ĐƯỢC VINH DANH Ở ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG?

Hơn 6 năm trước, đi dự hội thảo về Biển Đông ở Đại học Tôn Đức Thắng, điều làm tôi nhớ về ngôi trường này đó là “Nếu đi học lại tôi sẽ chọn Tôn Đức Thắng”.

Không phải vì cơ ngơi khang trang của ngôi trường khi ấy, mà bởi rải rác trong sân trường là những cách ngôn về tự do, dân chủ, tri thức... Bởi tinh thần học tập nghiêm túc của sinh viên lẫn giảng viên. Và bởi một chi tiết nhỏ thôi, nhưng thể hiện suy nghĩ của người đứng đầu, ở sảnh của mỗi toà nhà lại có một cây piano để mọi người được ngồi vào chơi, dù trường không có khoa Âm nhạc.

Người ta phải bất ngờ trước sự phát triển của Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU). Hơn 1.000 bài viết xuất hiện trên các tạp chí nghiên cứu quốc tế đã đưa trường này vào top 800 đại học trên thế giới. Trong vòng 10 năm, TDTU trở thành trường đại học số 1 Việt Nam không chỉ bởi cơ sở vật chất khang trang mà còn bởi tinh thần giáo dục khai phóng, rộng mở.

Lãnh đạo TDTU không giấu tham vọng khi tin rằng trong vòng 10 năm tới họ sẽ đem về cho Việt Nam một giải Nobel. Họ đã mời được các ứng cử viên giải Nobel về trường làm việc. Đó hoàn toàn là một tham vọng có cơ sở.

Đà tiến đó đang bị chặn lại bởi cơ chế chủ quản, cụ thể là Tổng Liên Đoàn Lao Động (TLĐ) muốn TDTU mỗi năm phải nộp 30% lợi nhuận. Người đứng đầu TDTU là giáo sư Lê Vinh Danh không chấp nhận yêu cầu “thu tô” này. Ông bị cách hết chức vụ đảng, đình chỉ chức vụ hiệu trưởng 90 ngày.

Quyết định đình chỉ này là trái pháp luật. Theo Luật Đại học, chỉ có Hội đồng trường mới đủ thẩm quyền để quyết định nhân sự Hiệu trưởng. TLĐ tự ý đình chỉ chức vụ hiệu trưởng của giáo sư Danh là sự can thiệp trái luật.

Yêu cầu chuyển 30% lợi nhuận của TDTU cũng trái quyết định Thủ tướng khi cho phép TDTU thí điểm mô hình đại học tự chủ. Văn bản 3995/VPCP-KGVX ngày 18/6/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tôn Đức Thắng nêu rõ, không chuyển các thu nhập của Trường (học phí, các tài trợ khác, khoản thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học, dịch vụ, biếu tăng) cho Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hoặc cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào ngoài Trường.

Hình thành từ một trường tư thục, chuyển sang bán công rồi trở thành trường công. TDTU cho đến giờ này không nhận bất kỳ một đầu tư nào của TLĐ - cơ quan chủ quản, ngoài khoản vay không lãi suất trị giá 100 tỷ đã được hoàn trả.

Khu đất rộng 10 hecta ở Tân Phong, Q.7, nơi TDTU toạ lạc được chính quyền TP.HCM giao năm 2007, trước khi về với TLĐ, được chuyển sang hình thức cho thuê như với bất kỳ một trường nào khác trên địa bàn. Sau đó, do bị thuyết phục với tốc độ phát triển của TDTU nên chính quyền thành phố đã tiếp tục giao 20 hecta vốn được quy hoạch cho Đại học Sài Gòn nhưng bị bỏ hoang bao nhiêu năm. Cơ ngơi TDTU hình thành là như vậy, và có thể thấy TLĐ không hề có bất kỳ sự đóng góp nào về của cải - đất đai trong sự hình thành ấy.

Ngay chính TLĐ trong một công văn gửi Văn phòng Chính Phủ cũng khẳng định TDTU “là đại học công lập không nhận ngân sách nhà nước”. Điều ấy càng cho thấy TDTU đang thực hiện đúng tinh thần đại học tự chủ do Chính Phủ chọn làm thí điểm.

Vậy, nguyên nhân gì khiến TLĐ đòi hỏi một việc trái quyết định của Thủ tướng (đòi chi 30% lợi nhuận) để rồi khi bị từ chối liền làm một việc sai luật (đình chỉ Hiệu trưởng)?

Liệu có phải bởi họ mong muốn cho TDTU tốt lên hay vì mong muốn cho nền giáo dục đại học quốc gia trở nên phát triển?

Nếu vì mong cho TDTU tốt lên thì hiện nay trường này đang tốt nhất cả nước, kể từ khi có sự can thiệp thô bạo của TLĐ năm nay TDTU mất hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh. Các giảng viên tâm huyết của trường đang chán nản, hoang mang không còn biết tương lai thế nào.

Nếu vì mong muốn cho nền giáo dục đại học của quốc gia thì hãy nhớ rằng TLĐ đang có một trường đại học khác là Đại học Công Đoàn, tại sao TLĐ không tập trung phát triển trường này dù bao nhiêu năm nay đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vào đó?

Rõ ràng, nhắm đến việc nắm quyền quyết định ở TDTU của những lãnh đạo TLĐ không bao giờ bởi vì sự phát triển của trường hay của nền giáo dục. Một câu chuyện nhỏ mà nhiều người ở TDTU vẫn kể có thể thay câu trả lời cho bạn, năm 2016, một lãnh đạo TLĐ khi vừa lên chức đã đi thăm cơ sở Bảo Lộc của TDTU. Đây là một vùng đất trên đồi với diện tích 50 hecta tuyệt đẹp, vị lãnh đạo này đi với các lãnh đạo một tập đoàn kinh tế lớn, khi đến cơ sở Bảo Lộc việc đầu tiên ông ta làm đó là đòi... xem sổ đỏ khu đất.

Liệu 30% lợi nhuận có thật sự là mục đích cuối cùng của tranh chấp này? Không, đó chẳng là gì so với khối tài sản được định giá trên dưới 5 tỉ USD của TDTU. Nếu chiếm quyền kiểm soát trường xong đem ra cổ phần hoá, bán cho tư nhân, có thể là một kịch bản tưởng tượng nhưng ai chắc nó không thành sự thật vào lúc nào đó?

Cuối cùng, ai mới cần vinh danh ở TDTU, chắc chắn ông hiệu trưởng Lê Vinh Danh sẽ không cần bởi ông đã gắn bó với ngôi trường này mà ko cần ai vinh danh ông. Những người góp công dựng nên TDTU trong quá khứ và đang chung sức để giữ vững môi trường học tập đáng ngưỡng mộ này cho thế hệ trẻ khỏi lòng tham của kẻ có quyền. Họ mới là người xứng đáng được vinh danh.

TRUNG BẢO
Đây là bài viết dùng nhiều thủ thuật đánh tráo khái niệm cụ ạ.
Đình chỉ hiệu trưởng là quyền của Hội đồng trường, nhưng TĐT đã tự hủy hội đồng trường rồi còn đâu.
TLĐ không cấp đất cho TĐT, nhưng đất đó của nhà nước, mà nhà nước lại giao cho TLĐ là cơ quan chủ quản TĐT. Vậy có nghĩa TLĐ về cơ bản là chủ đám đất đó.
....
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,017
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Đây là bài viết dùng nhiều thủ thuật đánh tráo khái niệm cụ ạ.
Đình chỉ hiệu trưởng là quyền của Hội đồng trường, nhưng TĐT đã tự hủy hội đồng trường rồi còn đâu.
TLĐ không cấp đất cho TĐT, nhưng đất đó của nhà nước, mà nhà nước lại giao cho TLĐ là cơ quan chủ quản TĐT. Vậy có nghĩa TLĐ về cơ bản là chủ đám đất đó.
....
Vậy thì TLĐ thu lại đám đất đó thôi.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,449
Động cơ
209,110 Mã lực
Cháu sẵn sàng trả lương cho nhân viên 500 củ một tháng nếu người đó đem lại cho cháu một tháng một củ to
Việc trả lương tuỳ hứng như bác chỉ thích hợp cho ngắn hạn, với cty nhỏ.
Với 1 tổ chức lớn, cần phải có quy chế, quy định rõ ràng, vừa thu hút người tài, vừa tạo sự ổn định cho tổ chức. Tài cỡ nào nhưng đồng nghiệp không hợp tác thì cũng đứt. Nên các cty nhỏ trả lương theo ý sếp thường hay bí mật bảng lương
 

minhvmu

Xe buýt
Biển số
OF-453007
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
615
Động cơ
212,533 Mã lực
Riêng về 29000 tỉ được đoàn viên công đoàn giao cho TLĐ quản lý TLĐ đã chọn sự an toàn đúng luật hơn là việc hoàn thành có hiệu quả nhiệm vụ mà các đoàn viên đã tin cậy. TĐT mà khôn như thế này thì không đến nỗi lao đao như bây giờ
Cụ phải nói chính là xác: ông Danh mà khôn và biết mình là ai thì không đến nỗi lao đao như bây giờ.
 

Star Link

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740045
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
481
Động cơ
70,572 Mã lực
Chẹp. Ngôn từ nó giết người các cụ à, công bằng và minh bạch với ai, với cái gì, đo ra sao? Thật sự là loằng ngoằng. Đây là cuộc chơi mạnh được yếu thua chứ công bằng minh bạch cái đ gì...!
Minh bạch theo đúng luật. Ko minh bạch là sai, đơn giản thế thôi có gì loằng ngoằng?

Nhẽ ra luóng do HĐT quyét, tuif dù có 1 tỷ cũng ok; đây tự quyết thì 100tr cũng sai;

Hiệu trưởng là người quyết định bảng lương chính thức chứ không phải tập thể Ban Giám hiệu. Bảng lương này không đưa ra Hội đồng trường. Việc tính toán chi tiết do Tổ tiền lương thực hiện và Hiệu trưởng quyết định. Do đó, các thông tin cho rằng Ban Giám hiệu quyết định cuối cùng là không chính xác”- vị Trưởng khoa này nói.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,449
Động cơ
209,110 Mã lực
Vậy thì TLĐ thu lại đám đất đó thôi.
Sao lại phải thu bác, xác định giá thuê và đưa vào chi phí hoạt động của trường, xem có còn lãi để chia lương không. Các khoản đầu tư khác cũng tính khấu hao luôn
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,449
Động cơ
209,110 Mã lực
Chuẩn chỉ, éo cần mày giỏi. chỉ cần biết nghe lời thôi.
>:D<>:D<>:D<>:D<
Nghe phũ vậy nhưng trong tổ chức nó phải như vậy đó bác. Thằng nào cũng cho là mình giỏi éo chịu nghe thằng nào thì chả mấy chốc tan.
Anh Trump
 

Star Link

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740045
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
481
Động cơ
70,572 Mã lực
Không những thế còn đánh tráo khái niệm thu nhập thành lương, thu nhập 3 tháng thành lương hàng tháng. Các cụ cứ đọc kỹ bài trong báo lao động viết về trả lương của TĐT là rõ
Thu nhập tháng hay lương tháng thì cũng thế, gấp gần 30 lần thu nhập giảng viên bình thường tại trường. Và do ông Danh tự quyết chứ không thông qua HĐT. Thế là sai luật.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,123
Động cơ
514,465 Mã lực
Cụ phải nói chính là xác: ông Danh mà khôn và biết mình là ai thì không đến nỗi lao đao như bây giờ.
Nhất trí với cụ điều này. Nhưng sau vụ này theo cụ tương lai của TĐT và các trường đại học tự chủ liệu sẽ xán lạn hay thui chột?
 

Star Link

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740045
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
481
Động cơ
70,572 Mã lực


 

gld

Xe điện
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
4,507
Động cơ
365,067 Mã lực
Tuổi
54
Các cụ có vẻ tranh cãi miệt mài mãi k thôi. Cá nhân em thấy a Danh đúng là người có tài, giao 1 đơn vị cho anh ấy, và anh ấy làm được, làm tốt, và nếu cho anh ấy thêm 10 năm nữa, có thể mô hình TĐT còn có tác dụng.
Vấn đề là tương lai, anh ấy đi đưa TĐT đi theo mô hình nào, khi anh ấy chỉ là cấp thừa hành. Theo quy định hiện hành, TĐT là trường công lập, nhưng lại được ưu ái cho hoạt động tự chủ, thì nó phải hoạt động theo nhiều quy định, như nhiều cụ nói phải tuân theo 1 rừng luật, một đại dương quy định. Lại còn là 1 đảng viên, thì phải chấp hành sự phân công của tổ chức. Có thể trong vai trò điều hành từng giai đoạn a Danh làm được, nhưng phải xem anh có thẩm quyền làm thế không, hay phải có phê duyệt của cấp trên. Đằng này anh ấy lại muốn hoạt động như DN, tự làm tự ăn, cứ vin vào mấy cái quy định cũ, trích dẫn những cái có lợi cho mình. Về tổ chức, Hội đồng trường là cơ quan giám sát thì giải tán, các Phó HT thì hết nhiệm kỳ k bổ nhiệm lại, lương cao vòi vọi. Làm cho mấy anh chủ quản tức sặc tiết, mình k làm được gì nó bảo mình ngu. Ở ta cái này là tối kỵ, chả khác gì tội mó ái ngựa
Bên cạnh đó a Danh có vẻ k coi trọng vai trò của a Đặng Ngọc Tùng, vừa là người ủng hộ, vừa là lãnh đạo trên mọi phương diện. Anh Tùng nghỉ quản lý cũng đã vài năm, chắc cũng có dàn xếp các bên nhưng k được, thì cơ sự mới ra ntn.
Em thì cứ tiếc cho những cơ hội, điều kiện để các ngành, địa phương và rộng hơn nữa để đất nước phát triển. Ai đó nói đúng, chỉ là chúng ta mãi không chịu lớn, nghĩ thì ai cũng nghĩ được, vấn đề có dám làm, hay dám đề cao vai trò cá nhân không. Nếu k, cứ đọc báo, xem TV là thấy các nhân tài thành củi vào lò hết. Rộng hơn nữa, thấy cả một nhiệm kỳ chỉ lo bắt bớ, xử lý, chưa thấy làm thêm được công trình, đề án nào cho ra hồn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top