[Funland] Máy bay trong chiến tranh Việt Nam

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Joe Scherschel (29).jpg

3-1954 – máy bay Grumman F8F Bearcat chuẩn bị rời sân bay Gia Lâm lên ném bom Điện Biên Phủ. Ánh: Joseph Scherschel
Joe Scherschel (30).jpeg

3-1954 – máy bay Grumman F8F Bearcat chuẩn bị rời sân bay Gia Lâm lên ném bom Điện Biên Phủ. Ánh: Joseph Scherschel
Joe Scherschel (31).jpeg

3-1954 – máy bay Grumman F8F Bearcat chuẩn bị rời sân bay Gia Lâm lên ném bom Điện Biên Phủ. Ánh: Joseph Scherschel
Joe Scherschel (33).jpg

3-1954 – phi công máy bay F8F Bearcat chuẩn bị rời sân bay Gia Lâm lên ném bom Điện Biên Phủ. Ảnh: Joseph Scherschel
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: dpl

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
172,978 Mã lực
Joe Scherschel (29).jpg

Máy bay Grumman F6F-5 Hellcat chuẩn bị rời sân bay Gia Lâm lên ném bom Điện Biên Phủ, tháng 3-1954. Ánh: Joseph Scherschel
Joe Scherschel (30).jpeg
Joe Scherschel (31).jpeg
Những máy bay trong chùm ảnh này không phải là Hellcat. Dòng Hellcat có đặc trưng là lưng máy bay cao bằng trần khoang lái và kéo thẳng từ sau khoang lái xuống và thấp dần về phía đuôi, chóp dần lên phía trên, nên dòng máy bay này còn được phi công Mẽo gọi là razor back. Lưng máy bay nối liền và che sau khoang lái nên bảo vệ phi công khỏi đạn bắn từ phía sau tốt hơn, nhưng cũng hạn chế khả năng quan sát phía sau.
Các máy bay trong hình này có kính phía sau khoang lái uốn vòm tròn, đặc trưng cho các máy bay của Mỹ ở cuối thế chiến. Đây chắc là F8.
Máy bay có nắp khoang lái uốn vòm thời đấy đẹp nhất có lẽ là P-51 Mustang.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ban Ho Travel

Xe hơi
Biển số
OF-709665
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
138
Động cơ
89,500 Mã lực
Tuổi
48
Vít chìm. Tiện hơn và đẹp hơn.
Cụ không có kiến thức về cơ khí rồi, trong trường hợp các vật liệu lắp ghép có sự dãn nở nhiệt và môi trường làm việc có sự rung động, để bảo vệ bề mặt lắp ghép và tránh sự tháo lỏng do rung động, đinh tán có hệ số an toàn cao nhất và rẻ nhất (nghĩa là trong trường hợp này là bắt buộc). Trong ngành cơ khí thì đây là khái niệm cơ bản nhất.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,960 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cụ không có kiến thức về cơ khí rồi, trong trường hợp các vật liệu lắp ghép có sự dãn nở nhiệt và môi trường làm việc có sự rung động, để bảo vệ bề mặt lắp ghép và tránh sự tháo lỏng do rung động, đinh tán có hệ số an toàn cao nhất và rẻ nhất (nghĩa là trong trường hợp này là bắt buộc). Trong ngành cơ khí thì đây là khái niệm cơ bản nhất.
Bác nhìn hộ mép cửa kính, nó là cái gì vậy?
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,960 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cụ không có kiến thức về cơ khí rồi, trong trường hợp các vật liệu lắp ghép có sự dãn nở nhiệt và môi trường làm việc có sự rung động, để bảo vệ bề mặt lắp ghép và tránh sự tháo lỏng do rung động, đinh tán có hệ số an toàn cao nhất và rẻ nhất (nghĩa là trong trường hợp này là bắt buộc). Trong ngành cơ khí thì đây là khái niệm cơ bản nhất.
Thêm thân F 16
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Trong WWII Pocruskin (3 lần AHLX) bay trên con P39 Cobra chứ chưa được con King Cobra P63 bác ah!

2 con cũng cơ bản bên ngoài giống nhau về vẻ ngoài và sơ đồ khí động lực học nhưng P63 có động cơ mạnh hơn, tầm bay xa hơn!

Trong WW2, phi công LX sử dụng khá hiệu quả máy bay King Cobra để bắn hạ máy bay Đức, tiêu biểu có Pocruskin (3 lần AHLX), Clubob (02 lần AHLX)
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,922
Động cơ
655,393 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cảm ơn cụ Ngao5 , chúc cụ sức khoẻ và tiếp tục cho bà con được tiếp cận các thông tin thú vị
 
  • Vodka
Reactions: ITI

NguoiTraiDat

Xe đạp
Biển số
OF-757711
Ngày cấp bằng
18/1/21
Số km
17
Động cơ
47,532 Mã lực
Cụ Ngao post đủ rồi, em đăng nốt clip em mới lược dịch về cuộc chiến trên không ở Việt Nam, cụ nào quan tâm tham khảo ạ. (Nick cũ em lỡ post mấy câu bị Mod quy là tổ lái chính trị, tạm treo mươi ngày rồi ạ). :D

 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,205
Động cơ
408,338 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em ko biết cụ vang em vì lý do gì. Nhưng nếu cụ lôi bài báo đó ra để làm lý do thì em xin thưa.
Ghép 2 mối nối thì đinh tán là tối ưu nhất và cũng tốn kém nhất. Không phải không có lý do mà đinh tán được sử dụng trong kết cấu chịu lực đâu. Hàn chỉ là phương pháp rẻ tiền và nhanh hơn so với sử dụng đinh tán.
Chưa thể đúc nguyên khối từ thép ra đc ạ?
E cứ tưởng công nghệ bây giờ cao lắm
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,205
Động cơ
408,338 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ở những trang đầu, hình như có cụ hỏi tại sao những máy bay động cơ cánh quạt lắp súng máy ngay phía trước buồng lái khi bắn lại không làm vỡ cánh quạt, . Vì chỉ có thể nhắm bắn bằng cách hướng mũi máy bay theo mục tiêu. Không chỉ hỗ trợ việc nhắm bắn chính xác hơn, vị trí lắp đặt này còn giúp phi công nạp lại đạn hay tháo những viên đạn bị kẹt dễ dàng hơn. Điều không may là vị trí lắp súng trước buồng lái được xem là bất khả thi trên mọi chiếc máy bay dùng động cơ cánh quạt bởi những loạt đạn rất nhanh của súng máy có thể làm hỏng hay phá hủy hoàn toàn các cánh quạt. Nhưng các kỹ sư khắc phục được điều này

" ...Cò đồng bộ:

.....Thiết kế của Garros được giao cho một nhà sản xuất máy bay người Hà Lan - Anthony Fokker làm việc tại một nhà máy của Đức để chế tạo những thứ tương tự. Fokker không ấn tượng với thiết kế khiên tản đạn của Garros nhưng chúng đã gợi ý cho ông chuyển một ý tưởng thành một thứ sau này được gọi là "cò đồng bộ" hay "cò đứt đoạn" (synchronization gear hay interruption gear). Mục tiêu của cơ chế đồng bộ là cân chỉnh cò súng với động cơ sao cho khẩu súng không nhả đạn khi cánh quạt sắp quay tới che đường đạn. Fokker không phải là người đầu tiên nghiên cứu ý tưởng này mà trên thực tế, kỹ sư người Thụy Sĩ - Franz Schneider đã được trao bằng sáng chế về một cơ chế đồng bộ tương tự vào năm 1913. Thêm vào đó, nhà thiết kế Raymond Saulnier cũng từng chế tạo và thử nghiệm cò đồng bộ vào tháng 4 năm 1914 nhưng không có thiết kế nào đủ hoàn thiện để sử dụng trong chiến đấu.

fokker-synchronizer.jpg


Fokker đã kiên trì hơn và chỉ trong vòng vài ngày sau khi có được các công nghệ quý giá của Garros, ông đã thành công trong việc tạo ra một hệ thống đồng bộ có thể dùng được. Thiết bị này đã được sử dụng để liên kết khẩu súng máy Parabellum IMG 14 của Đức với động cơ của chiếc máy bay Fokker A.III 1 chỗ ngồi 1 tầng cánh. Fokker ngay từ đầu đã muốn biến những chiếc máy bay 1 tầng cánh Eindecker trở thành máy bay chiến đấu nhưng không thể trang bị một khẩu súng máy hiệu quả trên chiếc máy bay này. Vì vậy Đức vẫn sử dụng dòng máy bay Eindecker với vai trò trinh sát hay liên lạc không trang bị vũ khí. Phát minh mới của ông về cơ chế đồng bộ sẽ cho phép thiết kế máy bay này phát huy toàn bộ tiềm năng.

Fokker đặt tên cho phát minh là Zentralsteuerung (kiểm soát trung tâm) và trái tim của cả hệ thống là một bánh cam được gắn và quay với trục xoay của cánh quạt động cơ. Đầu tiên khẩu súng được gắn trước buồng lái và nạp đạn, sau đó phi công kéo một tay cầm để mở cò súng. Tay cầm này sẽ hạ một chiếc cần dẫn xuống bánh cam (cam follower). Chiếc bánh cam này có thiết kế không tròn hẳn mà có một chỗ lồi. Mỗi khi bánh cam quay theo vòng quay của cánh quạt, phần lồi sẽ đẩy cần dẫn hướng lên khiến thanh nối với cò bị đẩy về sau, kích hoạt khẩu súng giống như khi chúng ta dùng ngón tay siết cò. Phần lồi trên bánh cam được thiết kế và lắp tại một vị trí sao cho cò súng chỉ được kích hoạt khi cánh quạt động cơ không chắn đường đạn theo chuyển động quay.




Sau khi thử nghiệm thành công trên mặt đất và chứng minh độ hiệu quả trên một chiếc máy bay Eindecker, Ban thanh tra lực lượng không quân của Đức đã đặt hàng hàng loạt các máy bay Fokker E.I với hệ thống cò đồng bộ và những chiếc máy bay này bắt đầu được đưa đến chiến tuyến phía tây. Đến nửa đầu năm 1916, Đức đã thống trị bầu trời Tây Âu nhờ những chiếc máy bay chiến đấu E.I, E.II và E.III được lắp súng máy. Những chiếc máy bay của Pháp hay Anh liên tiếp bị bắn hạ, đến nỗi Pháp buộc phải hủy các nhiệm vụ đánh bom ban ngày và Anh thì trung bình mỗi ngày mất 2 máy bay.

eindecker.jpg

Fokker trên chiếc máy bay Eindecker.

Mặc dù công nghệ cò đồng bộ của Fokker đã được Đức bảo vệ rất nghiêm ngặt nhưng cuối cùng, chiếc Fokker E cũng rơi vào tay quân đồng minh và các nước bắt đầu phát triển những phiên bản cò đồng bộ khác nhau. Một loạt các mẫu máy bay chiến đấu của Anh, Pháp được trang bị súng máy và cò đồng bộ được giới thiệu. Mặc dù hiệu năng của chúng không cao do tốc độ bắn quá chậm ở tốc độ bay thấp và kết nối giữa súng và động cơ thường hỏng nhưng quân đồng minh ít ra đã bắt kịp Đức.

C.C._gear.png

Phát minh của George Constantinescu.

Tháng 3 năm 1917, nhà phát minh người Romania - George Constantinescu đã phát triển hệ thống cò đồng bộ cùng tên hay cò CC và điểm cải tiến trên hệ thống này là nó dùng một ống chất lỏng để tạo lực đẩy lên cò súng. Phát minh của Constantinescu đáng tin cậy hơn và cho tốc độ bắn cao hơn, gần với súng máy thông thường. Thiết kế này được dùng làm tiêu chuẩn trên những chiếc máy bay chiến đấu của Anh cho đến khi chiến tranh thế giới 2 nổ ra.

Cò đồng bộ vẫn là một thành phần quan trọng trong thiết kế máy bay chiến đấu và được áp dụng vào nhiều loại máy bay khác. Một cải tiến công nghệ quan trọng sau này xuất hiện cùng với sự phát triển của loại tháp súng gắn trên các máy bay ném bom. Những tháp súng này được thiết kế để xoay và nâng lên cao với góc bắn rộng vừa để tấn công, vừa bản vệ máy bay trước các máy bay tiêm kích nhỏ. Để tránh tình trạng đạn vô tình bắn vào máy bay khi xạ thủ xoay tháp súng, các kỹ sư đã phát triển một hệ thống điện sử dụng nam châm điện (solenoid) để vô hiệu hóa khẩu súng tại một số vị trí nhất định trong phạm vi khai hỏa. Khi súng được đưa vào vị trí cấm, dòng điện bị cắt và cò bị vô hiệu hóa.

P-40_Warhawk.jpg

Chiếc P-40 Warhawk trong giai đoạn đầu thế chiến thứ 2.

Trong giai đoạn đầu chiến tranh thế giới thứ 2, máy bay chiến đấu vẫn dùng cò đồng bộ với súng đặt sau động cơ cánh quạt. Tuy nhiên, khi súng máy bắt đầu to hơn và mạnh hơn, việc gắn nó ngay trước buồng lái là điều không thể. Thêm vào đó, sự cải tiến về khả năng nhắm bắn cho phép súng được đưa ra xa phi công mà không làm giảm đi độ chính xác. Lúc này, người ta lại quay về thiết kế ban đầu đó là gắn súng ra ngoài, trên 2 bên cánh nơi có nhiều khôn gian hơn, cứng hơn và bền bỉ hơn. Những khẩu súng được dời ra xa cánh quạt và lại được đặt theo một góc hướng tới đồng quy theo một điểm định sẵn phía trước mũi máy bay. Như vậy súng gắn trên cánh trở thành trang bị tiêu chuẩn trên hầu hết máy bay chiến đấu trong thế chiến 2, mặc dù một số máy bay của Đức và Nga vẫn dùng thiết kế súng gắn trước buồng lái kiểu cũ bên cạnh súng gắn trên cánh.

Yak-9.jpg

Yakovlev Yak-9.

Những chiếc máy bay dùng cơ chế cò đồng bộ cuối cùng là Lavochkin La-11 và Yakovlev Yak-9 được dùng bởi quân đội Bắc Hàn trong chiến tranh Triều Tiên. Hệ thống này dần biến mất cùng với sự xuất hiện của máy bay chiến đấu dùng động cơ phản lực. Súng máy vẫn được gắn phía trước hoặc trong cánh và được xem là một trang bị quan trọng cho đến khi tên lửa không đối không dẫn đường ra đời.
Phát minh này cực hay trong lúc đầu cuộc chiến :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top