[Funland] Máy bay trong chiến tranh Việt Nam

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
00.jpg

Trong kháng chiến chống Pháp, phía Việt Nam chỉ có hai chiếc máy bay của cụ Bảo Đại hiến chính phủ, chiếc DHC Tiger Moth vá víu bay thử một lần duy nhất đâm xuống sông Lô ở Tuyên Quangm còn chiếc Moran không có phụ tùng đành xếp xó, sau làm giáo cụ trực quan cho bộ đội bắn tập
Phía Pháp: trước 1949, máy bay chủ yếu là vận tải C-47 và một số máy bay chiến đấu F2F Wildcat (Mèo hoang), F6F Hellcat (Mèo địa ngục). Khi nước CHND Trung Hoa ra đời, bộ đội ta được huấn luyện tại Hoa Nam, Trung Quốc và bắt đầu nhận giúp đỡ của Trung Quốc đã tiến bội nhanh chóng, thì Pháp cần tiền để mua vũ khí của Mỹ. Mỹ đã thương thảo đã hình thức thuê mượn (Lend-Lease). Thuê thì phải trả tiền, mượn thì dùng xong trả lại Mỹ. Mỹ ép Pháp phải cho một chính phủ Việt Nam ra đời, đó là chính phủ Quốc gia Việt Nam do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu. Chính phủ này được Mỹ cung cấp viện trợ quân sự 100%, nhưng huấn luyện và chỉ huy (một phần) thì do người Pháp đảm nhận, trừ vào tiền thuê vũ khí. Quân đội Quốc gia Việt Nam ngang hàng với Lực lượng Viễn chinh Pháp ở Đông Dương, gọi chung quân đội Liên hiệp Pháp, việc điều động phải tôn trọng phía Việt Nam. Không phải như nhiều người lầm tưởng Pháp lập ra chính quyền Bảo Đại, hoặc Pháp xây dựng quân đội Quốc gia Bảo Đại. Thời đó quân đội Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại) dùng quân trang, mũ, súng, xe tăng, máy bay C-47 do Mỹ cấp. Thế mới có chuyện cụ Nguyễn Cao Kỳ sang Marocco học lái máy bay, ông Nguyễn Xuân Vinh là phi công, sau là Tư lệnh không quân VNCH
Năm 1950-1951 vũ khí Mỹ ùn ùn đến Việt Nam: máy bay, xe tăng, xe tải GMC, xe bọc thép chở quân, xe cứu thương, trực thăng, đồ hộp....
Đông nhất vẫn là C-47, lực lượng không vận chủ yếu của lính dù Pháp. Trong ngày đầu tiên đổ bộ xuống Điện Biên Phủ có 68 C-47 và hàng chục máy bay thám thình, máy bay chiến đấu F6F Hellcat, F8F Bearcat (Gấu mèo) hộ tống
Ngoài C-47 lập cầu hàng không nuôi Điện Biên Phủ. những máy bay vận tải Bristol 170 Freighter (Anh sản xuất) chở từng bộ phận xe tăng hạng nhẹ M-24 Chaffee đến Điện Biên Phủ để ráp lại. Bristol 170 Freighter chở cả máy gạt 6 tấn thả dù xuống Điện Biên Phủ
Dưới đây là những hình ảnh máy bay Pháp ở Việt Nam (có những hình sẽ post trùng ở mục trực thăng H-19B và C-47, mong các cụ thông cảm)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
F4F Wildcat (0).jpg

F4F Wildcat (Mèo hoang) ra đời 1940, 1 người lái, dài 8,8 m, sải cánh 11,6 m, cao 2,8 m, nặng 2.610 kg, MTOW 3.610 kg 1 động cơ Pratt & Whitney R-1830-86 công suất 1.200 hp (900 kW), tốc độ lớn nhất: 515 km/h, tầm bay tối đa: 1.240 km, 6 súng máy 12,7 mm Browning M2 (0,50 in) với 240 viên đạn mỗi khẩu và 2 bom 45 kg, sản xuất 7.722 chiếc
Đây là tiêm kích của hải quân, ra đời đầu WW2, là lực lượng chủ yếu trong trận Midway ở Thái Bình Dương trong khi những máy bay tốt hơn là F6F, F8F, F4U chưa ra đời
Sau WW2, Mỹ cung cấp cho Pháp một số máy bay này, Pháp đưa sang Đông Dương để đánh nhau, vì quân đội ta không có không quân nên tuy yếu tiêm kích cũng chẳng sao, sử dụng chính là tấn công mặt đất
F4F Wildcat (1).jpg
F4F Wildcat (2).jpg
F4F Wildcat (3).jpg
F4F Wildcat (4).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
F4F Wildcat, các cụ đừng quên máy bay này ra đời 80 năm trước đây nhé
F4F Wildcat (5).jpg
F4F Wildcat (6).jpg
F4F Wildcat (7).jpg
F4F Wildcat (8).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
F4F Wildcat
F4F Wildcat (9).jpg
F4F Wildcat (10).jpg
F4F Wildcat (12).jpg

F4F Wildcat (11).jpg
 

khkt_cc2

Xe buýt
Biển số
OF-82085
Ngày cấp bằng
6/1/11
Số km
609
Động cơ
419,695 Mã lực
Có cụ nào nhớ vụ tầm 80-81 có 1 máy bay chiến đấu của Tàu rơi ở vùng Nam Định (em không chắc nhớ chính xác), phi công chết. Giờ em tìm mà ko thấy thông tin nào về vụ này. Hồi đó đọc ké báo quân đội của ông già, còn thâý cả ảnh chụp xác.
 

Chelski

Xe điện
Biển số
OF-30410
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
3,001
Động cơ
515,854 Mã lực
Ở những trang đầu, hình như có cụ hỏi tại sao những máy bay động cơ cánh quạt lắp súng máy ngay phía trước buồng lái khi bắn lại không làm vỡ cánh quạt, . Vì chỉ có thể nhắm bắn bằng cách hướng mũi máy bay theo mục tiêu. Không chỉ hỗ trợ việc nhắm bắn chính xác hơn, vị trí lắp đặt này còn giúp phi công nạp lại đạn hay tháo những viên đạn bị kẹt dễ dàng hơn. Điều không may là vị trí lắp súng trước buồng lái được xem là bất khả thi trên mọi chiếc máy bay dùng động cơ cánh quạt bởi những loạt đạn rất nhanh của súng máy có thể làm hỏng hay phá hủy hoàn toàn các cánh quạt. Nhưng các kỹ sư khắc phục được điều này

" ...Cò đồng bộ:

.....Thiết kế của Garros được giao cho một nhà sản xuất máy bay người Hà Lan - Anthony Fokker làm việc tại một nhà máy của Đức để chế tạo những thứ tương tự. Fokker không ấn tượng với thiết kế khiên tản đạn của Garros nhưng chúng đã gợi ý cho ông chuyển một ý tưởng thành một thứ sau này được gọi là "cò đồng bộ" hay "cò đứt đoạn" (synchronization gear hay interruption gear). Mục tiêu của cơ chế đồng bộ là cân chỉnh cò súng với động cơ sao cho khẩu súng không nhả đạn khi cánh quạt sắp quay tới che đường đạn. Fokker không phải là người đầu tiên nghiên cứu ý tưởng này mà trên thực tế, kỹ sư người Thụy Sĩ - Franz Schneider đã được trao bằng sáng chế về một cơ chế đồng bộ tương tự vào năm 1913. Thêm vào đó, nhà thiết kế Raymond Saulnier cũng từng chế tạo và thử nghiệm cò đồng bộ vào tháng 4 năm 1914 nhưng không có thiết kế nào đủ hoàn thiện để sử dụng trong chiến đấu.

fokker-synchronizer.jpg


Fokker đã kiên trì hơn và chỉ trong vòng vài ngày sau khi có được các công nghệ quý giá của Garros, ông đã thành công trong việc tạo ra một hệ thống đồng bộ có thể dùng được. Thiết bị này đã được sử dụng để liên kết khẩu súng máy Parabellum IMG 14 của Đức với động cơ của chiếc máy bay Fokker A.III 1 chỗ ngồi 1 tầng cánh. Fokker ngay từ đầu đã muốn biến những chiếc máy bay 1 tầng cánh Eindecker trở thành máy bay chiến đấu nhưng không thể trang bị một khẩu súng máy hiệu quả trên chiếc máy bay này. Vì vậy Đức vẫn sử dụng dòng máy bay Eindecker với vai trò trinh sát hay liên lạc không trang bị vũ khí. Phát minh mới của ông về cơ chế đồng bộ sẽ cho phép thiết kế máy bay này phát huy toàn bộ tiềm năng.

Fokker đặt tên cho phát minh là Zentralsteuerung (kiểm soát trung tâm) và trái tim của cả hệ thống là một bánh cam được gắn và quay với trục xoay của cánh quạt động cơ. Đầu tiên khẩu súng được gắn trước buồng lái và nạp đạn, sau đó phi công kéo một tay cầm để mở cò súng. Tay cầm này sẽ hạ một chiếc cần dẫn xuống bánh cam (cam follower). Chiếc bánh cam này có thiết kế không tròn hẳn mà có một chỗ lồi. Mỗi khi bánh cam quay theo vòng quay của cánh quạt, phần lồi sẽ đẩy cần dẫn hướng lên khiến thanh nối với cò bị đẩy về sau, kích hoạt khẩu súng giống như khi chúng ta dùng ngón tay siết cò. Phần lồi trên bánh cam được thiết kế và lắp tại một vị trí sao cho cò súng chỉ được kích hoạt khi cánh quạt động cơ không chắn đường đạn theo chuyển động quay.




Sau khi thử nghiệm thành công trên mặt đất và chứng minh độ hiệu quả trên một chiếc máy bay Eindecker, Ban thanh tra lực lượng không quân của Đức đã đặt hàng hàng loạt các máy bay Fokker E.I với hệ thống cò đồng bộ và những chiếc máy bay này bắt đầu được đưa đến chiến tuyến phía tây. Đến nửa đầu năm 1916, Đức đã thống trị bầu trời Tây Âu nhờ những chiếc máy bay chiến đấu E.I, E.II và E.III được lắp súng máy. Những chiếc máy bay của Pháp hay Anh liên tiếp bị bắn hạ, đến nỗi Pháp buộc phải hủy các nhiệm vụ đánh bom ban ngày và Anh thì trung bình mỗi ngày mất 2 máy bay.

eindecker.jpg

Fokker trên chiếc máy bay Eindecker.

Mặc dù công nghệ cò đồng bộ của Fokker đã được Đức bảo vệ rất nghiêm ngặt nhưng cuối cùng, chiếc Fokker E cũng rơi vào tay quân đồng minh và các nước bắt đầu phát triển những phiên bản cò đồng bộ khác nhau. Một loạt các mẫu máy bay chiến đấu của Anh, Pháp được trang bị súng máy và cò đồng bộ được giới thiệu. Mặc dù hiệu năng của chúng không cao do tốc độ bắn quá chậm ở tốc độ bay thấp và kết nối giữa súng và động cơ thường hỏng nhưng quân đồng minh ít ra đã bắt kịp Đức.

C.C._gear.png

Phát minh của George Constantinescu.

Tháng 3 năm 1917, nhà phát minh người Romania - George Constantinescu đã phát triển hệ thống cò đồng bộ cùng tên hay cò CC và điểm cải tiến trên hệ thống này là nó dùng một ống chất lỏng để tạo lực đẩy lên cò súng. Phát minh của Constantinescu đáng tin cậy hơn và cho tốc độ bắn cao hơn, gần với súng máy thông thường. Thiết kế này được dùng làm tiêu chuẩn trên những chiếc máy bay chiến đấu của Anh cho đến khi chiến tranh thế giới 2 nổ ra.

Cò đồng bộ vẫn là một thành phần quan trọng trong thiết kế máy bay chiến đấu và được áp dụng vào nhiều loại máy bay khác. Một cải tiến công nghệ quan trọng sau này xuất hiện cùng với sự phát triển của loại tháp súng gắn trên các máy bay ném bom. Những tháp súng này được thiết kế để xoay và nâng lên cao với góc bắn rộng vừa để tấn công, vừa bản vệ máy bay trước các máy bay tiêm kích nhỏ. Để tránh tình trạng đạn vô tình bắn vào máy bay khi xạ thủ xoay tháp súng, các kỹ sư đã phát triển một hệ thống điện sử dụng nam châm điện (solenoid) để vô hiệu hóa khẩu súng tại một số vị trí nhất định trong phạm vi khai hỏa. Khi súng được đưa vào vị trí cấm, dòng điện bị cắt và cò bị vô hiệu hóa.

P-40_Warhawk.jpg

Chiếc P-40 Warhawk trong giai đoạn đầu thế chiến thứ 2.

Trong giai đoạn đầu chiến tranh thế giới thứ 2, máy bay chiến đấu vẫn dùng cò đồng bộ với súng đặt sau động cơ cánh quạt. Tuy nhiên, khi súng máy bắt đầu to hơn và mạnh hơn, việc gắn nó ngay trước buồng lái là điều không thể. Thêm vào đó, sự cải tiến về khả năng nhắm bắn cho phép súng được đưa ra xa phi công mà không làm giảm đi độ chính xác. Lúc này, người ta lại quay về thiết kế ban đầu đó là gắn súng ra ngoài, trên 2 bên cánh nơi có nhiều khôn gian hơn, cứng hơn và bền bỉ hơn. Những khẩu súng được dời ra xa cánh quạt và lại được đặt theo một góc hướng tới đồng quy theo một điểm định sẵn phía trước mũi máy bay. Như vậy súng gắn trên cánh trở thành trang bị tiêu chuẩn trên hầu hết máy bay chiến đấu trong thế chiến 2, mặc dù một số máy bay của Đức và Nga vẫn dùng thiết kế súng gắn trước buồng lái kiểu cũ bên cạnh súng gắn trên cánh.

Yak-9.jpg

Yakovlev Yak-9.

Những chiếc máy bay dùng cơ chế cò đồng bộ cuối cùng là Lavochkin La-11 và Yakovlev Yak-9 được dùng bởi quân đội Bắc Hàn trong chiến tranh Triều Tiên. Hệ thống này dần biến mất cùng với sự xuất hiện của máy bay chiến đấu dùng động cơ phản lực. Súng máy vẫn được gắn phía trước hoặc trong cánh và được xem là một trang bị quan trọng cho đến khi tên lửa không đối không dẫn đường ra đời.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
F4U Corsair (0).jpg

Tiêm kích F4U Corsair ra đời 1942, 1 người lái, dài 10,1 m, sải cánh 12,5 m, cao 4,9 m, nặng 4,1 tấn, trọng lượng có tải 6,3 tấn, một động cơ Pratt & Whitney R-2800-8, công suất 2.000 hp (1.500 kW), tốc độ cực đại 671 km/h, tầm bay tối đa: 1.634 km, 6 súng máy 12,7 mm M2 Browning với 400 viên đạn mỗi khẩu (hoặc 4 pháo 20 mm Hispano-Suiza AN/M2), 8 rocket (5 in), 1.820 kg bom, sản xuất 12.571 chiếc

F4F Hellcat có vẻ dưới cơ máy bay Mitsubishi A6M Zero của Nhật Bản, vì thế năm 1942 Hải quân túng F4U Corsair, bay nhanh, cực kỳ linh hoạt, đã đè bẹp được máy bay Zero của Nhật Bản với tỷ lệ thắng-thua là 11:1. Vào thời điểm đó chiếc máy bay cánh gập, bọc vài sơn đã đạt tốc độ đáng nể 641km/h. Đáng nể hơn nữa là trong 2 năm, Mỹ đã sản xuất được 11.000 chiếc loại này. Đây là một trong số máy bay thành công nhất của Hoa Kỳ trong WW2. Sau này trong chiến tranh Việt Nam, hãng Grumman lấy tên chiếc F4U Corsair nổi tiếng đặt tên cho chiếc A-7 Corsair II, cũng là máy bay ném bom cận âm thành công

Corsair vượt hơn chiếc máy bay tiêm kích chủ lực Mitsubishi A6M Zero. Trong khi Zero có thể lượn vòng nhanh hơn F4U ở tốc độ chậm, nhưng Corsair tận dụng ưu thế sức mạnh lên cao và bổ nhào nhanh hơn máy bay tiêm kích địch
Ưu thế về tính năng bay kèm với khả năng chịu đựng tổn hại nặng, cho phép phi công F4U đặt máy bay địch trong phạm vi tiêu diệt của 6 khẩu súng máy 12,7 mm M2 Browning trong thời gian đủ dài để gây thiệt hại đáng kể. 2.300 viên đạn mang bởi Corsair cho phép bắn trọn 1 phút mỗi khẩu, khi bắn từng loạt 3 đến 6 giây, làm cho chiếc F4U Corsair trở nên vũ khí có sức tàn phá máy bay, mục tiêu mặt đất, và ngay cả tàu thủy.
Thống kê cuối cuộc chiến cho thấy F4U và FG thực hiện 64.051 phi vụ cho cả Hải quân và Thủy quân Lục chiến Phi công của F4U ghi được 2.140 chiến công không chiến và chịu 189 thiệt hại do máy bay định, đạt tỉ lệ thắng:thua chung lớn hơn 11:1
Có tổng cộng 94 chiếc F4U-7 được chế tạo cho Không lực Hải quân Pháp (Aeronavale) vào năm 1952, và chiếc cuối cùng trong loạt, cũng là chiếc Corsair cuối cùng được sản xuất, lăn bánh tháng 12 năm 1952. Thực ra F4U-7 được mua bởi Hải quân Mỹ và chuyển giao cho Aeronavale thông qua Chương trình Trợ giúp Quân sự Hoa Kỳ (MAP). Pháp sử dụng những chiếc F4U-7 trong giai đoạn cuối khó khăn của cuộc Chiến tranh Đông Dương trong những năm 1950, nơi nó được bổ sung thêm ít nhất 25 chiếc AU-1 nguyên của Thủy quân Lục chiến Mỹ chuyển cho Pháp năm 1954 sau khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên
Những chiếc Corsair này đậu trên tàu sân bay neo ở Vịnh Hạ Long

F4U Corsair (1).jpg
F4U Corsair (2).jpg
F4U Corsair (3).jpg
F4U Corsair (4).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Có cụ nào nhớ vụ tầm 80-81 có 1 máy bay chiến đấu của Tàu rơi ở vùng Nam Định (em không chắc nhớ chính xác), phi công chết. Giờ em tìm mà ko thấy thông tin nào về vụ này. Hồi đó đọc ké báo quân đội của ông già, còn thâý cả ảnh chụp xác.
Em sẽ kể chi tiết cho các cụ, rơi ở Hải Hậu
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
F4U Corsair
F4U Corsair (5).jpg
F4U Corsair (6).jpg
F4U Corsair (7).jpg
F4U Corsair (8).jpg
F4U Corsair (9).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
F4U Corsair
F4U Corsair (10).jpg
F4U Corsair (11).jpg
F4U Corsair (12).jpg
F4U Corsair (13).jpg
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,924
Động cơ
655,335 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Các nc yếu hơn như VN so với TQ hay Mĩ, sắm máy bay cũng như ko, vì khi có war, nó vùi dập hết sân bay, máy bay rồi,...
VN ko nên mua thêm máy bay nữa, nên sắm nhiều UAV như TB2 chắc nó hữu dụng hơn.
Xem thớt, ta thấy máy bay, sân bay, bên ta bị đột kích, ném bom phá hủy khá nặng.
UAV tải kém, tác chiến điện tử không cẩn thận, đối phương chiếm quyền điều khiển ngay ấy
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
27,924
Động cơ
655,335 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Có cụ nào nhớ vụ tầm 80-81 có 1 máy bay chiến đấu của Tàu rơi ở vùng Nam Định (em không chắc nhớ chính xác), phi công chết. Giờ em tìm mà ko thấy thông tin nào về vụ này. Hồi đó đọc ké báo quân đội của ông già, còn thâý cả ảnh chụp xác.
Mig 19 cụ ạ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
F6F Hellcat (0).jpg

Sau thành công của F4U Corsair, một năm sau, Hoa Kỳ tung F6F Hellcat (Mèo hoả ngục), cũng là tiêm kích ngang tần Corsair nhưng mang được bom ngư lôi và vũ khí nhiều hơn, Cả Corsair và Hellcat trở nên những máy bay tiêm kích chủ lực trang bị cho tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ vào nửa sau của Thế Chiến II.

F6F Hellcat, một người lái, ra đời 1943, dài 10,24 m, sải cánh 13,06 mm, cao 3,99 m, nặng 4,2 tấn, trọng lượng có tải: 5,8 tấn, MTOW 7 tấn, nhiên liệu 946 lít (+ 3 thùng nhiên liệu phụ vứt được dung tích 568 lít mỗi thùng), 1 động cơ Pratt & Whitney R-2800-10W, công suất 2.000 hp (1.500 kW), Tốc độ lớn nhất: 610 km/h, tốc độ chậm nhất 135 km/h, tầm bay tối đa 2.460 km, bán kính chiến đấu 1.520 km, đường băng cất cánh 244 m, 6 súng máy 12,7 mm Browning M2, với 400 viên đạn mỗi khẩu (hoặc 2 pháo 20 mm, 225 quả đạn mỗi khẩu, và 4 súng máy 12,7 mm Browning, với 400 đạn mỗi khẩu), mang được 1.800 kg bom (1 quả 450 kg + 2 quả 110 kg hay 6 quả 45 kg bom dưới cánh), 1 bom ngư lôi 910 kg, 6 rocket HVAR 127 mm (5 in), hoặc 2 rocket Tiny Tim 298 mm (11¾ in) không điều khiển, sản xuất 12.275 chiếc. Đây là một trong số máy bay thành công nhất của Hoa Kỳ trong WW2
Hàng chục chiếc Hellcat đã được Mỹ cung cấp cho Pháp vào thời kỳ 1950-1951

F6F Hellcat (1).jpg
F6F Hellcat (2).jpg
F6F Hellcat (3).jpg
F6F Hellcat (4).jpg
F6F Hellcat (5).jpg
F6F Hellcat (6).jpg
F6F Hellcat (7).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
F6F Hellcat
F6F Hellcat (8).jpg
F6F Hellcat (10).jpg
F6F Hellcat (12).jpg
F6F Hellcat (13).jpg
F6F Hellcat (14).jpg
F6F Hellcat (15).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
F6F Hellcat
F6F Hellcat (16).jpg
F6F Hellcat (17).jpg
F6F Hellcat (18).jpg
F6F Hellcat (19).jpg
F6F Hellcat (20).jpg
F6F Hellcat (21).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
F8F Bearcat (0).jpg

F4U Corsair ra đời 1942 đã thành công trong vai trò tiêm kích, nhưng vẫn chưa thoả mãn hải quân Hoa Kỳ, họ muốn một chiếc máy bay "lanh lẹn" hơn nữa để áp đảo tiêm kích Nhật Bản, muốn lanh lẹn phải bớt trọng lượng, nhưng phải đủ chắc để hạ cánh xuống tàu sân bay, phải mất 2 năm nghiên cứu đến tháng 6 năm 1945, F8F Bearcat (Gấu mèo) mới ra đời, không kịp tham chiến thì chiến tranh kết thúc. F8F Bearcat lập được kỷ lục đáng nể giữ kỷ lục thế giới tốc độ 850,26 km/h với máy bay cánh quạt (528,33 dặm mỗi giờ) và một kỷ lục mới về tốc độ lên cao 3.000 m trong 91,9 giây, chưa máy bay cánh quạt nào phá nổi, trừ máy bay phản lực ra đời sau nó

F8F Bearcat ra đời 1945, 1 người lái, dài 8,6 m, sải cánh: 10,9 m, cao 4,2 m, nặng 3,2 tấn, trọng lượng có tải: 4,4 tấn, MTOW 5,9 tấn, 1 động cơ Pratt & Whitney R-2800-34W công suất 2.100 hp (1.600 kW), tốc độ lớn nhất: 680 km/h, tầm bay tối đa: 1.780 km, 4 súng máy 12,7 mm Browning M2, 450 kg bom bom gắn trên 3 mấu treo, 4 rocket 127 mm (5 in) không điều khiển, sản xuất 1.266 chiếc
F8F Bearcat được Mỹ cung cấp cho Pháp từ 1951, hoạt động chủ yếu trong chiến dịch Điện Biên Phủ và là máy bay thường trú tại sân bay Mường Thanh để tấn công bộ đội ta. Những chiếc F8F Bearcat này đã vĩnh viến nằm lại Điện Biên Phủ sau khi bộ đội ta pháo kích phi trường Mường Thanh, cắt đứt cuống nhau cho quân đội Pháp tại đây hôm 27/3/1964, hai tuần sau khi nổ súng mở màn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Castor (81).jpg

2-2-1954, máy bay F8F Bearcat cất cành từ Mường Thanh hỗ trợ Tiểu đoàn dù xung kích 8 giao chiến với Việt Minh. Ảnh: Daniel Camus



17-3-1954 – máy bay F8F Bearcat bị Việt Minh pháo kích phả huỷ ngay tại hầm trú ở phi trường Mường Thanh. Ảnh: Jean Péraud

Chien thang (8_10).jpg

Xác máy bay F8F Bearcat tại Mường Thanh
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
F8F Bearcat
F8F Bearcat (1).jpg
F8F Bearcat (3).jpg
F8F Bearcat (5).jpg
F8F Bearcat (6).jpg
F8F Bearcat (7).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
F8F Bearcat
F8F Bearcat (17).jpg
F8F Bearcat (18).jpg
F8F Bearcat (19).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top