[Funland] Máy bay trong chiến tranh Việt Nam

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Ngoài AHLLVT Nguyễn văn Bảy chưa từng bị bắn hạ và phải nhảy dù thì KQ NDVN có các AHLLVT Lê Hải, Phạm Thanh Ngân chũng chưa từng bị Mỹ bắn hạ và phải nhảy dù!

Anh hùng Nguyễn Văn Bảy là một trong 3 phi công được phong anh hùng đầu tiên. Anh đã hạ 7 máy bay giặc bằng MiG-17, trong khi chưa bao giờ phải nhảy dù. Các phi công giỏi khác đều đã từng phải nhảy dù, như Trung tướng Nguyễn Văn Cốc (2 lần: một lần tháng 1/67 trong chiến dịch Bolo bị hạ ngay khi vừa cất cánh, một lần hết dầu khi đang không chiến), Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị (2 lần: 1 lần chiến dịch Bolo, một lần không nhớ rõ ngày), thiếu tướng Phạm Phú Thái (2 lần), Lê Thanh Đạo (2 lần)…
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
View attachment 5786466
F-111 Aardvark ra đời 1967, tổ bay 2 người, dài 22,4 m, sải cánh: cụp 9,75 m, xòe 19,2 m, cao 5,22 m, nặng 21,6 tấn, MTOW 45 tấn, tốc độ max 2,5 Mach (2.655 km/h), tầm bay tối đa: 5.190 km, bán kính chiến đấu 2.140 km, mang được 14,3 tấn vũ khí, trong đó có 1 pháo M61 Vulcan 20 mm với 2.084 viên đạn, 2 động cơ Pratt & Whitney TF30-P-100, lực đẩy mỗi chiếc 80 kN (8,2 tấn), khi có đốt sau 112 kN (11,4 tấn)
Mang code là F (chiến đấu), nhưng F-111 thực chất là máy bay ném bom tầm thấp, tốc độ cao để tránh radar đối phương. Cánh cụp-xoè phù hợp với bom mang đầy hoặc khi trút hêt bom

View attachment 5786489
Khi xoè cánh
View attachment 5786493
Khi cụp cánh
F-111 (86).jpg
F-111 (87).jpg
F-111 (88).jpg
F-111 là thế hệ đầu tiên có đốt sau (afterburner) phun nhiên liệu vào đuôi đốt tăng lực đẩy.





Đây có lẽ là động cơ ngon nhất lúc ấy.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,377 Mã lực
Tuổi
63
F-111 là thế hệ đầu tiên có đốt sau (afterburner) phun nhiên liệu vào đuôi đốt tăng lực đẩy.





Đây có lẽ là động cơ ngon nhất lúc ấy.
Có lẽ cụ hơi nhầm một tẹo.
Động cơ phản lực máy bay chiến đấu thì đến Mig17, 21 cũng có đốt sau tăng lực.
Động cơ cụ đưa ảnh là dòng Turbo Fan. Mig21 là Turbojet.
Cái đó mới đánh giá xịn hay ko.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Đận ném bom Bắc Việt Nam, hình như 1 em F111 cánh cụp cánh xòe này đang lủi vào cắn trộm theo lối Chèm Vẽ thì ăn 1 phát K44 rơi cmn nguyên vẹn, được xuất cảng sang Liên Xô thì phải, các Lão hầy

Sau này, hậu duệ của gia tộc F111 bên Mỹ là up lên bomber B1 Lancer
Còn em F111 từ Việt Nam sang ngoại tình bên Liên Xô thì để lại hậu duệ là dòng Su 24 Fencer, vẫn là cường kích

Cả hai dòng này đều nhận bộ ADN cánh cụp cánh xòe và cái cabin 2 chỗ ngồi ngang
K44 mà bắn được f111. Em chưa từng nghe
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Có lẽ cụ hơi nhầm một tẹo.
Động cơ phản lực máy bay chiến đấu thì đến Mig17, 21 cũng có đốt sau tăng lực.
Động cơ cụ đưa ảnh là dòng Turbo Fan. Mig21 là Turbojet.
Cái đó mới đánh giá xịn hay ko.
Đúng là Mig có đốt sau. Nhưng cả đốt sau thì lực đẩy chỉ là 67 kN, trong khi lực đẩy 1 động cơ F-111 afterburn turbofan (cả đốt sau) là 112kN. Nga đến Mig-29 mới dùng afterburn turbofan.
 
Chỉnh sửa cuối:

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
F-111 là thế hệ đầu tiên có đốt sau (afterburner) phun nhiên liệu vào đuôi đốt tăng lực đẩy.





Đây có lẽ là động cơ ngon nhất lúc ấy.
Wiki bẩu tàu bay đầu tiên có afterburner có từ 1941 do một kỹ sư người Ý, Secondo Campini thiết kế ra. Mặc dù vẫn là động cơ piston nhưng đấy vẫn là tàu bay đầu tiên bay với afterburner.
Ngâm kíu của Mẽo với afterburner bắt đầu từ 1947. Không có afterburner thì các máy bay thời CTVN không duy trì bay siêu âm được. Tàu bay duy trì bay siêu âm mà không cần afterburner thì tới F-22 mới trang bị rộng.

Nếu không có afterburner thì kết quả cuộc không chiến trên bầu trời miền Bắc có lẽ sẽ khác nhiều.
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
BTW, có lẽ ta nên dừng cuộc tranh luận kill lost ratio ở đây các cụ hầy. Những tranh luận này đã diễn ra ở khắp các diễn đàn và không có hồi kết, nhất là khi có các thành phần khiêu khích châm mồi.
Nếu cứ tiếp tục thì chắc hẳn kill ratio sẽ thuộc hoàn toàn về chã. =)) =)) =))
Ta lại tập trung hóng ảnh cụ Ngao5 hầy.
 

khói lửa 1975

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744916
Ngày cấp bằng
2/10/20
Số km
435
Động cơ
63,539 Mã lực
Tuổi
56
K44 mà bắn được f111. Em chưa từng nghe
Còn em đã từng nghe là.. Ná bắn thun và ná bắn mũi tên gỗ còn hạ được cả trực thăng nữa kia . chứ k44 mà bắn rơi F111 là điều phình phường cụ à:D:D:D
 

vừa đi vừa láii

Xe container
Biển số
OF-418867
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
6,166
Động cơ
221,021 Mã lực
BTW, có lẽ ta nên dừng cuộc tranh luận kill lost ratio ở đây các cụ hầy. Những tranh luận này đã diễn ra ở khắp các diễn đàn và không có hồi kết, nhất là khi có các thành phần khiêu khích châm mồi.
Nếu cứ tiếp tục thì chắc hẳn kill ratio sẽ thuộc hoàn toàn về chã. =)) =)) =))
Ta lại tập trung hóng ảnh cụ Ngao5 hầy.
Thỉnh thoảng thay đổi đường bay nó cũng vui :))
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Wiki bẩu tàu bay đầu tiên có afterburner có từ 1941 do một kỹ sư người Ý, Secondo Campini thiết kế ra. Mặc dù vẫn là động cơ piston nhưng đấy vẫn là tàu bay đầu tiên bay với afterburner.
Ngâm kíu của Mẽo với afterburner bắt đầu từ 1947. Không có afterburner thì các máy bay thời CTVN không duy trì bay siêu âm được. Tàu bay duy trì bay siêu âm mà không cần afterburner thì tới F-22 mới trang bị rộng.

Nếu không có afterburner thì kết quả cuộc không chiến trên bầu trời miền Bắc có lẽ sẽ khác nhiều.
Cùng là turbojet, Nếu không có after-burn thì có lẽ động cơ Mig-21 (Tumansky R-25) không bằng GE J79 lắp trên F-4, F-105.

- Tumansky R-25: lực đẩy 40kN không dùng afterburn, hệ số nén 9.5:1
- GE J79: lực đẩy 53kN, hệ số nén 13.5:1
 

Thanhlien.cusi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-754391
Ngày cấp bằng
25/12/20
Số km
399
Động cơ
53,610 Mã lực
Tuổi
35
Sự thật là ta chưa có tài liệu uy tín để tra cứu. Nên hay cãi nhau. Như mấy thằng sinh v Tây sang ta mà nó bảo không tìm ra được tài liệu về một số loại thực phẩm ở đây như nước mía.

Đến cái xe tăng 390 hay 843 xe nào vào trước, phải đợi me Tây năm 1995 nó show ảnh ra thì mới chịu, ảnh thù lù thế không cãi đc. Cả kíp lái tăng 843 cũng im lặng luôn. Cái con người và cái tinh thần nó không thật, nên không có khoa học được.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Tốc độ kéo cao thì MIG21 gần như tương đương F4.
F105 không bằng 2 cái trên!
Về kỹ thuật, mình đối chiếu tiêu thụ nhiên liệu của R-25 vs J79 thì kể cả không dùng afterburn R-25 vẫn tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn J79. Nếu dùng afterburn (hiệu suất thấp) thì còn đốt nhiên liệu nhiều hơn nhiều. Mỹ lại còn tiếp liệu trên không trước khi vào vòng chiến.

Do đốt quá nhiều không có tiếp liệu nên Mig-17 và 21 không đánh lâu được. Đó có thể là điểm yếu chết người của Mig, và công nghệ Nga nói chung (hiệu suất thấp).
 

vandatAT

Xe container
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
9,617
Động cơ
373,025 Mã lực
Các cụ cho em hỏi gà phát:
Ví dụ mig21 hết nhiên liệu ở độ cao 10.000m, thì nó có thể lượn được khoảng bao xa trước khi tiếp đất nhỉ ?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,340
Động cơ
899,752 Mã lực
...
Do đốt quá nhiều không có tiếp liệu nên Mig-17 và 21 không đánh lâu được. Đó có thể là điểm yếu chết người của Mig, và công nghệ Nga nói chung (hiệu suất thấp).
Chưa nói đến hiệu suất, mà nói về mục tiêu hay mục đích sử dụng của mấy cái máy bay này: tiêm kích tầm ngắn.
Bác mà tìm hiểu kỹ hơn, thì đặc điểm sẽ chết người hơn không phải là hiệu suất của động cơ hay thời gian bay quá ngắn, mà là lượng đạn (vũ khí) chúng mang theo. Bay dài hơn làm gì khi MIG17 chỉ vài loạt đạn ngắn đã hết, còn MIG21 thời đó chỉ mang lên trời được có 2 quả Aton (tên lửa không đối không tầm ngắn)?
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,377 Mã lực
Tuổi
63
Các cụ cho em hỏi gà phát:
Ví dụ mig21 hết nhiên liệu ở độ cao 10.000m, thì nó có thể lượn được khoảng bao xa trước khi tiếp đất nhỉ ?
Thực tế ta có vụ Mig21 bị hết dầu khi cách sân bay 25km, ở độ cao 8000m.
Phi công vẫn điều khiển máy bay hạ cánh an toàn.
Cái khó ở đây là Mig21 cánh tam giác, rất khó điều khiển.
Vụ này được đánh giá là kỳ tích. Phi công trình độ siêu đẳng.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Chiên tranh luôn có tình trạng trông gà hóa cuốc.
Vấn đề cụ nêu do 2 khả năng.
1. F4 dùng tên lửa dẫn bằng ra đa. Bắn trúng máy bay Mig21 trên màn hiện sóng. Sau đó về báo công. Thực tế quả tên lửa bắn gần trúng thôi hoặc chỉ bắn bị thương Mig
Bằng chứng là cụ Bảy bị dính một quả tên lửa. Máy bay lỗ chỗ đạn nhưng vẫn về hạ cánh được.
2. F4 bao vây Mig21. Hai máy bay Mỹ cùng bắn một Mig. Sau đó về tính công cho cả 2 máy bay. Thế là thành 2 Mig bị hạ.
Để lúc rảnh em lục lại nguồn. Trước bên Quân sử có cụ đã đăng.
Hồi 12 ngày đêm năm 12.1972, tụi Mỹ nó "đếm" được cả ngàn TLPK bắn lên, thực ra chỉ đếm tín hiệu TLPK thì đúng là "phóng" nhưng có phóng giả, và có thật. Trong những lần phóng đó thì số tín hiệu TL (phóng giả) khá nhiều nằm mục tiêu gạt nhiễu giả (tụi F4 cơ động tránh), tìm ra nhiễu thật B52, còn số đạn phóng thực ít hơn.
Quy trình phóng đạn dưới đây:
TLPK_Phongdan1972.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top