[TT Hữu ích] Máy bay 'Made in China' cạnh tranh với Airbus, Boeing lần đầu cất cánh

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,446
Động cơ
221,716 Mã lực
Trung Quốc đã tự nghiên cứu, tự phát triển được gì trong máy bay C919 để họ có thể tự nhận đây là máy bay Made in China?
1000050544.jpg
cái hình ảnh này là mới, vẽ sai toét, cái thân máy bay nó gọi là fuselage chứ không phải là "nhôm vỏ". Quan trọng nhất là thiết kế hình dạng, không phải "ráp" đâu.
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,076
Động cơ
81,467 Mã lực
À đến con em cũng vợ em đẻ, BS đỡ đẻ em chả giúp đc cái gì. Cái phần quyết định thì chả ai tính.
Nhưng nó vẫn mang họ em thôi.
 

AMATAX

Xe điện
Biển số
OF-303978
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
2,454
Động cơ
363,334 Mã lực
Nơi ở
TQ chế tạo cả tàu vụ trụ theo chủ thớt ko lẽ cũng copy à
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,909
Động cơ
90,130 Mã lực
Trung Quốc đã tự nghiên cứu, tự phát triển được gì trong máy bay C919 để họ có thể tự nhận đây là máy bay Made in China?
1000050544.jpg
Cụ làm cái thớt xứng danh cụ. TQ nó làm đc nhiều lắm đó. Mà đống kia họ mua ko có nghĩa họ ko làm đc. Họ mua là họ học đấy.
 

Húp sụp sụp

Xe điện
Biển số
OF-792017
Ngày cấp bằng
1/10/21
Số km
3,168
Động cơ
97,456 Mã lực
Chưa hiểu ý cụ khen hay mỉa?!
Em nghĩ TQ chọn cách làm "thuận theo tự nhiên" thôi, họ ráp máy bay và làm thương hiệu, như thế khách mới dám leo lên. Khi có thương hiệu thị họ thay dần đồ china vào
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,860
Động cơ
525,296 Mã lực
Chắc nó học kiểu chém gió của boeing
IMG_3286.png
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,662
Động cơ
626,095 Mã lực
Làm được cái máy bay bay được từ những thứ đi mua thế thì cũng giỏi quá đi rồi, cũng có thể gọi là của mình rồi. Việc gì nó cũng phải có quá trình phát triển từng bước.
 

G.O.D Pro

Xe tải
Biển số
OF-840847
Ngày cấp bằng
28/9/23
Số km
478
Động cơ
5,909 Mã lực
Tuổi
36
Tầm này đừng coi thường TQ nữa , nó đỉnh quá rồi :(
 

Boyngoan

Xe buýt
Biển số
OF-849274
Ngày cấp bằng
7/3/24
Số km
658
Động cơ
9,761 Mã lực
Tuổi
36
Trung Quốc đã tự nghiên cứu, tự phát triển được gì trong máy bay C919 để họ có thể tự nhận đây là máy bay Made in China?
1000050544.jpg
Với em thì TQ họ là quá giỏi, quá mạnh. Đặc biệt họ có đội ngũ các nhà khoa học gốc Hoa thuộc mọi ngành nghề ở mọi nơi trên thế giới. Đội ngũ này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự tiến bộ công nghệ của TQ.
 

maximax903

Xe điện
Biển số
OF-719960
Ngày cấp bằng
12/3/20
Số km
3,120
Động cơ
129,249 Mã lực
Năm sau đi Côn Đảo từ HN và TP.HCM bằng cái C909 thật rồi chăng?
IMG_1881.jpeg
 

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,320
Động cơ
368,129 Mã lực
Trung Quốc đã tự nghiên cứu, tự phát triển được gì trong máy bay C919 để họ có thể tự nhận đây là máy bay Made in China?
1000050544.jpg
Quan trọng nhất là Trung Quốc nó thiết kế được ra cái máy bay, kích thước, hình dạng khí động thế nào, cánh và đuôi,..., để nó bay được trần bay nào, tốc độ bao nhiêu, cấu hình hành khách bao nhiêu, có những bộ phận nào, hệ thống điều hòa ra sao, yêu cầu động cơ lực đẩy bao nhiêu, hệ thống điện tử có những chỉ báo nào, hệ thống thủy lực cần áp suất bao nhiêu, đường ống kích thước bao nhiêu,...Khi có đầy đủ các thông số rồi thì giao bản thiết kế từng chi tiết cho các nhà thầu nó sản xuất theo đúng thông số đầu vào, đầu ra mình yêu cầu! Như thế mình mới duyệt! Sau đó lắp thành cái máy bay, thì đó là Trung Quốc nó sản xuất thôi!

Cái xe đạp Thống nhất cũng vậy, nhà sản xuất có phải vào lên tận Tây Nguyên mua đất rừng, trồng cây cao su, khai thác cao su, rồi làm ra cái lốp xe đạp không? Tất nhiên là không! Alo cho thằng công ty cao su Caosumina bảo tao cần 12 vạn lốp xe đạp 1 năm (thông số kỹ thuật thế này, thế kia,...), cứ đầu tháng giao 1 vạn để tao lắp vào mẫu xe Thống nhất của tao! Caosumina là thằng chuyên lốp, nó sản xuất tất nhiên sẽ rẻ và tốt hơn ông xe đạp Thống Nhất tự làm lốp, vậy ông xe đạp Thống Nhất cần quái gì phải làm lốp cho mệt người! Đưa thiết kế nó làm cho mình tốt và rẻ hơn! Xã hội chuyên môn hóa từ thế kỷ nào rồi!

Nhiều bác tư duy chán lắm, cứ cho là sản xuất thì phải từ A đến Z! Việt Nam cần quái gì phải sản xuất ốc vít, dao lam cạo râu, khi có thắng nó chuyên sản xuất ốc vít, dao lam cả chục, cả trăm năm đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá lại còn rẻ hơn chính mình sản xuất; trong khi mình tự làm thì không đạt nổi tiêu chuẩn, còn để đạt chuẩn thì giá gấp 10 lần nó sản xuất :))
 

zinger02

Xe hơi
Biển số
OF-872884
Ngày cấp bằng
9/12/24
Số km
119
Động cơ
2,288 Mã lực
Tuổi
44

Sau hơn 1 thập kỷ phát triển và được tài trợ hàng chục tỷ USD, chiếc máy bay phản lực chở khách đầu tiên của Trung Quốc sắp được Bắc Kinh chấp thuận để thực hiện các chuyến bay thương mại.

Với việc ra mắt dòng máy bay C919 một lối đi, Airbus của châu Âu và Boeing của Mỹ thống trị đang phải đối mặt với một đối thủ mới. Họ có thế mạnh về kinh phí và mối liên hệ chính trị, họ là công ty hàng không vũ trụ hàng đầu Trung Quốc – Comac, được nhà nước hậu thuẫn.
Tách ra khỏi lĩnh vực hàng không quân sự của Trung Quốc vào năm 2008, Comac đã công bố có gần 1.000 đơn đặt hàng và lựa chọn cho loại máy bay này, chủ yếu từ khách hàng trong nước. Theo Financial Times, chuyến bay vận chuyển đầu tiên cho China Eastern Airlines dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Bắc Kinh muốn phá vỡ thế độc quyền của những gã khổng lồ phương Tây. Họ đã thúc đẩy quá trình phát triển của C919 khi hỗ trợ tới 72 tỷ USD cho Comac.
David Yu – chuyên gia tài chính hàng không đang giảng dạy tại Đại học New York ở Thượng Hải, cho biết dù các hãng hàng không Trung Quốc không có nghĩa vụ rõ ràng là phải mua C919, nhưng "tôi chắc rằng nhà nước đã tích cực đề xuất".

Trong nhiều thập kỷ, Airbus và Boeing đã cạnh tranh gay gắt để giành thị phần, cũng như sự hậu thuẫn của chính phủ. Giờ đây, khi có mối đe dọa chung, có thể họ sẽ gạt những mâu thuẫn sang một bên và kết thúc cuộc chiến kéo dài 17 năm của WTO về vấn đề trợ cấp. Theo đó, Airbus và Boeing sẽ ứng phó với đối thủ tiềm năng mới.
Máy bay Made in China chính thức xuất hiện, thế độc quyền của Airbus và Boeing sắp bị phá vỡ? - Ảnh 1.
Dù nhiều lần trì hoãn và có thể sẽ thêm một lần thất bại, nhưng hiện đã có những dấu hiệu cho thấy khoản đầu tư của Bắc Kinh đã bắt đầu mang lại hiệu quả. Guillaume Faury – CEO của Airbus, gần đây đã nhắc đến sự phát triển của Comac. Ông nói trong một sự kiện: "Chúng tôi có thể đi từ sự độc quyền của 2 công ty trên thị trường sang 3 công ty vào cuối thập kỷ này, ít nhất là ở dòng máy bay 1 lối đi."
C919 hiện vẫn không thể sánh ngang với các phiên bản mới nhất của Airbus A320 hay Boeing 737 về hiệu suất nhiên liệu hay phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, mối lo ngại lớn nhất đối với các tập đoàn phương Tây là sự phát triển tương tự trong tương lai có thể sẽ khiến số đơn đặt hàng từ Trung Quốc sụt giảm mạnh.
Trung Quốc hiện đang trên đà trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới. Boeing dự đoán, các hãng hàng không của quốc gia này sẽ mua tổng cộng 8.600 máy bay mới trong vòng 20 năm tới.
Những khó khăn của Comac
Sự xuất hiện của Comac diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc đang gia tăng. Các giám đốc điều hành phương Tây hiện đang lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ của Bắc Kinh trở nên mạnh mẽ hơn.
6 tháng sau khi các cơ quan quản lý phương Tây dỡ bỏ lệnh cấm đối với Being 737 Max, Bắc Kinh hiện vẫn chưa có động thái tương tự. Dave Calhoun – CEO của Boeing, cho biết: "Nếu tình hình này còn kéo dài, tôi buộc phải trả giá. Đó là bởi Trung Quốc đóng góp phần lớn vào sự phát triển của ngành này trên thế giới."
Trong khi đó, theo một giám đốc ngành hàng không của Trung Quốc, Airbus hiện tại có lẽ "dễ thở" hơn, còn Boeing buộc phải chờ đợi diễn biến của mối quan hệ thương mại giữa 2 nước.

Tuy nhiên, căng thẳng thương mại có thể trở thành một vấn đề phức tạp đối với các nhà cung cấp phương tây của Comac. Họ là những công ty cung cấp hầu hết các thành phần quan trọng của C919. Ngoià ra, các công ty liên quan đến Comac còn nằm trong số hàng chục tập đoàn công nghệ của Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đen.
Máy bay Made in China chính thức xuất hiện, thế độc quyền của Airbus và Boeing sắp bị phá vỡ? - Ảnh 2.
Hơn nữa, trước khi chính thức cất cánh, C919 cũng phải đối mặt với một số thách thức. Ngay cả khi đã được cơ quan quản lý Trung Quốc cấp giấy chứng nhận, thì vẫn còn những câu hỏi về việc liệu Comac có khả năng hỗ trợ máy bay khi đang hoạt động hay không.
Rob Morris – trưởng bộ phận tư vấn của Ascend by Cirium, cho biết: "Thành công trong lĩnh vực máy bay thương mại không chỉ nhờ vào thiết kế, sản xuất, chứng nhận hay giao một chiếc máy bay, mà còn là khả năng hỗ trợ 24/7/365 đối với hoạt động trong toàn bộ vòng đời của nó."
Trong khi đó, Robert Thomson đến từ công ty tư vấn quản lý Roland Berger cho biết việc tăng sản lượng đối với C919 có thể sẽ rất khó khăn. Ông nói: "Airbus đã mất hơn 10 năm để đạt sản lượng 30 máy bay phản lực mỗi tháng đối với A320. Ngoài ra, họ còn cần mẫu thiết kế ổn định và năng lực của chuỗi cung ứng cho các bộ phận khác nhau."
Ngoài ra, để cạnh tranh với các đối thủ toàn cầu, C919 cần sự thấp thuận của FAA và EASA. Chia sẻ với FT, EASA cho biết thời gian cần thiết để xác nhận có thể sẽ là ít nhất từ 5-7 năm.
tự hào quá vn ơi
 

DCCHA

Xe buýt
Biển số
OF-838620
Ngày cấp bằng
13/8/23
Số km
957
Động cơ
19,352 Mã lực
Kính các cụ đi trước. Em vẫn chọn Boeing hoặc Airbus thôi.
 

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,101
Động cơ
143,171 Mã lực
Ban đầu để có được đầy đủ các chứng nhận quốc tế thì Tàu nó dùng gần như toàn bộ của nước ngoài, Tây nó có muốn cấm hay k công nhận cũng khó, nếu đã đủ thủ tục, tất nhiên chơi chày cối thì chịu. Có thể thật sự giờ nó cũng chưa tự làm được tất cả, nhưng thời gian sau khi đã có đủ thủ tục thì em nghĩ nó sẽ thay thế bằng đồ Tàu tự làm, k lâu đâu.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,817
Động cơ
410,568 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhiều bác tư duy chán lắm, cứ cho là sản xuất thì phải từ A đến Z! Việt Nam cần quái gì phải sản xuất ốc vít, dao lam cạo râu, khi có thắng nó chuyên sản xuất ốc vít, dao lam cả chục, cả trăm năm đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá lại còn rẻ hơn chính mình sản xuất; trong khi mình tự làm thì không đạt nổi tiêu chuẩn, còn để đạt chuẩn thì giá gấp 10 lần nó sản xuất :))
Nói như cụ là rất không ổn ạ. Tất cả các nước đi sau, kể cả Nhật đầu TK20, Hàn những năm 1970 và Trung những năm 1990-2000 đều vấp phải vấn đề là các nước đi trước đã và đang làm tốt việc sản xuất. Nếu vì thế mà không dám dấn thân đầu tư thì sẽ không bao giờ có Nhật Hàn Trung như ngày nay.
 

maximax903

Xe điện
Biển số
OF-719960
Ngày cấp bằng
12/3/20
Số km
3,120
Động cơ
129,249 Mã lực
Chắc chưa đâu cụ ơi, làm j đã có hàng mà trả ạ
Cụ ko nhớ đợt trước TQ mang 2 loại máy bay sang Nội Bài, Vân Đồn & Côn Đảo hay Phú Quốc đấy ah. Quan trọng là cơ quan quản lý có đồng ý ko & tiền nữa thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top