Máu vẫn đổ ở trường sa

Trạng thái
Thớt đang đóng

nghiahoa

Xe hơi
Biển số
OF-87690
Ngày cấp bằng
7/3/11
Số km
133
Động cơ
409,120 Mã lực
Ngày nào cũng có đầy đủ quân dân chính ngoài đó! Kụ yên chí nhớn đi ạ! Chả có thằng nào dám hó hé đâu!
 

at2011

Xe tải
Biển số
OF-81837
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
402
Động cơ
417,096 Mã lực
Trước e đọc báo thấy nói VN có 22 hòn đảo tại Trường Sa nhưng cách đây mấy hôm lại thấy bài báo" tiếp nhận 21 viên đá đại diện 21 hòn đảo tại Trường Sa".
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
814
Động cơ
500,692 Mã lực
Tại sao CP ta lại cứ giấu nhẹm những thông tin này đi nhỉ?
Em cũng đắn đo mãi nhưng thấy cần nói lại rõ vấn đề này. Em thì có may mắn là được đi đó đây nhiều, ngồi lê la nhiều và hóng hớt, ngó nghiêng nhiều nên thiết nghĩ vấn đề này cần có nhận thức chính xác. Nói chính xác là, anh em bộ đội vẫn tiếp tục hy sinh xương máu trong thời bình không chỉ ở Trường Sa, biển đảo mà ở khắp nơi trên mọi miền đất nước khi làm nhiệm vụ. Có nhiều lý do khi bị thương hoặc hy sinh khi làm nhiệm vụ.
Trên bộ, thì cánh Biên phòng vẫn chiến đấu bằng vũ khí nóng với rất nhiều đối tượng như phỉ, buôn lậu ma tuý, buôn lậu gỗ (mạn Tây Bắc, Tây Nghệ An ...); cánh công binh để lại một phân thân thể khi đi dò, gỡ mìn tại các khu vực quân sự cũ cũng không ít; cánh kỹ thuật vũ khí đạn thì hy sinh trong khi chế tạo đạn dược; cánh bộ binh thì hy sinh trong lũ cứu dân; cánh phi công thì khỏi nói (cứ rơi là liệt sĩ rồi). Đơn giản các bác cứ vào các Viện 3, viện 8, viện 354 thì sẽ tận mắt chứng kiến nhiều lắm và không kém phần xót xa đâu ạ ... Nhưng, lính mà, không hy sinh thì còn ai nữa. Thời bình hay thời chiến cũng vậy thôi.
Riêng với Trường Sa thì ngoài các trường hợp em không biết (và kể từ năm 1988 trở lại đây), nhưng các trường hợp phần mộ còn để lại trên các đảo nổi (mà bác 3Gai giới thiệu một vài trường hợp ở trên) đều là các trường hợp hy sinh trong khi làm nhiệm vụ cứu nạn, diễn tập, sửa chữa khí tài, do tai nạn sập nhà Giàn etc ...
Cái này thực ra là đa số chúng ta không quan tâm, không để ý nên cứ nghĩ việc hy sinh thời bình nó có vẻ khó tin và xa vời lắm. Có tâm muốn biết thì sẽ biết, có ai giấu diếm gì các bác đâu. Em thì nghĩ rằng nhiều khi vật lộn đời thường nên chính chúng ta hơi vô tâm vô tình quá. Nên tự hỏi chính mình điều ấy ... Nếu "lãnh đạo" đã chủ ý muốn giấu trường hợp nào thì tầm như em hay bác 3Gai cũng không có cửa để bi bô ở đây với các bác. Bác đã thật sự bao giờ muốn biết và gõ cụm "chiến sĩ hy sinh Trường Sa" vào Google chưa ạ? Em hỏi thật ...
Ví dụ sinh động cho bác, em Google ví dụ theo link này
http://www.phuongtrangdalat.com/Default.aspx?tbid=4&nid=330

"... Viết đến đây, tôi bỗng nhớ đến câu chuyện của Phan Văn Quý, thủy thủ tàu HQ 960, kể cho tôi nghe trong đêm trăng khi tàu Ti Tan chồm lên những con sóng lớn vươn ra biển. Đó là một chiến sĩ Trường Sa còn rất trẻ. Anh tên là Chiểu. Chiểu hy sinh giữa tuổi 20 khi đang làm nhiệm vụ. Xuồng công tác của anh gặp nạn chìm xuống đáy biển. Sau thời gian tìm kiếm không thấy anh, đồng đội đã phải cúng cơm gọi hồn anh về. Chiểu về với đồng đội sau gần một tuần nằm dưới đáy biển như một sự bí hiểm mà đến nay chưa thể nào giải thích được. Câu chuyện cứ ám ảnh tôi mãi, cho đến buổi chiều, tôi cùng Thượng tọa Thích Tắc Huê ra cúng ở chùa Song Tử Tây.
Chùa Song Tử Tây được xây dựng khá bề thế, theo mô hình chùa Bái Đính, Ninh Bình. Khi tiếng chuông chùa ngân lên, trong khói hương nghi ngút và tiếng sóng biển rì rào, tôi cũng như nghe thấy tiếng bước chân chiến sĩ ào ào dội lên từ biển cả. Và điều linh thiêng hơn nữa, giữa bão bể mưa rừng, chúng tôi ra viếng mộ liệt sĩ nằm kế mép biển gần ngôi chùa trên đảo Trường Sa lớn. Hai ngôi mộ, hai liệt sĩ còn rất trẻ. Đồng chí thứ nhất là Hoàng Văn Nghĩa, sinh năm 1988 quê ở Nghĩa Hưng, Nam Định. Đồng chí thứ hai là Lê Văn Tuấn, sinh năm 1987, quê ở Quảng Xương, Thanh Hóa. Các anh nằm đó giữa muôn trùng biển khơi. Tiếng sóng biển rì rào quanh năm, tiếng chuông chùa ngân nga mỗi tối như giọng ca ấm áp của bà, của mẹ ru các anh vào giấc ngủ. Tôi bất chợt nhớ đến hai câu thơ khắc trên quả chuông lớn đặt ở đền thờ liệt sĩ Long Khốt : Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc. Hồn bay lên hóa linh khí quốc gia… Đến đây, tôi muốn viết thêm: Những người chiến sĩ Trường Sa. Máu xương đã kết tràng hoa dâng đời ..."
 
Chỉnh sửa cuối:

Kia DVD 5.1

Xe tăng
Biển số
OF-12466
Ngày cấp bằng
5/1/08
Số km
1,639
Động cơ
538,420 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Đề tài này khá nhạy cảm đấy ạh.. 8-}
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
814
Động cơ
500,692 Mã lực
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
6,435
Động cơ
523,728 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Cụ nào biết, kê cho cái list cho anh em thuộc dần chứ như em cũng chỉ biết tên mấy đảo lớn như TS, STT, NY ...
Theo em đọc thì thực ra chỉ có vài đảo thực sự, còn thì chỉ là ngầm thôi, nhưng khu vực này được đánh giá có nguồn thủy sản, đặc biệt là trữ lượng dầu lớn nên thằng chóa hàng xóm Khựa nó mới suốt ngày dòm ngó. Hiện cả khu vực của TS đã bị chiếm bới nhiều nước, trong đó nhà mềnh có diện tích đảo lớn nhất, xong rồi đến thằng Taiwan...thằng Khựa đâu chỉ có 1 vài cái ngầm trong đó có Gạc Ma nó chiếm năm 88 của mình nhưng lực lượng của nó thì...nhiều:(.

Em mong ước đến đời F1 của chúng ta sẽ không phải nghe/đọc thấy số đảo của ta bé đi nữa:(.
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,703
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bộ đội ta hy sinh. Chính vậy bộ đội mới có câu: "Máu vẫn đổ trong thời bình" mà các cụ.
Nhà cháu mới post câu chuyện hay hay ngoài Trường Sa để các cụ xem nghía. Ở trong "Câu chuyện những chuyến đi" và với nhan đề cũng rất bình thường là: "ĐẶC NHIỆM TRƯỜNG SA". Mời các cụ qua đọc.

http://www.otofun.net/threads/240596-dac-nhiem-truong-sa
 
Chỉnh sửa cuối:

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
814
Động cơ
500,692 Mã lực
Cụ nào biết, kê cho cái list cho anh em thuộc dần chứ như em cũng chỉ biết tên mấy đảo lớn như TS, STT, NY ...
Cái này em hứa với bác kực Gấu là rảnh rang một chút em sẽ giới thiệu có tính chất chính thức về cánh đảo phía Nam, nơi em đã đi qua (có ảnh minh họa). Phần đảo cánh Bắc em sẽ trích dẫn tài liệu chính thống để các bác có thông tin chính xác và tin cậy. Có thể em sẽ làm 1 cái topic mới hoặc nối vào cái cũ của em.
Tạm thời giải đáp thì Việt Nam ta hiện đóng giữ 9 đảo nổi và 12 đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa; và kiên định khẳng định chủ quyền với toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 

nghiahoa

Xe hơi
Biển số
OF-87690
Ngày cấp bằng
7/3/11
Số km
133
Động cơ
409,120 Mã lực
Cụ nào biết, kê cho cái list cho anh em thuộc dần chứ như em cũng chỉ biết tên mấy đảo lớn như TS, STT, NY ...
Đây kụ!

9 đảo nổi là : An Bang (Amboyna Cay) , Phan Vinh (Pearson Reef) , Trường Sa (Trường Sa Lớn, Spratly Island) , Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef), Sinh Tồn (Sin Cowe Island) , Sinh Tồn Đông (Đá Nhám, Đá Grisan, Đá Đờ Ri San, Sin Cowe East Island, Grierson Reef) , Song Tử Tây (Southwest Cay) , Nam Yết (Namyit Island) , Sơn Ca (Sand Cay)


12 đảo chìm là: Đá Nam (South Reef) , Đá Lớn (Great Discovery Reef) , Thuyền Chài (Barque Canada Reef) , Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef) , Len Đao (Lansdowne Reef) , Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) , Núi Le (Cornwallis South Reef) , Tốc Tan (Alison Reef) , Đá Tây (West London Reef) , Đá Đông (East London Reef), Đá Lát (Ladd Reef) , Đá Thị (Núi Thị, Petley Reef)

(Thực ra 12 đảo chìm này đều có những ghềnh đá nổi trên mặt nước)
 

nghiahoa

Xe hơi
Biển số
OF-87690
Ngày cấp bằng
7/3/11
Số km
133
Động cơ
409,120 Mã lực
Đọc thêm chút các kụ!
Gặp "đội binh khuyển" Trường Sa

05/05/2011 13:56:41
- Trường Sa nổi tiếng với phong ba, bão táp, với gió muối mưa muối, với cái nắng rát mặt và với những thứ không thể tìm thấy ở đâu khác. Cái khắc nghiệt của thời tiết ở Trường Sa đã tạo nên nhiều thứ "đặc sản" nơi đây.


TIN LIÊN QUAN
"Binh khuyển" ở Trường Sa


Điều làm tôi ngạc nhiên và khá thú vị là ở trên đảo Trường Sa, nơi cách đất liền hàng nghìn hải lý lại có cả hoạt động huấn luyện chó nghiệp vụ. Thượng úy Vũ Khắc Biên (trường Trung cấp Huấn luyện chó nghiệp vụ, Học viện Biên phòng), người phụ trách đội huấn luyện chó nghiệp vụ cho biết, hằng ngày, đàn chó phải rèn luyện nâng cao... thể lực. Nhiều người gọi chúng là "binh khuyển". Nhiệm vụ của thượng úy Vũ Khắc Biên hằng ngày gắn liền với những đồng đội rất đặc biệt: ba "chiến sĩ bốn chân" Mika, Kakốp và Manlơ. Đó là những chú chó nghiệp vụ tinh khôn, đã lập nhiều chiến công trên đất liền. Điển hình là vai trò của chúng trong các vụ đánh án ma túy ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Một khó khăn khác là chế độ dinh dưỡng cho các chiến sĩ đặc biệt này. Khẩu phần cho "binh khuyển" khá tốn kém, thậm chí cao hơn cả lính bộ binh. May mắn thay, Mika, Kakốp, Manlơ nói riêng, đàn chó nghiệp vụ ở Trường Sa nói chung, khá "dễ tính", có thể ăn được thịt hộp, cá biển, cơm, rau... Đến giờ, Mika, Kakốp, Manlơ đều đã trở thành những chiến sĩ hải quân đặc biệt ở Trường Sa. Ngoài việc "rèn luyện" nâng cao thể lực, cả ba còn thực hiện tốt các phương án diễn tập chống người nhái, biệt kích. Chẳng hạn, các phương án đánh chặn từ ngoài bờ kè và đánh bắt khi địch đã xâm nhập đều được từng "binh khuyển" hoàn thành xuất sắc.
Đảo chìm

Chuẩn bị cho chuyến đi Trường Sa, tôi tìm đọc cuốn "Đảo chìm" của Trần Đăng Khoa để có những hình dung ban đầu về những hòn "đảo nhỏ quá, nói một câu là hết". Trên 5 đảo chìm Đá Lát, Đá Tây, Tốc Tan, Núi Le, Thuyền Chài chúng tôi đặt chân tới, cái tính tếu táo, lạc quan của lính đảo ngày ấy giờ vẫn còn nguyên vẹn.

Những kỷ luật quân sự, tinh thần cảnh giác lúc nào cũng ở mức cao độ, "buông neo" cho Tổ quốc khỏi dạt trôi. Chỉ khác, không còn hình ảnh lều bạt dã chiến dựng trên bãi cát to bằng nong thóc mà giờ là những ngôi nhà ba tầng kiên cố; Không còn cảnh rận chui vào chăn cắn chiến sĩ mỗi ngày mà giờ, mỗi người có một góc riêng, không còn cảnh nước thủy triều lên thì ôm chăn chiếu lên cao chạy nước...

Đảo chìm là những bãi san hô lộ thiên giữa biển nước bao la khi thủy triều rút xuống. Và đảo chìm cũng có hai dạng hoàn toàn không giống nhau: Ở những bãi san hô nằm sâu dưới mặt biển chừng vài ba chục mét, những người lính biển làm nhà giàn như những tổ chim câu; Còn ở những bãi san hô cạn, họ lại xây móng, đôn nền, rồi dựng lên trên đó những ngôi nhà tầng kiên cố.

Hành trình vào thăm đảo của chúng tôi cũng gặp lắm gian nan do sự phức tạp của chế độ thủy triều nơi đây. Thủy triều ở Trường Sa là chế độ bán nhật triều, mỗi ngày có 2 lần nước lên xuống. Dù đã có bản đồ thủy triều song nếu không tính toán cẩn thận, nhìn thấy đảo rồi mà không thể vào được. Sáng sớm ngày 20/4, chiếc xuồng chở chúng tôi vào đảo Thuyền Chài bị "thương nặng" do va phải các bãi san hô. May mắn, chúng tôi vẫn vào đảo và trở về an toàn.

Vua hoa bàng vuông

Ngoài sự hiện diện của cây phong ba, bão táp, Trường Sa còn có bàng vuông, một loại cây thể hiện sức sống của con người biển đảo. Bàng vuông còn có tên gọi bàng bí, cây thuốc cá, thuốc độc biển... là thực vật bản địa ở rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới và đảo. Sách đỏ Việt Nam xếp loại bàng vuông ở mức độ đe dọa bậc hiếm. Hoa bàng vuông màu trắng, mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10 - 20cm. Quả có đường kính khoảng 9 - 11cm, hình đèn lồng 4 hoặc 5 cạnh vuông, bên trong là lớp xơ xốp dày bao bọc một hạt có đường kính 4 - 5cm. Quả bàng vuông phát tán bằng cách trôi nổi trên biển, nó có thể trôi nổi đến 2 năm mà không bị hỏng.

Tất cả các phần của quả bàng vuông đều có độc tính, trong các chất độc có cả các chất saponin. Hạt bàng vuông từng được xay thành bột để giết hoặc làm cá bị tê liệt khi đánh cá. Khi thiếu lá dong, bộ đội Việt Nam đóng trên quần đảo này dùng lá loài cây này để gói bánh chưng đón Tết.


Ở các đảo lớn, bàng vuông mọc tự nhiên, cành lá xum xuê chắn gió, chắn sóng bảo vệ dân và bộ đội. Cây bàng vuông được bộ đội chăm chút như một người bạn tri âm, tri kỷ. Trung tá Vũ Minh Thân, đảo trưởng Đảo An Bang cho biết, hạt bàng vuông trôi trên biển có thể sống được hai năm là đặc điểm khó có loài cây nào có được. Các cây bàng vuông trên điểm đảo này đều là hạt trôi từ biển, được bộ đội ươm mầm và chăm sóc. Hoa bàng vuông nở vào ban đêm. Đến mùa hoa nở, lính trẻ thường rủ nhau rình xem. Sáng sớm, trên đường tuần tra, cả đảo rực rỡ hoa bàng lung linh trong nắng gió. Từ khi nở đến khi tàn khoảng 10 ngày.

Trong hành trình trở về đất liền của tôi cũng không thiếu một trái bàng vuông - thứ quả thể hiện sức sống mãnh liệt của người lính ngoài biển khơi mà không sóng gió bão giông nào có thể vùi dập được.

Trồng rau như chăm con mọn

Điều dễ nhận thấy khi đặt chân lên các hòn đảo là những vườn rau xanh tốt giữa biển khơi ầm ào mang tên "Vườn rau Thanh niên". Khó nhất là ở đảo chìm. Thiếu đất, thiếu nước ngọt, cộng với khí hậu khắc nghiệt, việc trồng rau ở đảo chìm quả là rất khó.
Rau muống trên đảo Tốc Tan.
Chiến sĩ Nguyễn Hữu Thủy, đảo Đá Lát cho biết, việc trồng rau xanh trên đảo gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu nước một lẽ, phần gió biển mang muối táp hết ngọn non, lá như bị cháy. Cứ phải che nắng và che gió 24/24, may ra mới có rau ăn thường xuyên. Mồng tơi, cải bẹ, dền, rau muống, bạc hà... mỗi loại vài luống. Ở một số đảo, vườn rau được chắn gió bằng ván ép và mành nhựa. Ngoài giờ huấn luyện, bộ đội lại loay hoay bắt sâu, làm cỏ, tưới nước...

Vườn rau trên đảo Đá Lát.
Anh Võ Quốc Toản (đảo Đá Tây) cho biết, việc chăm sóc cho rau không khác gì chăm con mọn. Chỉ lơ là một chút là một con sóng đánh bất ngờ, một trận lốc tố ập đến hất nước biển mặn xuống là cướp sạch cả vườn rau. Vườn rau di động bằng những khay đựng đất, mỗi lúc sóng to gió lớn, sóng dữ thì các chiến sĩ đều phải đem cất các khay đựng rau vào nhà.

Để chống chọi với sóng gió khắc nghiệt các anh phải nghiên cứu đủ mọi cách như nâng độ cao các vườn rau, làm các tấm phên che gió xung quanh và thiết kế cả các mái che di động... Để có diện tích vườn rau lên đến vài chục mét vuông, các chiến sĩ đảo Tốc Tan đã tích cóp theo phương châm "kiến tha lâu đầy tổ", nghĩa là ngoài sự hỗ trợ, cấp phát của đơn vị thì mỗi lần trả phép, anh em lại mang ra một ít hạt giống, một ít phân bón và đất để những vườn rau trên đảo xanh mãi.

"Năm nào chúng tôi cũng đón nhiều đoàn ra thăm với nhiều quà tặng động viên anh em chiến sĩ. Thứ quà chúng tôi rất muốn được nhận là phân và đất, hạt giống rau. Đó là những thứ quý hơn đường sữa, bánh kẹo ở cái nơi đầu sóng ngọn gió này", thiếu tá Trương Ngọc Tuấn, đảo Trường Sa Đông tâm sự.

Những hòn đá mồ côi cũng được coi là thứ "đặc sản" riêng có ở Trường Sa. Ở các điểm đảo chúng tôi ghé chân như Đá Lát, An Bang, Thuyền Chài, vào mỗi buổi chiều khi thủy triều xuống, những hòn đá mồ côi nằm rải rác ven biển như những người lính vững chãi nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.Tô Hội
 

XichLoBMW

Xe tải
Biển số
OF-4190
Ngày cấp bằng
9/4/07
Số km
407
Động cơ
554,666 Mã lực
Anh tên là Chiểu. Chiểu hy sinh giữa tuổi 20 khi đang làm nhiệm vụ. Xuồng công tác của anh gặp nạn chìm xuống đáy biển. Sau thời gian tìm kiếm không thấy anh, đồng đội đã phải cúng cơm gọi hồn anh về. Chiểu về với đồng đội sau gần một tuần nằm dưới đáy biển như một sự bí hiểm mà đến nay chưa thể nào giải thích được. ..."[/I][/FONT]
Ko hiểu rõ nội dung câu chuyện, không hiểu ý tác giả muốn nói về anh Chiểu về với đồng đội thế nào??? Bác nào rành giải thích cho em với nhé.
 

hoangsonbs

Xe tải
Biển số
OF-52028
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
267
Động cơ
456,300 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Đau lòng khi xem Clip chúng bắn hạ các chiến sỹ ta như là Beach Heat, Luôn căm thù lũ khốn nạn TQ, chúng sẽ gặp quả báo
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
814
Động cơ
500,692 Mã lực
Ko hiểu rõ nội dung câu chuyện, không hiểu ý tác giả muốn nói về anh Chiểu về với đồng đội thế nào??? Bác nào rành giải thích cho em với nhé.
Đây là ví dụ về một trường hợp một chiến sĩ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ công tác tại Trường Sa cách đây vài năm trong điều kiện sóng to gió lớn. Lúc đầu, chịu không sao mò được thân thể liệt sĩ (biển cả thì bao la thế). Anh em đồng đội đã dùng đến biện pháp tâm linh nhưng cũng không ai tin còn có thể đưa cậu lính về được. Nhưng cái lạ kỳ là sau một tuần, không tìm mà cậu lại từ biển nổi lên để anh em đưa lên đất liền; nên case này đã trở thành một câu chuyện truyền miệng trong lính đảo. Thiêng ... bác ạ.
Bản thân em cũng chứng kiến một vài câu chuyện khi ra thăm đảo. Không lý giải hay chứng minh được nhưng em tin.
 

nghiahoa

Xe hơi
Biển số
OF-87690
Ngày cấp bằng
7/3/11
Số km
133
Động cơ
409,120 Mã lực
Chính vì vậy mới có bộ môn cận tâm lý, nghiên cứu tiềm năng con người do thiếu tướng Chu Phát đứng đầu!
 

XichLoBMW

Xe tải
Biển số
OF-4190
Ngày cấp bằng
9/4/07
Số km
407
Động cơ
554,666 Mã lực
Đây là ví dụ về một trường hợp một chiến sĩ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ công tác tại Trường Sa cách đây vài năm trong điều kiện sóng to gió lớn. Lúc đầu, chịu không sao mò được thân thể liệt sĩ (biển cả thì bao la thế). Anh em đồng đội đã dùng đến biện pháp tâm linh nhưng cũng không ai tin còn có thể đưa cậu lính về được. Nhưng cái lạ kỳ là sau một tuần, không tìm mà cậu lại từ biển nổi lên để anh em đưa lên đất liền; nên case này đã trở thành một câu chuyện truyền miệng trong lính đảo. Thiêng ... bác ạ.
Bản thân em cũng chứng kiến một vài câu chuyện khi ra thăm đảo. Không lý giải hay chứng minh được nhưng em tin.
Giờ em đã hiểu, cám ơn bác giải thích cặn kẽ. Mong linh hồn các anh sớm siêu thoát!!! Thế mới thấy bộ đội ta còn thiếu thốn và thiệt thòi nhiều lắm các bác nhỉ.
 

cuongduyS5568

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-80455
Ngày cấp bằng
17/12/10
Số km
5,942
Động cơ
467,970 Mã lực
Nơi ở
Kính Mắt Hoàng Cương 0915653898

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
"cuộc đời chiến sỹ thật giản dị biết bao" tôi không nhớ đã nghe hay đọc ở đâu nữa,
tôi đang như nghẹn lại, các chiến sỹ của chúng ta đang âm thầm hy sinh bản thân "để vun đắp cho mùa xuân đất nước" không hề so đo tính toán
tôi sẽ tự dặn bản thân rằng cho dù ở đâu làm gì, đôi lúc vòng xoáy cuộc đời cuốn ta đi khá xa so với bản thân mình, nhưng tôi vẫn tin mình là người Việt Nam, sẽ đóng góp dù là nhỏ nhất cho cuộc đời cho đất nước.
các cụ thân mến em cho rằng việc đóng góp cho đất nước không phải cần làm một cái gì đó to tát, mà chỉ cần mình có tấm lòng luôn hướng thiện và sống chân thành và có trách nhiệm với cuộc đời là đã góp phần tạo một hậu phương vững chắc cho các chiến sỹ của chúng ta ngoài tiền tuyến.
đôi dòng cảm xúc các cụ đừng cười
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,703
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
"cuộc đời chiến sỹ thật giản dị biết bao" tôi không nhớ đã nghe hay đọc ở đâu nữa,
tôi đang như nghẹn lại, các chiến sỹ của chúng ta đang âm thầm hy sinh bản thân "để vun đắp cho mùa xuân đất nước" không hề so đo tính toán
tôi sẽ tự dặn bản thân rằng cho dù ở đâu làm gì, đôi lúc vòng xoáy cuộc đời cuốn ta đi khá xa so với bản thân mình, nhưng tôi vẫn tin mình là người Việt Nam, sẽ đóng góp dù là nhỏ nhất cho cuộc đời cho đất nước.
các cụ thân mến em cho rằng việc đóng góp cho đất nước không phải cần làm một cái gì đó to tát, mà chỉ cần mình có tấm lòng luôn hướng thiện và sống chân thành và có trách nhiệm với cuộc đời là đã góp phần tạo một hậu phương vững chắc cho các chiến sỹ của chúng ta ngoài tiền tuyến.
đôi dòng cảm xúc các cụ đừng cười
Cảm ơn cụ đã có những xúc cảm cùng anh em ợ!
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top