Cái này khó nói. Giả sử bà Xuân đứng tên Giám đốc nhưng chồng là ông Trinh mới là người điều hành thực sự. Chữ ký đăng ký hai vợ chồng thoả thuận là của ông Trinh để dễ giao dịch và quản lý tài khoản thì sao? Số điện thoại nhận tin nhắn hoàn toàn có thể đăng ký thay đổi được nếu ký đúng chữ ký chủ tài khoản lưu tại hồ sơ ngân hàng.
Số dư tài khoản 26 tỷ chứng tỏ công ty có giao dịch lớn, là khách vip của các ngân hàng.
Theo quy định nhân viên ngân hàng không được viết trên chứng từ hộ khách hàng, tuy nhiên, không giao dịch viên nào dám há miệng bắt chính giám đốc công ty viết tay trên giấy mở tài khoản. Thường thì do nhân viên kế toán/nhân viên công ty/thậm chí cả nhân viên tín dụng nếu công ty thực hiện thủ tục vay vốn nên mới mở tài khoản tại ngân hàng, viết trên hồ sơ, người đại diện theo pháp luật cùng lắm mò đến ngân hàng ký chứng từ. Trộm vía chứ chứng từ mở tài khoản còn không cần ký trước mặt nhân viên ngân hàng thì lấy đâu ra hình ảnh từ camera an ninh?
Các chứng từ UNC, séc của doanh nghiệp giao dịch tại ngân hàng chỉ cần đúng mẫu dấu, chữ ký, cũng không ngân hàng nào quy định nhất định Giám đốc/Kế toán trưởng phải ký trước quầy để camera ghi hình cả.
Nhân viên nghỉ việc tại ngân hàng cũng có thể là nhân viên mới, lơ ngơ, nên mới ký nhận séc hộ khách. Thành ra đeo cái gông vào cổ. Đứa khôn mà nó quyết lừa thì nó ký tên nhận séc trên đề nghị mua séc của doanh nghiệp làm gì? Cụ mợ nào mua séc rồi đều thấy trên đề nghị mua séc phải là người đại diện pháp luật công ty ký tên, đóng dấu. Báo viết nhân viên ngân hàng mua séc là không đúng, cô này chắc ghi tên trên giấy nhận séc của doanh nghiệp thôi.
Nếu hai ông bà là vợ chồng này tự rút tiền rồi tự quay lại đổ cho ngân hàng thì sao? Vụ này em thấy không đơn giản đâu ạ, mà cũng không tự nhiên người ta cần thời gian điều tra lâu như thế.
Lắm khi cứ chửi nhân viên ngân hàng là cái éo cũng bắt khách hàng tự làm, từ viết ba cái giấy linh tinh trở đi. Nhưng mà đúng là cần như thế không có ngày chết oan.