[Funland] Mảnh bom rèn dao có tốt ko?

cun01

Xe container
Biển số
OF-89724
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
7,870
Động cơ
476,459 Mã lực
Nơi ở
Mặt hướng ra sông, chổng mông vào nội thành.
Cháu thấy mấy bác thợ rèn người dân tộc rèn những dụng cụ lao động như dao, cuốc từ mảnh bom, mảnh pháo. Muốn mua những dụng cụ đó nhưng không biết chất lượng thế nào vì vỏ bom nó vốn giòn, khi ra SP sợ chất lượng nó ko đc tốt!
Bom phá vỏ gang.
Vật liệu hạng BÉT để đánh dao nha.
Nên biết là làm nòng súng kíp thì dùng thép xà beng Tây còn muốn đánh dao tốt thì dùng thép nhíp ô tô nhá \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/
 

Sat xi

Xe buýt
Biển số
OF-135278
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
590
Động cơ
374,887 Mã lực
Cụ hướng dẫn em mài lưỡi s30v cái.
Em có lưỡi S30V thôi đã mài tướt bơ, mà cứng quá chỉ làm dao nhỏ thôi, nếu không thì phải chơi xếp lớp giống katana.
P/s: em bowie kia của cụ à? Em ngưỡng mộ quá.
 

Dungha

Xe container
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
5,242
Động cơ
18,846 Mã lực
Thiên Thạch là đá trời. Đá thì rèn thế nào nhỉ? Đúng là chưởng.
Thực ra cụ ít xem phim khoa học chứ. Kim Dung với Cổ Long chắc hay xem. Rất nhiều mảnh thiên thạch rơi xuống trái đất là các mảnh kim loại có thành phần quý hiếm, rất cứng mà trên trái đất không có.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,360
Động cơ
316,203 Mã lực
Bác có hiểu là mình đang nói ngược không?
Sắc thì cứng, mà cứng không mài nhanh được.
Thép thông dụng chủ yếu là thép các bon, hàm lượng các bon càng cao thì thép càng cứng, nhưng sẽ dòn. Qua một tỷ lệ thì hết là thép mà chuyển thành gang. Gang quá nhiều các bon rất cứng nhưng rất dòn. Gang vừa đổ xong mà không ủ thì cực dòn. Đập có thể vỡ vụn. Ủ là cách dùng nhiệt độ để các bon bị đốt bớt đi, gang dẻo dần.
Tôi là các nói khác, giống như ủ gang, là cách để tăng - hay giảm hàm lượng các bon.
Để làm một con dao "đúng kiểu" họ sẽ làm cho phần lưỡi rất cứng (nên sắc), phần còn lại mềm hơn, nhưng không bị dòn, không bị vỡ khi chặt đồ cứng. Cho nên kể cả toàn bộ con dao bằng thép thì khi tôi họ chỉ nhúng vào nước phần lưỡi dao để chỗ đó giữ nhiều các bon cứng và sắc nhất, phần thân con dao vẫn nóng để các bon bị đốt bớt đi dẻo và mềm hơn!
Em đã viết là mấy ông thợ rèn ngày xưa làm cả con dao rồi chẻ phần lưỡi cho đúng 1 thanh thép mỏng rồi nung-đánh-rèn cho chúng liền lại, rồi tôi chủ yếu phần lưỡi. Người ta được cả con dao khá dẻo (vì bằng sắt non), chỉ có mỗi phần lưỡi là cứng và sắc.
Ở những cái chợ vùng nông thôn ngày xưa bao giờ cũng có 1 ông lò rèn, ở chỗ đó họ đánh dao, liềm, lưỡi hái,... Ông thợ cả dùng cái búa con gõ chỗ nào thì anh thợ phụ quai cái búa tạ đập đúng chỗ đó.
Còn đúc gang làm lưỡi cầy, cuốc thì ít gặp hơn. Vỏ, mảnh bom hay được thu gom để đúc những đồ này.
Tụi em đi học về, nhiều khi không về nhà ngay mà lang thang, ngồi nhìn họ làm. Kéo 2 ống bễ để thổi không khí cho lò than thì rất cổ (như ở trên đồng bào H'Mông bây giờ), còn người ta làm cái quạt, quay bằng cái vành xe đạp kéo cái quạt nhỏ thổi gió vù vù...!

Em nghĩ sắc thì cứng không phải luôn đúng đâu ạ,nó cũng chỉ có giới hạn nhất định thôi.Cứng quá nó trơ và khó mài,thái ,cắt nó không ngọt.Còn tất nhiên mềm thì không thể sắc rồi ạ.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,577
Động cơ
903,643 Mã lực
Em nghĩ sắc thì cứng không phải luôn đúng đâu ạ,nó cũng chỉ có giới hạn nhất định thôi.Cứng quá nó trơ và khó mài,thái ,cắt nó không ngọt.Còn tất nhiên mềm thì không thể sắc rồi ạ.
Muốn sắc thì chịu khó mài.
Thép mềm thì phải mài liên tục, thép cứng lâu phải mài hơn.
Cách cứng của các hợp kim khác nhau sẽ khác nhau. Có loại cứng thì trơ, nhưng cũng có loại cứng như gang xám mà mài được thì cực sắc, nhưng lại cực giòn.
Các cụ ăn trầu ngày xưa có con dao bài, nhỏ chỉ để gọt cau, rễ trầu, mỗi lần gọt là mài, nhưng rất sắc.
Nhưng loại dao này chưa đủ độ cứng để cạo râu. Muốn cạo râu thì thép làm dao phải cứng hơn nữa. Cứng như dao thợ cạo thì chỉ cần mài trên da cũng đủ sắc như lưỡi dao lam, nhưng loại này người tay cứng cũng bẻ gẫy được. Còn như lưỡi dao lam thì đến giờ VN chưa có cơ sở đủ công nghệ để làm được, đừng nói thợ rèn!
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,360
Động cơ
316,203 Mã lực
Về cơ bản thì thép nào các cụ cũng có thể làm dao được. Khi làm dao thì phải trải qua quá trình rèn, thực ra là tôi, gia nhiệt ở nhiệt độ cao và làm lạnh để ổn định cấu trúc và làm cứng vật liệu. Tuy nhiên, vấn đề là các loại thép khác nhau sẽ cho chất lượng dao khác nhau do các thành phần kim loại khác trong thép đó.

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật, Mỹ, Châu Âu có bộ tiêu chuẩn riêng về vật liệu, trong đó có cả các mác thép sử dụng làm dao. Cũng cần nói thêm là về dao cắt cũng có nhiều ứng dụng khác nhau, dao cắt thực phẩm, seo giấy, lưỡi cắt gỗ, kim loại, vv và đều có quy định rõ ràng về thành phần hóa học, cơ lý tính cụ thể.

Ở ta lúc trước do thiếu nguyên vật liệu nên sử dụng tùy nghi những gì sẵn có, nhưng giờ trong sản xuất công nghiệp không còn làm vậy nữa, mà chỉ còn một số xưởng thủ công chế tạo cho nhóm tiêu dùng nhỏ thôi, nhưng cũng chỉ là số lượng ít.[/QUOTE
Em mua nhiều loại dao chặt công nghiệp nhưng cuối cùng con dao rèn từ thép nhíp thủ công của một cơ sở ở Đầm Hà QN em thấy là nhất.Giờ chặt gì con ngan già em nó cũng lôi ra,và rửa thì toàn em vì nó sợ đứt tay.Nó rất cân đối giữa cán và lưỡi ,cho lực chặt rất tốt,cán bằng gỗ tốt,khâu cán inox làm khá chuẩn.Em ưng dù chỉ có 250k vnd.
Muốn sắc thì chịu khó mài.
Thép mềm thì phải mài liên tục, thép cứng lâu phải mài hơn.
Cách cứng của các hợp kim khác nhau sẽ khác nhau. Có loại cứng thì trơ, nhưng cũng có loại cứng như gang xám mà mài được thì cực sắc, nhưng lại cực giòn.
Các cụ ăn trầu ngày xưa có con dao bài, nhỏ chỉ để gọt cau, rễ trầu, mỗi lần gọt là mài, nhưng rất sắc.
Nhưng loại dao này chưa đủ độ cứng để cạo râu. Muốn cạo râu thì thép làm dao phải cứng hơn nữa. Cứng như dao thợ cạo thì chỉ cần mài trên da cũng đủ sắc như lưỡi dao lam, nhưng loại này người tay cứng cũng bẻ gẫy được. Còn như lưỡi dao lam thì đến giờ VN chưa có cơ sở đủ công nghệ để làm được, đừng nói thợ rèn!
Muốn sắc thì chịu khó mài.
Thép mềm thì phải mài liên tục, thép cứng lâu phải mài hơn.
Cách cứng của các hợp kim khác nhau sẽ khác nhau. Có loại cứng thì trơ, nhưng cũng có loại cứng như gang xám mà mài được thì cực sắc, nhưng lại cực giòn.
Các cụ ăn trầu ngày xưa có con dao bài, nhỏ chỉ để gọt cau, rễ trầu, mỗi lần gọt là mài, nhưng rất sắc.
Nhưng loại dao này chưa đủ độ cứng để cạo râu. Muốn cạo râu thì thép làm dao phải cứng hơn nữa. Cứng như dao thợ cạo thì chỉ cần mài trên da cũng đủ sắc như lưỡi dao lam, nhưng loại này người tay cứng cũng bẻ gẫy được. Còn như lưỡi dao lam thì đến giờ VN chưa có cơ sở đủ công nghệ để làm được, đừng nói thợ rèn!
Ngay cả dao lam cứng như crowma ngày xưa là nhất mà giờ trơ không ngọt bằng grillete dù nó dẻo hơn ạ
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,360
Động cơ
316,203 Mã lực
Về cơ bản thì thép nào các cụ cũng có thể làm dao được. Khi làm dao thì phải trải qua quá trình rèn, thực ra là tôi, gia nhiệt ở nhiệt độ cao và làm lạnh để ổn định cấu trúc và làm cứng vật liệu. Tuy nhiên, vấn đề là các loại thép khác nhau sẽ cho chất lượng dao khác nhau do các thành phần kim loại khác trong thép đó.

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật, Mỹ, Châu Âu có bộ tiêu chuẩn riêng về vật liệu, trong đó có cả các mác thép sử dụng làm dao. Cũng cần nói thêm là về dao cắt cũng có nhiều ứng dụng khác nhau, dao cắt thực phẩm, seo giấy, lưỡi cắt gỗ, kim loại, vv và đều có quy định rõ ràng về thành phần hóa học, cơ lý tính cụ thể.

Ở ta lúc trước do thiếu nguyên vật liệu nên sử dụng tùy nghi những gì sẵn có, nhưng giờ trong sản xuất công nghiệp không còn làm vậy nữa, mà chỉ còn một số xưởng thủ công chế tạo cho nhóm tiêu dùng nhỏ thôi, nhưng cũng chỉ là số lượng ít.
Dao chặt công nghiệp chỉ đẹp thôi,không ăn được dao của các cơ sở thủ công rèn từ nhíp.100% các hàng quán ,thợ thịt đều dùng loại này.Em cũng có 1 con 250k vnd của một cơ sở Đầm Hà QN .Cán gỗ tốt ,khâu inox ,cân đối cho lực chặt rất tốt ,một nhát đứt ngay không quăn,không mẻ,không vỡ,sắc lẹm.
 

Hoài Vinh

Đi bộ
Biển số
OF-629812
Ngày cấp bằng
7/4/19
Số km
6
Động cơ
112,530 Mã lực
Tuổi
27
Muốn sắc thì chịu khó mài.
Thép mềm thì phải mài liên tục, thép cứng lâu phải mài hơn.
Cách cứng của các hợp kim khác nhau sẽ khác nhau. Có loại cứng thì trơ, nhưng cũng có loại cứng như gang xám mà mài được thì cực sắc, nhưng lại cực giòn.
Các cụ ăn trầu ngày xưa có con dao bài, nhỏ chỉ để gọt cau, rễ trầu, mỗi lần gọt là mài, nhưng rất sắc.
Nhưng loại dao này chưa đủ độ cứng để cạo râu. Muốn cạo râu thì thép làm dao phải cứng hơn nữa. Cứng như dao thợ cạo thì chỉ cần mài trên da cũng đủ sắc như lưỡi dao lam, nhưng loại này người tay cứng cũng bẻ gẫy được. Còn như lưỡi dao lam thì đến giờ VN chưa có cơ sở đủ công nghệ để làm được, đừng nói thợ rèn!
Nhiều Knife Maker Việt Nam vẫn làm được đó thôi, quan trọng là người dùng có chịu chi một số tiền lên đến gần chục triệu hai chục triệu cho một con dao hay không thôi









 

Zinger 2008

Xe buýt
Biển số
OF-202125
Ngày cấp bằng
15/7/13
Số km
864
Động cơ
348,125 Mã lực
2 con dao này được rèn từ thép vòng bi bạc đạn, cảm giác khi dùng lưỡi rất sắc, giữ bén, chống rỉ... tốt hơn hẳn so với thép khác như thép nhíp, chốt xe tăng, ray xe lửa nhưng vẫn chưa được gọi là tốt nhất, tốt hơn thì có S90V, CPM3V, 80CRV3, SKD11, HSS, Elmax, Damacus...và đều quan trọng là dù có phôi thép tốt đến mấy nhưng nếu người thợ không có kỹ năng thì phôi thép đó mãi mãi chỉ là một miếng sắt vụn
Đẹp quá! Cụ làm ra con này tổng giá thành mỗi con là bao nhiêu?
 

dangkhoa27187

Xe tải
Biển số
OF-574421
Ngày cấp bằng
17/6/18
Số km
308
Động cơ
144,005 Mã lực
Tuổi
37
Em lại không giống các cụ, chỉ thích dao bằng inox, cơ bản là các loại dao rèn hầu hết đều dễ rỉ, inox thì không sao.
Còn việc vỏ bom rèn dao là có, không có gì lạ cả, nhưng chủ yếu là dao mèo ngày xưa người ta rèn lâu, nếu tính làm để bán thì bán 1 cái 1 triệu cũng không bõ bèn gì, thường người ta không làm bán đâu. Các bác mà lên nhìn mấy ông mèo làm đồ thì chán lắm, cái nòng súng kíp khoan bằng chong chóng, cả nửa năm mới xong 1 nòng, dao thì rèn cả chục ngày chưa xong, làm nỏ cũng thế, trước em nhờ làm 1 cái nỏ để đi hội thi, chờ đúng 1 tháng mới vào mà vẫn còn đang phơi gỗ với tre để làm cán và cánh, đành phải mượn của người khác về dùng. Được cái nếu những đồ người ta làm tỉ mỉ thì dùng cực sướng, mấy cái nỏ dùng cả năm cánh vẫn cân, lực đàn hồi vẫn tốt, dây cũng là xoắn bằng cật giang thôi, nhưng người ta xát lá gì đấy vào liên tục, dùng mãi vẫn không bị đứt. Mỗi tội là làm thế thì chả biết phải bán bao nhiêu cho vừa, à không chỉ đồ đàn ông làm đâu, kể cả mấy cái váy thổ cẩm, khăn xếp... đàn bà họ làm, làm 2 năm xong 1 bộ cũng là bình thường. Mấy đồ các cụ thấy bán ở vùng cao toàn là thằng kinh giả mèo bán thôi.
 

cun01

Xe container
Biển số
OF-89724
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
7,870
Động cơ
476,459 Mã lực
Nơi ở
Mặt hướng ra sông, chổng mông vào nội thành.
Dao chặt công nghiệp chỉ đẹp thôi,không ăn được dao của các cơ sở thủ công rèn từ nhíp.100% các hàng quán ,thợ thịt đều dùng loại này.Em cũng có 1 con 250k vnd của một cơ sở Đầm Hà QN .Cán gỗ tốt ,khâu inox ,cân đối cho lực chặt rất tốt ,một nhát đứt ngay không quăn,không mẻ,không vỡ,sắc lẹm.
Về dao rèn thủ công có thương hiệu thì em mê tín cái Phúc sen Cao bằng oánh từ nhíp ô tô ợ \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
14,015
Động cơ
397,399 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Chúng là hợp kim titan, rèn bình thường khó thành dao, còn thành được chắc không sợ lửa.
Sắc hay không em không biết.
Còn muốn dao chịu lửa không cần thiết phải đi tìm cánh tuốc bin máy bay, mà tìm mấy cái van xả của động cơ đốt trong rèn thành dao vừa sắc, vừa chịu lửa và rất ít gỉ. Bị nung nóng đỏ thì nó xám lại, nhưng mài đi lại sáng choang. Rèn không dễ lắm, vì khi nóng lên vẫn rất cứng, nhưng rèn thành dao được.
Ngày xưa máy bay Mỹ rơi nhiều nên mấy thứ này không hiếm lắm, nhưng em chỉ thấy người ta đến gỡ những phần bằng nhôm, đuya ra về đúc xoong, nồi. Còn cái phần động cơ thì chẳng ai động đến cả. Chắc vì hồi ấy người ta chẳng làm gì được với mấy cái miếng cong cong ấy cả.
Tụi trẻ con còn có phong trào đi thu lượm mảnh bom để các ông thợ rèn đúc lưỡi cầy, lưỡi cuốc!
dùng cánh turbo bên tầng xả có khối to chứ cái van xả sợ bé khó làm dao to .
 

Kim J. Ủn

Xe tăng
Biển số
OF-507696
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
1,632
Động cơ
196,091 Mã lực
Tuổi
35
Trong này nằm vùng mấy cụ bên Trại Lính rồi
 

trung dinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-5800
Ngày cấp bằng
16/6/07
Số km
186
Động cơ
545,010 Mã lực
Tốt hay không phải tùy thuộc vào người rèn
 

Giàng.A.Páo

Đi bộ
Biển số
OF-659482
Ngày cấp bằng
24/5/19
Số km
6
Động cơ
107,830 Mã lực
Tuổi
45
Xin lỗi các cụ, thấy các cụ chém căng quá nên em lại nhảy vào.
- Trước hết nói về 1 con dao tốt: Sắc, sắc lâu, chặt chém ít bị quằn, mẻ. Tất nhiên không phải cái gì cũng đem ra chặt. Em đã thấy 1 thằng bán dao nửa mùa trên youtube (đặt dao thợ miền núi rồi về HN bán online). Nó show hàng chặt sắt 6 ko mẻ, nó chuyển sang chuẩn bị chặt thử vào cục bê tông. Xem đoạn đó là em biết thằng này chuẩn bị phá 1 con dao. Hậu quả y như rằng đi 1 mảnh.
- Để làm 1 con dao tốt cần có thép tốt, và ở đây em nói về thép phế liệu chứ ko nói thép dụng cụ hay thép đắt kiểu siêu thép như 1 số bác biết và đề cập: Nhíp xe (xe Nga tốt nhé), mảnh bom, chốt xích xe tăng, lò xo máy ủi, lò xo tàu hỏa, nhíp máy ủi, ngòi bom... (em ko biết có đúng ngòi bom ko nhưng ông ngoại bảo là ngòi bom, loại này nó là hợp kim rồi, sắc cứng vô đối, ánh thép xanh biếc, nhíp ko bằng loại này, mài hơi khó. Em rèn lưỡi bào sắt bằng loại này, nó mỏng nên ko làm đc dao chặt to). Mỗi loại cần thử và có nước tôi riêng.
- Về mảnh bom làm làm dao. Làm đc các cụ ạ. Quan trọng bom gì. Có loại vỏ nó như gang ko làm đc. Nhưng có loại nó bền và dai. Loại này 2 ông cháu nhà em đã gắp cả 1 mảng (loại họ hay làm kẻng ấy) lên bễ quay chặt ra. Sau khi thử thép thì biết thép đó phải tôi già hơn nhíp. Nhíp em tôi lấy màu vàng rơm, còn mảnh bom em tôi màu trắng, cho hồi lại trên lò rồi đem ra xài. Công nhận cũng rất sắc, với công năng của nó thì hợp với chặt đồ xương, gỗ mềm và làm dao thái. Thời đó em ở rừng nên đi đâu em cũng thích xách theo con dao đó. Tre bằng cổ tay em chỉ chặt 1 phát là đi cả cây.
- Nói về thợ, ở đâu cũng sẽ có 1 vài người thợ tốt chứ ko phải cứ người H'mong làm mới tốt hay phải là Đa Sỹ hoặc Phúc Sen. Có người còn tranh luận người Kinh mà làm dao Mèo (H'Mong) thì ko bằng người Mèo - lý luận thật ngây ngô. Tốt hay ko nó ở tay nghề và thép.
- Em biết ở VN có rất nhiều bạn trẻ làm dao, dao đắt, thép nhập, công nghệ tôi theo quy trình của bọn bán thép hướng dẫn nên rất chuẩn, tay nghề khéo và tất nhiên giá dao cũng rất chát.
- Nhưng em cũng biết rất nhiều thợ chỉ dùng thép phế liệu (nhíp) làm đc những con dao chất lượng ko kém mấy các loại siêu thép kia và dễ mài hơn mấy siêu thép nhiều. Vậy nên em khoái thợ rèn của mình là như vậy.
- Thế nào là thép làm dao tốt (ko nói về tay nghề của thợ nữa): Ko phải nhíp Đức, Nhật, Nga, mảnh bom, mảnh pháo là tốt nhất... mà quan trọng nó dùng làm dao gì? Và để hiểu về thép tốt cần biết các nguyên tố nào trong thép có tác dụng thế nào trong thép đó: Ví dụ: C - Carbon làm cho dao cứng và sắc, tỷ lệ cao thì thành gang, giòn, ko đủ thì chỉ là sắt. Mn - Măng gan làm cho thép (dao) dai và bền, có độ đàn hồi (cái này quan trọng vậy nên tại sao dùng nhíp và lò xo). Cr - Cờ rôm làm cho thép có độ cứng hơn và hạn chế gỉ khi đủ tỉ lệ. Mo - Molipden làm cho thép chịu mài mòn và có cấu trúc hạt mịn, chịu nhiệt. V - Vanadi làm cho dao có cấu trúc hạt mịn và bền (Mo+V là 2 yếu tố rất tốt cho 1 con dao bền và sắc nhưng khó mài). W - Vonfram làm cho thép có tính cứng và chịu đc nhiệt độ cao (thép gió phải có W).v.v.. và v.v..
Vậy nên sẽ ko có thép tốt nhất cho tất cả các loại dao các bác ạ. Quan trọng các bác làm dao gì để mà chọn thép cho tối ưu. Và nhíp và lò xo là 1 vật liệu đa hệ dùng cho dao thông thường gia đình có giá cả hợp lý.
Với em 1 con dao tốt là 1 con dao sắc, sắc lâu, dễ mài, ít quằn ít mẻ, được dùng hàng ngày (chứ ko phải để trong bao lâu lâu lôi ra ngắm), hình thức nhìn tạm ổn và có giá cả hợp lý.
 

3quark

Đi bộ
Biển số
OF-696942
Ngày cấp bằng
3/9/19
Số km
4
Động cơ
97,520 Mã lực
Tuổi
32
Xin lỗi các cụ, thấy các cụ chém căng quá nên em lại nhảy vào.
- Trước hết nói về 1 con dao tốt: Sắc, sắc lâu, chặt chém ít bị quằn, mẻ. Tất nhiên không phải cái gì cũng đem ra chặt. Em đã thấy 1 thằng bán dao nửa mùa trên youtube (đặt dao thợ miền núi rồi về HN bán online). Nó show hàng chặt sắt 6 ko mẻ, nó chuyển sang chuẩn bị chặt thử vào cục bê tông. Xem đoạn đó là em biết thằng này chuẩn bị phá 1 con dao. Hậu quả y như rằng đi 1 mảnh.
- Để làm 1 con dao tốt cần có thép tốt, và ở đây em nói về thép phế liệu chứ ko nói thép dụng cụ hay thép đắt kiểu siêu thép như 1 số bác biết và đề cập: Nhíp xe (xe Nga tốt nhé), mảnh bom, chốt xích xe tăng, lò xo máy ủi, lò xo tàu hỏa, nhíp máy ủi, ngòi bom... (em ko biết có đúng ngòi bom ko nhưng ông ngoại bảo là ngòi bom, loại này nó là hợp kim rồi, sắc cứng vô đối, ánh thép xanh biếc, nhíp ko bằng loại này, mài hơi khó. Em rèn lưỡi bào sắt bằng loại này, nó mỏng nên ko làm đc dao chặt to). Mỗi loại cần thử và có nước tôi riêng.
- Về mảnh bom làm làm dao. Làm đc các cụ ạ. Quan trọng bom gì. Có loại vỏ nó như gang ko làm đc. Nhưng có loại nó bền và dai. Loại này 2 ông cháu nhà em đã gắp cả 1 mảng (loại họ hay làm kẻng ấy) lên bễ quay chặt ra. Sau khi thử thép thì biết thép đó phải tôi già hơn nhíp. Nhíp em tôi lấy màu vàng rơm, còn mảnh bom em tôi màu trắng, cho hồi lại trên lò rồi đem ra xài. Công nhận cũng rất sắc, với công năng của nó thì hợp với chặt đồ xương, gỗ mềm và làm dao thái. Thời đó em ở rừng nên đi đâu em cũng thích xách theo con dao đó. Tre bằng cổ tay em chỉ chặt 1 phát là đi cả cây.
- Nói về thợ, ở đâu cũng sẽ có 1 vài người thợ tốt chứ ko phải cứ người H'mong làm mới tốt hay phải là Đa Sỹ hoặc Phúc Sen. Có người còn tranh luận người Kinh mà làm dao Mèo (H'Mong) thì ko bằng người Mèo - lý luận thật ngây ngô. Tốt hay ko nó ở tay nghề và thép.
- Em biết ở VN có rất nhiều bạn trẻ làm dao, dao đắt, thép nhập, công nghệ tôi theo quy trình của bọn bán thép hướng dẫn nên rất chuẩn, tay nghề khéo và tất nhiên giá dao cũng rất chát.
- Nhưng em cũng biết rất nhiều thợ chỉ dùng thép phế liệu (nhíp) làm đc những con dao chất lượng ko kém mấy các loại siêu thép kia và dễ mài hơn mấy siêu thép nhiều. Vậy nên em khoái thợ rèn của mình là như vậy.
- Thế nào là thép làm dao tốt (ko nói về tay nghề của thợ nữa): Ko phải nhíp Đức, Nhật, Nga, mảnh bom, mảnh pháo là tốt nhất... mà quan trọng nó dùng làm dao gì? Và để hiểu về thép tốt cần biết các nguyên tố nào trong thép có tác dụng thế nào trong thép đó: Ví dụ: C - Carbon làm cho dao cứng và sắc, tỷ lệ cao thì thành gang, giòn, ko đủ thì chỉ là sắt. Mn - Măng gan làm cho thép (dao) dai và bền, có độ đàn hồi (cái này quan trọng vậy nên tại sao dùng nhíp và lò xo). Cr - Cờ rôm làm cho thép có độ cứng hơn và hạn chế gỉ khi đủ tỉ lệ. Mo - Molipden làm cho thép chịu mài mòn và có cấu trúc hạt mịn, chịu nhiệt. V - Vanadi làm cho dao có cấu trúc hạt mịn và bền (Mo+V là 2 yếu tố rất tốt cho 1 con dao bền và sắc nhưng khó mài). W - Vonfram làm cho thép có tính cứng và chịu đc nhiệt độ cao (thép gió phải có W).v.v.. và v.v..
Vậy nên sẽ ko có thép tốt nhất cho tất cả các loại dao các bác ạ. Quan trọng các bác làm dao gì để mà chọn thép cho tối ưu. Và nhíp và lò xo là 1 vật liệu đa hệ dùng cho dao thông thường gia đình có giá cả hợp lý.
Với em 1 con dao tốt là 1 con dao sắc, sắc lâu, dễ mài, ít quằn ít mẻ, được dùng hàng ngày (chứ ko phải để trong bao lâu lâu lôi ra ngắm), hình thức nhìn tạm ổn và có giá cả hợp lý.
Xin chào bác, em hiện cũng dùng 1 em dao thép vỏ bom nhưng thợ trui k đc như ý muốn. Giữ lưỡi k tốt lắm, hơi mềm và đang tìm hiểu để tự trui lại em nó = dầu.
Có kinh nghiệm bác chia sẻ là "Nhiệt cho đến lúc thép màu trắng " có sợ nó hỏng thép k , và trui xong có cần ram lại k ạ

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top