Bác có hiểu là mình đang nói ngược không?
Sắc thì cứng, mà cứng không mài nhanh được.
Thép thông dụng chủ yếu là thép các bon, hàm lượng các bon càng cao thì thép càng cứng, nhưng sẽ dòn. Qua một tỷ lệ thì hết là thép mà chuyển thành gang. Gang quá nhiều các bon rất cứng nhưng rất dòn. Gang vừa đổ xong mà không ủ thì cực dòn. Đập có thể vỡ vụn. Ủ là cách dùng nhiệt độ để các bon bị đốt bớt đi, gang dẻo dần.
Tôi là các nói khác, giống như ủ gang, là cách để tăng - hay giảm hàm lượng các bon.
Để làm một con dao "đúng kiểu" họ sẽ làm cho phần lưỡi rất cứng (nên sắc), phần còn lại mềm hơn, nhưng không bị dòn, không bị vỡ khi chặt đồ cứng. Cho nên kể cả toàn bộ con dao bằng thép thì khi tôi họ chỉ nhúng vào nước phần lưỡi dao để chỗ đó giữ nhiều các bon cứng và sắc nhất, phần thân con dao vẫn nóng để các bon bị đốt bớt đi dẻo và mềm hơn!
Em đã viết là mấy ông thợ rèn ngày xưa làm cả con dao rồi chẻ phần lưỡi cho đúng 1 thanh thép mỏng rồi nung-đánh-rèn cho chúng liền lại, rồi tôi chủ yếu phần lưỡi. Người ta được cả con dao khá dẻo (vì bằng sắt non), chỉ có mỗi phần lưỡi là cứng và sắc.
Ở những cái chợ vùng nông thôn ngày xưa bao giờ cũng có 1 ông lò rèn, ở chỗ đó họ đánh dao, liềm, lưỡi hái,... Ông thợ cả dùng cái búa con gõ chỗ nào thì anh thợ phụ quai cái búa tạ đập đúng chỗ đó.
Còn đúc gang làm lưỡi cầy, cuốc thì ít gặp hơn. Vỏ, mảnh bom hay được thu gom để đúc những đồ này.
Tụi em đi học về, nhiều khi không về nhà ngay mà lang thang, ngồi nhìn họ làm. Kéo 2 ống bễ để thổi không khí cho lò than thì rất cổ (như ở trên đồng bào H'Mông bây giờ), còn người ta làm cái quạt, quay bằng cái vành xe đạp kéo cái quạt nhỏ thổi gió vù vù...!