- Biển số
- OF-29460
- Ngày cấp bằng
- 18/2/09
- Số km
- 248
- Động cơ
- 484,850 Mã lực
Lên đầu đi để anh em cùng suy ngẫm:41:
Bác viết hay quá. Rất tâm đắc với những điều trên. (b)Hãy luôn tâm niệm rằng đừng cố bon chen, dành lấy cái gì không phải của mình dù ít hay dù nhiều, dù đó có thể chỉ là những điều rất nhỏ nhặt mà chính bản thân mình đôi khi cũng không ý thức hết. Các cụ có bao giờ nghĩ đó chỉ có thể là:
- chút thời gian của Mọi người phải chờ khi Ta cố tình vượt đèn đỏ...?
- là chút phần đường của Những người đi ngược chiều do Ta lấn làn, vượt ẩu...?
- là sự an toàn của Những người đi ngược chiều khi bị Ta rọi thẳng đèn pha vào mặt trong bóng tối?
- là không gian yên tĩnh, là giấc ngủ của Các cháu bé bị thảng thốt lấy đi bởi tiếng còi inh ỏi của Ta giữa đêm khuya...?
- là lời xin lỗi lẽ ra Ta phải xin Người khác tha thứ vì sự vụng về, đụng chạm... ?
- là câu nói xúc phạm khi Ta muốn lấy đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của Người khác?
- là những đồng tiền lẽ ra Ta phải bồi thường cho Người khác vì hậu quả của sự bất cẩn do Ta đã gây ra?
Phải chăng với quan điểm “Nghiệp chướng”, khi người ta cố "lấy đi" cái gì không thuộc về mình thì chắc chắn sẽ có lúc người khác sẽ lấy đi điều tương tự của mà họ đã mất đi bởi chính chúng ta... điều mà người ta vẫn được cho là Vòng tuần hoàn của nghiệp chướng?
Xin lỗi cụ ASD, dưng nhà cháu không thể tán thành luận điểm này.em cũng xin phép mạn đàm, cái nguyên nhân sâu xa của tất cả các chuyện này bắt nguồn từ việc, không dám làm và không dám nhận trách nhiệm của người Á Đông, với VN trải qua một thời gian dài bao cấp, thói quen không dám chịu trách nhiệm, nhiễm nặng vào thói quen của người dân, và chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. cả những vấn đề về khan hiếm thực phẩm hàng hóa, mua vé tầu vé xe hồi xưa, dẫn đến người dân không có được các thói quen của xã hội văn minh như xếp hàng, nhường đường, xin lỗi, cám ơn...
Hệ quả là bây giờ, mặc dù cái ăn cái mặc, đã không còn là vấn đề cấp thiết như xưa, nhưng những thói quen chen lấn xô đẩy, tranh cướp vẫn còn đó. Ra đường là người ta tranh nhau từng xăng-ti-mét...
thế thì sửa nhanh còn dán vào đi cho nó đỡ ẩu :ohmy:Bác viết hay quá:41: em có cái logo OF nhưng đến giờ vẫn ko dám dán lên vì tự nhận thấy mình đi vẫn còn ẩu quá, em đang sửa:'( mong sớm 1 ngày được dán cái logo lên(l)
Em thì mong rằng con người ta không phải không có tâm mà vì họ chưa nhận thức được vấn đề cái tâm quan trọng hơn những cái khác thôi… vì CÁI TÂM chính là điểm để phân biệt giữa con người và loài vật khác… bên cạnh đó, trong con người bao giờ cũng có lòng trắc ẩn… phải chăng nó đang “ẩn” sâu quá mà không ai giúp họ mang ra?!? vậy nếu có điều kiện cũng nên khoan dung mà giúp họ, các cụ nhỉ!bởi cho dù có "thoát" được bằng cách nào đi chăng nữa thì bản thân người có lương tâm cũng khó có thể thanh thản được vì lỗi lầm mình đã gây ra với người khác…
Vâng, câu này là câu kết đúng, nhưng với những kẻ vô tâm thì không ảnh hưởng, cho nên hàng ngày vẫn tiếp diễn những câu chuyện tương tự, bài này lên báo điện tử chắc sẽ có ảnh hưởng ít nhiều :41::41::41:
Cảm ơn cụ, em cũng thấy rất nhẹ nhàng và đồng tình với quan điểm của cụ!Đọc bài của cụ chủ thớt thấy trong người có cảm giác nhẹ nhàng,
Chúng ta cần thực sự coi trọng bản thân, mọi người và các vật xung quanh điều đó sẽ giúp cho cuộc sống bớt đi căng thẳng, để cho ta có những phút giấy thực sự thấy thanh thản
Trong cuộc sống có nhiều cách giải quyết một vấn đề và đó là cái mà mỗi chúng ta phải lựa chọn - nhân quả đều nằm trong mỗi chúng ta, do chúng ta tạo ra mà thôi.
Vâng đây chính điều đau lòng nhất đấy ạh!Có thể nghiệp chướng không xảy ra ngay nhưng bạn hãy nghĩ khi về nhà bạn dậy con thế nào khi bạn nói: "Bố vừa gây tai nạn và bỏ chạy"????????????*-)*-)*-)
Quả thực đây là cách lý giải dễ hiểu nhất mà em được đọc… cảm ơn cụ đã chia sẻ, em tin rằng nhiều cụ khác cũng sẽ nói như vậy!nội dung trích từ Tuần Vietnamnet
Luật nhân quả và triết lý đạo Phật
"Người thương người bao nhiêu cũng là thiếu. Người ghét người chút xíu cũng là dư" - Đó chính là tinh thần chung nhằm kêu gọi lòng thương yêu, vị tha, đạo đức để cùng nhau tạo dựng hạnh phúc trong các bài giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang.
Nói đến đạo Phật là nói đến luật Nhân Quả Nghiệp báo, một nguyên lý mà con người phải chịu lấy trách nhiệm hành động của mình. Không phải thần linh nào khác đã qui định thưởng phạt kiếp sống của con người, chính con người thật sự là Thượng đế tối cao của họ, họ muốn làm chủ đời sống hay muốn mất quyền làm chủ, họ muốn khổ hay muốn vui, hoàn toàn bởi họ, không do một ai khác.
Đối với đạo Phật, chúng sinh có ba mục đích cần nhắm đến: Một là sống trong luân hồi bớt khổ đau, có phước báo cõi trời cõi người, Hai là thoát khỏi luân hồi, chấm dứt sanh tử, có được Niết Bàn an vui, Ba là giáo hóa cho chúng sinh cùng được thành tựu trí tuệ giải thoát, gọi là hành đạo Bồ Tát.
Tuy nhiên, muốn thành tựu mục đích thì phải biết Nhân Quả, biết nhân nào sẽ thành tựu được mục đích này. (Luật về Nhân quả - Thích Chân Quang, NXB Tôn giáo, 1988)
Em hiểu ý cụ muốn nói, và cũng có lúc em cũng đã sống trong “khủng hoảng niềm tin”, tuy nhiên em mong cụ cũng đừng bộc lộ thái quá để khỏi ảnh hưởng đến tư tưởng của các cháu nhé… Ngoài ra em ủng hộ phong cách này của cụ! Hôm qua em đi tỉnh… khi băng qua cánh đồng đang vào vụ xuân, mạ lên xanh mơn mởn dài tít tắp… mở cửa kính cho gió lạnh lùa vào và bật nhạc Beatles… cảm giác thật lạ… còn ta với chính ta…. điều mà khó có thể tìm thấy được ở thành phố.Không phải gì đâu nhưng thú thực là cuối tuần em dứt thích cho hai thiên thần nhà em ra ngoại ô, về với thiên nhiên cây cỏ hoa lá vạn vật. Không thích Vincom, Garden, ...v.v tẹo nào. Hình như em bớt tin vào cái giao tiếp giữa các thằng người.
Cụ nói câu này làm em sợ quá! Nhưng em hiểu thành ý của cụ! Em mong rằng nếu cụ tâm đắc điều gì cụ cũng có thể gửi email cho người thân và bạn bè cùng đọc thôi, đó cũng là niềm hạnh phúc của em!86 triệu đôi mắt mà đọc bài này 10 lần thì ý thức giao thông chắc cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Cụ nói đúng lắm, em cũng nghĩ có nghiệp chướng, có nhân quả, nhưng nghiệp chướng thì nào có ai sợ đâu? vì có biết kiếp sau có thật hay không? thuyết nhân quả thì gần với đờ sống hơn nhưng cũng rất nhiều ngoại lệ trái với thuyết nhân quả, VD như mấy hành động của xxx thì dẫn đến quả gì? còn người lương thiện gặp nạn lại bảo nghiệp chướng?Nói chung Đạo nào cũng có cái ưu điểm và nhược điểm của nó. Chúng ta nên phát huy cái ưu điểm và hạn chế nhược điểm.
Tuy nhiên hiện nay chúng ta đang sống trong chế độ Nhà nước pháp quyền (hầu hết các nước trên thế giới bây giờ theo thế hoặc mồm nói là thế: tuy nhiên chất lượng % pháp quyền bao nhiêu tùy vào từng nước). Do vậy chúng ta phải tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp và sẽ được thưởng nếu đúng và phạt nếu sai. Túm lại về giao thông tuân thủ nghiêm luật (nhà cháu mỗi cái uống rượu say lái xe vưỡn chưa bỏ được và anh hùng núp thỉnh thoảng vưỡn vồ được do biển hạn chế tốc độ bé quá hoặc bị khuất k nhìn rõ)
Có điều đáng buồn là rất nhiều người k tuân thủ luật giao thông và tai hại hơn chính những người tham gia quản lý giao thông thì lại vi phạm luật, k hướng dẫn hạn chế tai nạn giao thông mà chỉ chăm chăm đi phạt để kiếm xiền.
Cháu ghét nhất câu: tại ý thức người dân kém. Đã là pháp quyền thì cứ đúng luật, k ý thức với chả vừa hợp tình vừa hợp lý gì cả, cái đó nó rất trừu tượng để đánh giá, cứ đúng thưởng sai phạt là ok. Chứ mấy xxx GT ngày nào cũng vơ tiền đút túi chả thấy ai phạt làm gì nó chả loạn hết cả lên, người chết tai nạn giao thông chả đầy đường.