Malaysia có lịch sử cái mảng này từ lâu, họ lợi thế hơn là đúng rồi. Có nền tảng, hạ tầng, nhân lực có sẵn. Ném 1 đống tiền mặt hỗ trợ các cty đó cũng rủi ro chứ ko dễ đớp đâu, vớ vẩn lại như Nghi Sơn. Hạ tầng VN vẫn chưa phát triển, còn đầy nhu cầu để dùng tiền đó phát triển. Cái mảng bán dẫn, thực chất là nhà máy lắp ráp bán dẫn, thì trên thế giới cũng chỉ 1 vài nước làm. Nó hơi giống thị trường ngách. Ồ ạt nhảy vào bơm 1 đống tiền xong lại lỗ lòi tói cũng nên. Khủng hoảng Covid dẫn đến thiếu chip khiến các hãng tập trung mở nhà máy để sx. Sau đúng 1 năm thì Samsung lỗ lòi vì cái phần này do oversupply. Tụi Mỹ nó cũng bánh vẽ lắm. Ký lên ĐTCL và bánh vẽ 1 mớ coi như củ cà rốt để thúc ép các thứ khác nhưng cuối cùng thì xuống tiền vẫn là doanh nghiệp trong khi ràng buộc chính trị quân sự nọ kia thì bắt mình chọn phe. Chơi sao lại. Thà chậm mà chắc. Mà cùng lúc với đòi hỏi ưu đãi tiền mặt để lập nhà máy ở đây, phía Mỹ và các hãng còn đòi VN mở rộng cửa cho các chuyên gia nước ngoài vào làm việc. Mác chuyên gia nhưng thực chất kéo tụi Ấn Pakistan... sang làm. Thế thì khác gì công trình hạ tầng mà TQ làm ở đây, đòi phải để công nhân sang làm. VN móc họng ra 1 đống tiền ra ưu đãi, công nhân thì ko tuyển mấy mà tụi nó kéo từ nước khác sang, thế thì phát triển được cái gì ở đây. Hết ưu đãi chúng nó rút sạch thì cũng chả có gì đọng lại cả. Làm thế nào để nền tảng nhân sự hạ tầng trong nước phát triển, có thể làm nhà thầu phụ cho tụi nó vào thì lúc đó NN bỏ tiền mặt ra ưu đãi nhưng yêu cầu liên doanh hay tỉ lệ nào đó nội địa hóa/hợp tác nội địa thì mới xứng đáng. Lúc đó nó rút đi thì DN nội địa cân được. Chứ trong tình hình hiện nay thì ko vội giữ lại làm gì.
Theo báo cáo lợi nhuận quý I năm nay, tập đoàn Samsung đã ghi nhận mức lỗ hàng quý cao kỷ lục trong 14 năm qua. Đặc biệt, mảng chất bán dẫn khiến Samsung lỗ tới 4,58 nghìn tỷ won.
danviet.vn
Theo CNBC, Samsung, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới, vừa ghi nhận mức doanh thu sụt giảm mạnh khoảng 34,57% trong quý IV/2023 so với cùng kỳ năm trước…
vneconomy.vn