Ngày mới đầu là ở Ilmenau ạ. Cảm nhận em là ở thành phố này, người Việt bị "ghét" và soi nhiều ạ.
Sau này thì về Erfurt.
Vâng , thế là mợ ở Thüringen . Một tiểu bang tự trị ở đông Đức . Thüringen, Sachsen, Sachsen Anhalt.....Mấy tiểu bang này thì người lao động Việt ở lại , dân tị nạn Việt ( hợp pháp và chui ), đoàn tụ.....nhiều như quân Nguyên . Dân Việt mình chăm chỉ cày cuốc , tiền cũng nhiều, mà sống vô tổ chức cũng nhiều . Tụi người Đức ở đông Đức tính cách đại khái cũng giống như phần lớn người Việt mình . Nên thói " ganh ghét " , " cú dòm giường bệnh " của chúng nó không có gì là khó hiểu .
Cách nay vài năm có đợt tháng nào em cũng chạy chặng Frankfurt-Chemnitz . Tiếc là khi đó chưa quen mợ để vào Erfurt nghỉ chân . Toàn phải vào cây xăng Eisennach , hơi langweilig .
Thớt hay quá! Em cũng liên quan nhiều đến Đức. Em thích nhất khoản bọn nó lái xe nhường nhau, rất thân thiện!
Vâng , thay vì chen nhau , tự tay bóp dế giống ở Việt mình , thì chúng nó chọn nhường nhau . Đây cũng là một trong những giải pháp chống ùn tắc khi tham gia giao thông . Tất nhiên , ở Việt mình thì khó theo kiểu này , vì xe máy nhiêu quá .
Cụ DE ơi , tiệm ăn Hải Âu ở Frankfurt có còn ko ?? Quán này toàn phục vụ nhiệt tình anh em thăm Frankfurt cả đêm luôn.
Quán này vẫn còn, thỉnh thoảng lại đổi chủ, nhưng Karaoke thì không đổi . Đây là trạm dừng chân của người Việt mình trước khi tham quan "sàn giao đấu" Frankfurt cách đó không xa . Thêm nữa lại gần nhà ga trung tâm . Nói chung là tiện đi lại.
Không hiểu bên Đức nó có cho học sinh phổ thông sang học không cụ chủ nhỉ? Em cũng có người bạn đang cho con học trường Đức để qua đó học đại học. Nhưng muốn hỏi cụ chủ là học sinh phổ thông thì qua học thế nào? học phí ra sao? ăn ở?
Nó vẫn cho sang học kiểu đoàn tụ . Nhưng thủ tục hơi loằng ngoằng và phức tạp , có nghĩa là hơi mất thời gian. Hay hơn là cứ để cho cháu nó thi đại học xong, có điểm mang sang thì thuận hơn nhiều . Sớm hơn một vài năm , xét về mặt hòa nhập là tốt , nhưng về trình độ , học lực không khéo lại thụt lùi.
Con bé nó hỏi " trong đĩa là con gì ? " , nẹ nó lúng túng trả lời " Con chim quay " , con bé hỏi " con chim nào ? " , cô bạn vợ không có ý định giấu con nên thành thật : " giống con chim bồ câu hay đậu ở cửa sổ phòng con ấy ! " và con bé đã " nói những từ nặng nề và đòi về Đức ngay lập tức "...
Lần này nó trực tiếp : vâng, cô nấu ngon lắm nhưng con sẽ không ăn ở nhà cô chú nữa.
Vâng , tụi Đức nó được học cả trong trường lẫn ngoài đời rằng " không nên làm đau con vật , không nỡ làm nhành hoa...." . Nên nhìn thấy những gì ngược với chúng nó đã học , cũng như ngược với thói quen của tụi nhóc là chúng nó sợ run người . Vì thế trẻ con ở Đức rất hiếm khi đánh nhau đổ máu.
Cu nhóc nhà em mới có ba tuổi , nhìn thấy bố đập ruồi . Nó bảo bố ơi đùng đánh ruồi , đuổi nó đi thôi.
Em qua bên này , giờ cũng bỏ ăn thịt chó rồi . Không phải vì em thích nuôi chó, cũng chẳng phải học đòi văn minh. Ngày xưa ở nhà vẫn chén đều . Nhưng giờ mỗi lần về phép, bạn bè mời chỉ ngồi chống đũa . Đơn giản là thấy nó không còn ngon.
Ko thấy cụ nói đến tp muchen em đang hóng để có ý định năm sau đi chơi một chuyến đén muchen.
Các thành phố lớn ở Đức đại khái cũng na ná như nhau . Có chăng khác nhau chỉ là lịch sử và một vài công trình kiến trúc đặc trưng .
Xét về mặt cơ sở hạ tầng thì ở Đức không có phân biệt thành thị với nông thôn . Tất cả các làng đều có tàu điện và xe buýt chạy qua . Tất cả các làng đều có các phòng mạch của bác sỹ .Trong bán kính 10 cây số đều có bệnh viện , siêu thị, sân vận động....Nên giữa thành phố và nông thôn không có khác biệt gì nhiều về trình độ dân trí và vật chất . Có chăng chỉ là nếp sống , vì ở làng nhiều người già hơn.
Năm 2010, tôi cũng đã được ngồi xe khách lọại lớn (xe khoảng 50 chỗ, chỉ chở 5 khách VN) chạy từ Nurnberg (Đức) đi Praha (Czech), suốt dọc đường không thấy có trạm gác rào chắn thu phí nào, qua biên giới cũng không hay, lâu lâu thấy có thiết bị kiểm tra treo trên cao ngang đường, khi xe chạy qua tự động check và nó báo tín hiệu "bíp" với thiết bị trên ô tô, cụ cho hỏi có phải là để thu phí hay không? Mà tụi Đức nó rất nghiêm túc, 2 tay tài xế thay nhau lái và nghỉ, không lái quá 3-4h trên quãng đường dài. Nhưng có điểm này giống VN, lúc qua quãng đồng trống không, xuống đất rìa đường nghỉ giải lao duỗi chân tay cho đỡ tê mỏi, kết hợp bắc vòi xả ra thiên nhiên cho thoải mái!
Ngoài thiết bị soi biển số để thu tiền . Thì nó cũng đặt thêm các máy soi để đếm lưu lượng xe nhằm mục đích nghiên cứu giao thông , phục vụ hữu ích cho những giải pháp , chiến lược, qui hoạch.... giao thông thực tế.
Vâng ở Đức cấm xe tải chạy liên tục quá 3-4 tiếng . Nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
Ở Đức cũng cấm luôn xe tải chạy từ 10 giờ đêm thứ bảy đến 10 giờ đêm chủ nhật . Nhằm tránh tiếng ồn, cũng là bảo vệ môi trường.
Đợt này, có 1 công ty bên Đức đang tuyển kỹ sư CNTT sang Đức (Stuttgart) làm việc. Bên họ có nói là sẽ làm thẻ xanh cho nhà cháu ( blue card ) và sau 3-6 tháng có thể cho vợ con sang cùng theo diện đoàn tụ. Vậy các cụ cho cháu hỏi, chi phí phát sinh cho 1 gia đình trong 1 tháng ( F1 nhà cháu 4t, F2 3 tháng ) thì hết bao nhiêu ạ. Bao gồm tiền thuê nhà + ăn uống + học hành + đi lại nói chung là a-z.
Cụ nên hỏi kỹ phần hợp đồng và hỏi thêm xem lũ trẻ nhà cụ sang đó có được phép đi học tiếp không. Điều này rất quan trọng và chúng nó cũng sẵn sàng trả lời.
Tiền nhà thì tùy nhu cầu . Trung bình 600-700 là ở tốt rồi . Còn ăn, uống ở thì có nhiều thứ để lựa chọn , có khi còn rẻ hơn ở Việt mình so với thu nhập của cụ . Vợ cụ nếu chịu khó , không sĩ diên thì xin vào quán người Việt mà làm chui , cải thiện thu nhập.
Em vừa đi mua bút chì cho F1, cùng STAEDTLER 2B mà của Đức và Indonesia khác hẳn nhau.
Vâng , thường là vậy , vì hàng hóa tiêu dùng ở đức nó cạnh tranh khốc liệt.
B
Với cá nhân bác thì có thể, với Thẻ xanh = Aufenthaltsbefugnis, giá trị độ 2-3 năm, tùy hợp đồng của hãng.
Giờ chỉ còn hai loại thẻ thôi cụ Golf ạ .
Một là Aufenthalterlaublis ( có thời hạn từ 1-3 năm )
Hai là Niederlassung ( vô thời hạn )
Còn các loại thẻ khác thời cụ , nó bỏ hết rồi.
Giờ em lại phải đi cày . Hẹn các cụ sáng sớm mai.