Em đọc từ nhiều nguồn trong đó có nguồn từ Thích Nhất Hạnh. Thích Nhất Hạnh có bút danh là Nguyễn Lang với tác phẩm nghiên cứu về lịch sử Phật giáo ở Việt Nam có nghiên cứu bản gốc từ rất nhiều sách kinh, sử của Ấn và Trung Quốc. Còn về bài thương thì có nguồn nói là từ dòng thiền Diệt Hỷ có nơi nói là từ Lý Công Uẩn, nói chung cũng tạm ghi nhận để nghiên cứu thêm.
"Người ta thường nói truyền thống thiền ở Trung Quốc là truyền thống không đứt đoạn, từ tổ thứ nhất là Ca Diếp, sang tổ thứ hai là A Nan, cho đến hết 28 vị tổ ở Tây Vứt, rồi mới tới các vị tổ ở Đông Độ như Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng v.v...
Nhưng chỉ có những người không học thì mới tin vào chuyện đó. Những người có một ít kiến thức về sử học thì biết rằng danh sách 28 vị tổ ở Ấn Độ là hoàn toàn do những người trong thiền phái Huệ Năng đặt ra. Những tên đó là những tên có thật, nhưng người ta đã chắp nối vị này với vị khác, và họ cũng đã sáng tạo ra những bài kệ truyền thừa của các tổ để gây thêm niềm tin cho học giả.
Sự ăn gian đó là một sự ăn gian rất thành kính, rất có thiện chí. Ăn gian như vậy là để gây đức tin cho người ta. Tuy thiện chí có đó, tuy sự thành kính có đó, nhưng người xưa đâu có biết rằng ngày nay các nhà khoa học đã dùng những phương pháp Khảo
cổ học, Văn bản học, Bác ngữ học mà khám phá ra được sự thật. Họ biết rằng những tác phẩm nào, những kinh điển nào xuất hiện tại địa phương nào và trong thời đại nào. Vì vậy cho nên nói rằng thiền đã được truyền lại từ Ca Diếp cho đến bây giờ không đứt đoạn, đứng về phương diện nội dung thì ta có thể chấp nhận được, nhưng đứng về phương diện hình thức như họ đã trao truyền, như họ đã trình bày, thì chúng ta không thể nào chấp nhận được, vì điều đó trái chống với khoa học.
Ngay cả sự có mặt của tổ thứ ba là Tăng Xán cũng rất là mơ hồ. Trong Cao Tăng Truyện không có tiểu sử của Đệ Tam Tổ Tăng Xán, và trong Truyền Đăng Lục chỉ nói rằng sau Huệ Khả là tới Tăng Xán mà thôi. Chúng ta cũng không tìm được bài kệ truyền thừa của Tăng Xán trao cho Đạo Tín, tức là tổ thứ Tư. Nhân cách cũng như sự thật về tổ Tăng Xán cũng không được rõ ràng. Do đó mà có người đã nghĩ rằng có sự góp nhặt, có sự chế tác có tính cách nhân tạo trong sự thiết lập lại truyền thống thiền Trung Quốc. "Công trình" đó là của Nam tông, là của thầy Thần Hội và các đệ tử đã chế tác ra."
Em không rõ cái mà cụ đọc được có phải là thật hay không, vùng bên nhà em thì còn khá nhiều giai thoại về dòng pháp Tỳ Ni Đa Lưu Chi hay còn gọi là Diệt Hỷ phiên âm theo tiếng Việt. Vì bản thân không phải là Phật tử, cũng không tu tập pháp môn nào của Phật giáo nên em cũng không quan tâm mấy, chỉ là nghe lỏm đc cái gì từ các bậc cao niên ngày trước thì kể lại ra đây cho rõ nghĩa hơn thôi.