Hé hé hé... kệ lão... hé hé héLão nói ntn thì êm chả nghe đc gì
Hé hé hé... kệ lão... hé hé héLão nói ntn thì êm chả nghe đc gì
Nếu cứ thăng mãi thế thì ....mệt lắmĐến gỡ bom còn không sợ, thì một khi đã phát huy chuyền thống dâng gian thì mọi tà ma cũng cứ bằng con kiến ... các kụ hầy
Kụ cho cháu hỏi khí không phải, thế đang chịch, đến đỉnh Vu Sơn, đạt max thống khoái, chân dương nguyên khí xuất ra như dốc ngược chai lavie 1,5 lít, phạm phòng mà chít ...
Vậy chứ vong sẽ giữ nguyên cái trạng thái xuất thăng hoa ấy phỏng ạ?
Khụ
Bẩm cụ! Riêng chuyện cải táng và hoả táng làm em phân vân nhiều nhất (lo hậu sự cho bố mẹ sau này), cụ có thể nói về nguồn gốc tục này từ đâu không ạ (chỉ dân tộc Kinh phía Bắc cải táng, còn theo đạo Thiên Chúa, miền Nam, và các dân tộc khác đều không cải táng). Thỉnh cụ ạ! Kính
Thế là người La Mã gốc Hán hả mụ? Người Việt chúng ta cụ xác định là người có gốc từ Phú Thọ hả?
Tấm ván thì hình như là ở dưới chứ ko phải ở trên ngực thi hài đâu!
Em bựn nốt chỗ việc, tí về biên hầu rõ mụ vụ này nhá
Em đang biên ra words hầu các cụ cho an toàn kẻo tiện tay delete mấtChờ đến sáng có ánh mặt trời thì vàng hết xương lão ơi .
Em còn biết chuyện có ông thầy còn soi dc cốt đã sạch hay chưa rồi mới bốc cơ . Tiếc rằng ông thầy kia cũng khoảng gần năm nữa thì cũng đến lượt bốc , hik .
Cái này dễ hiểu thôi cụ, đưa lên con số chính xác thì có mà cả thế giới nó biếtLý do gì mà cơ quan chức năng lại phải gian dối số thương vong như vậy nhỉ . Cầu chúc cho các nạn nhân dc siêu thoát .
Vâng, hay cụ mở thớt mới riêng về mục này đi ạ!!!Em đang biên ra words hầu các cụ cho an toàn kẻo tiện tay delete mất
Cụ ko thắp hương thì còn lâu lão ấy mời về.Hú 3 hồn 7 vía cụ Vivu đang vivu ở đâu về đọc chuyện đêm khuya nốt nào
Cháu xin chén đỡ run ạ. Đợi cô Hường về hết bìm rồi.Có em đây cụ Dê!
Ma cô Hường này …. Hé hé hé ….Chuyện ma cô Hường … tiếp ….
------------------------------------------
Dân làng thấy nhà ông em mời thầy phù thủy về tru ma diệt quỷ thì kéo đến ùn ùn, cái ngõ nhỏ xóm ông em bình thường vắng người qua lại, nay chật ních chen nhau lúc nhúc như giòi. Người ta vây kín mít quanh đàn tràng, dưới sân hết chỗ đứng thì họ trèo lên tường, lên cây mấy nhà hàng xóm xung quanh ngỏng cổ hóng. Có dễ đến cả ngàn người chứ chả ít, không gian ồn ào huyên náo một góc làng. Dân mình lạ kỳ, từ khi cô Hường hóa quỷ gây họa khắp làng, ngay giữa ban ngày ban mặt hiếm có người nào dám thò mặt đến xóm này, trừ trường hợp bắt buộc. Thế mà hôm nay kéo đến kìn kìn, chỉ vì họ chưa bao giờ được chứng kiến thầy phù thủy bắt ma, đám đàn ông còn chỉ trỏ cười hô hố khoe mấy bộ nhai đen xỉn lẫn vàng khè.
Đúng 12 giờ trưa, cụ Tự áo mão chỉnh tề, tay chuông tay kiếm bước lên đàn, cụ thắp 7 nén nhang cầm trên tay ngửa mặt lên trời lầm rầm khấn khứa, xong cụ quay người vái đủ tứ phương rồi trịnh trọng cắm mớ hương ấy vào lư để trên bàn và chắp hai tay vái thêm 3 lần nữa. Sau đấy cụ tay múa kiếm, tay lắc chuông hết chỉ Đông lại chỉ Tây, vừa chầm chậm di chuyển vừa lầm rầm cái gì đó trong miệng, cứ mỗi lần chỉ kiếm về một hướng là cụ lại lắc chuông ting-tong, ting-tong. Chán múa thì cụ lại ngồi phệt xuống cái bồ đoàn bằng cói đặt trước đàn, cụ bỏ cả chuông lẫn kiếm xuống rồi cầm dùi gõ mõ lốc ca lốc cốc và thì thầm, lẩm bẩm, xì xụt như mấy bà vãi trong chùa. Ngồi mỏi cụ lại đứng dậy cầm mấy lá phù dí vào lửa nến rồi vẩy vẩy xung quanh, tất nhiên miệng vẫn niệm chú. Cứ làm đi làm lại mấy vòng kiếm, mõ với phù như thế thì cụ dừng lại ngửa mặt lên trời, hai tay giờ ngang, lòng bàn tay xòe ngửa rồi từ từ chắp lại, cứ như thế cụ vái luôn 7 nhát. Vái xong cụ đổ 3 đĩa muối và 3 đĩa gạo vào 1 cái mâm đồng, trộn đều với nhau rồi ném tung tóe khắp nơi. Hết gạo hết muối cụ lại chắp tay vái tứ phía rồi mở miệng nói đúng 2 từ: xong rồi!
Đám đông hiếu kỳ “Ồ” lên rõ to, từ khi thầy áo máo chỉnh tề lên đàn, tới khi kết thúc chỉ chừng non 1 giờ đồng hồ, múa vài nhát kiếm, gõ mấy tiếng chuông, thế mà đã “xong rồi”. Xem ra ma cô Hường với cái lũ quan ôn quỷ sứ cũng chả có gì làm ghê gớm lắm, mới làm phép có tí đã bắt trọn cả đàn. Từ trên cây thị nhà bên có tiếng đàn ông ồm ồm: ồi dồi …. tưởng bắt ma khó thế nào … chứ dễ như cúng ông công ông táo thế này thì mỗi ngày tôi chẳng bắt cả thúng. Nói dứt mồm là một tiếng “huỵch”, gã đó nhảy từ chạc 3 cây thị xuống phủi đ.ít ra về. Dân làng được thể cười ầm lên, họ chỉ trỏ cụ Tự và chế nhạo, dè bỉu, cứ như là ông em mướn nhầm người vậy, vừa cười vừa nói họ lục tục ra về. Trong vòng tròn, cụ Tự cứ điềm nhiên thu dọn đồ nghề bày ra trên đàn, mặc kệ ngàn lời đàm tiếu của đám đông, mấy ông chú bà thím nhà em cũng thất vọng ra mặt, tưởng bắt ma hấp dẫn thế nào chứ. Ông nội em thấy mọi người về hết thì sai các chú, các thím thu dọn đồ lễ rồi sắp cơm để đại gia đình cùng cụ Tự ăn trưa, chừng một lúc sau bốn phía lại quay về với sự tĩnh lặng như bao ngày.
--Vẫn chưa xong--
Ốm co giật thế rồi cụ có sống được khôngNăm em 6 tuổi bị ốm một trận thập tử nhất sinh, lúc đó bố em vừa lên máy báy đi chuyên gia nước ngoài.
Cứ đúng giữa trưa và chiều tối là em sốt đùng đùng, co giật, mê sảng...liền trong hai mấy ngày không dứt, không tìm ra căn bệnh.
Mẹ em làm BV gần nhà, bí quá đưa con ra để cho đủ mọi đồng nghiệp khám xét các kiểu, xét nghiệm máu xem có viêm nhiễm ở đâu không...tuyệt không thấy gì. Em vẫn nhớ xét nghiệm máu mấy lần, họ bảo với mẹ em là lượng bạch cầu hoàn toàn bình thường, nó không bị viêm nhiễm ở đâu cả, không đau ở đâu cả, không sốt rét...tại sao lại như thế này?
Chả biết làm cách nào khác, thế là em toàn bị táng kháng sinh liều cao, ngày 2 mũi.
Hôm nay tiêm tay thì mẹ em hỏi sáng tiêm bên nào, em nói bên phải thì chiều tiêm bên trái, hôm sau tiêm đùi lại như thế.
Liền trong hai mươi mấy ngày như vậy, em đã xanh xao và yếu lắm rồi, các cơn co giật ngày càng nhiều hơn, suốt ngày cứ gào "Bố ơi, bố đừng nhớ con nữa". Hàng xóm nhà em có mấy người đã rỉ tai nhau thôi thế là mất nó rồi, mấy ngày cuối cùng thì họ đã bảo nhau chuẩn bị tinh thần làm đám ma và mang em đi chôn.
Mẹ em không muốn bố em vừa đi lại phải lo lắng, nhưng đến nước này thì giấu cũng không được nữa rồi, nên đành phải gọi điện xuống Bộ Y tế. Từ đây người ta nối máy cho gặp bố em, lệnh của ông lại là đưa đi HN gấp, vào nhi Thụy Điển.
Xuống đến nơi là buổi chiều, lúc này em đã héo như cái lá rau, chân tay ứ kháng sinh sưng phù, đỏ mọng. Cũng lại đưa đi khám, xét nghiệm rồi về buồng nằm, không uống, tiêm hay truyền bất cứ loại thuốc men gì hết.
Sang ngày hôm sau em bắt đầu đỡ, tiệt luôn cơn sốt. 3 ngày nằm viện em được theo dõi sát và chỉ uống sữa, ăn cháo...xong có xe đưa về. Xe về đến nhà có mấy bà hàng xóm chạy ra khóc tu tu, họ tưởng em tèo rồi, xe đưa xác về.
Chú lái xe đấy (em nhớ tên là Ngọc) nhảy xuống khua tay mắng mấy bà đấy, chú ấy bảo các bà bị điên à, nó khỏi rồi, khóc gì? Đến lúc mẹ em bế em xuống thì chính mấy bà đấy lại cười sằng sặc, họ cứ vừa sờ nắn người em vừa khóc, lại vừa cười, nước mắt giàn giụa...lúc đấy em vui và cảm động lắm!
trong hai mươi mấy ngày đó có vài giấc mơ lặp đi lặp lại nên dù mê sảng nhưng về sau em nhớ rất rõ.
Thứ nhất là em mơ mình ở trong một không gian xám thẫm, vô định, mênh mông. Có một cái hạt cơm nhỏ tí nó lăn xung quanh em, rồi nó lớn bằng quả ổi, bằng cái nồi cơm...cứ lớn dần mãi. Đến khi to bằng cái nhà thì nó cứ nhằm người em mà lăn tới. Em hoảng quá chạy vòng quanh, nó cũng lăn vòng quanh đuổi theo. Lúc đó mê sảng nhưng em vẫn tỉnh, mắt mở to nhìn lên trần nhà gào thét, mẹ em bên cạnh cứ phải ôm chặt em mà khóc.
Thứ 2 là có người dẫn em đi: Giấc mơ rõ ràng. Nước lũ từ đâu tràn vào ngập sân nhà em, dâng cao dần. Trên đỉnh dòng nước có một người đứng thẳng, chẳng biết đàn ông hay đàn bà.
Nước dâng ngập tất cả sân nhưng đến cửa nhà em thì lại dựng đứng thành một bức tường cao chừng 1m, ngay cửa. Em ngồi trên giường thấy người kia bước xuống, dắt tay một đứa trẻ con đi ra cửa. Đi ra đên gần cửa thì đứa trẻ con quay đầu nhìn lại và em nhận ra đó chính là mình. Em rất lo vì "thằng bé mình" dám đi cùng người lạ nên cứ ú ớ kêu để bảo "mình" quay lại.
Thằng bé đó cứ chần chừ, chân đang dợm bước nhưng mặt vẫn quay lại nhìn em như không muốn đi...thế là em kêu thành tiếng, và mẹ em đi từ ngoài sân vào, dắt tay thằng bé kia quay lại, đi về phía em. Lúc đó nước rút hết, người lạ kia cũng biến mất và em thoát khỏi cơn ảo giác.
Trong gần 1 tháng ốm đó em mơ nhiều lần như vậy. Thực ra thì không phải mơ bởi lần nào cái "thằng bé em" kia định đi cùng người lạ đó thì em cũng đều đang tỉnh, ngồi ở giường nhìn theo rất rõ ràng...và lần nào mẹ em cũng giữ nó lại, dắt tay nó đi về phía em.
Tối qua em bận không viết được gì, đêm nay em sẽ kể tiếp về quãng đời mẹ em trên mảnh đất dữ, đoạn tầm từ năm 1969 về sau.
Cô H an nghỉ @@Ma cô Hường này …. Hé hé hé ….
----------------------------------------------
Cơm nước xong thì cũng ngót 2h chiều, mấy bà thím nhà em tưởng bắt ma xong rồi mới lục tục gánh mạ, gánh phân tính đi cấy tiếp, các ông chú thì muốn về vác cày vác bừa ra đồng. Ông nội em thấy thế quát: từ giờ đến hết đêm nay, tao cấm đứa nào bước ra khỏi cái ngõ này, việc đã xong đâu mà chúng mày bỏ đi như thế hả. Nghe ông nội em mắng mọi người mới ớ ra, thế là lại quây vào trong nhà, cụ Tự ngồi tràng kỷ vừa uống trà xỉa răng, vừa lừ đừ đôi mắt hấp háy nhỏ nhẹ dặn dò đám hậu sinh trong xóm.
Chiều tối hôm ấy trời mưa phùn lâm thâm, hoa xoan tim tím rụng rơi lả tả xuống khắp tế đàn, cái tiết tháng Giêng năm nào chẳng thế, cứ là u ám mông lung. Bên trong vòng tròn cọc tre, cụ Tự đang dùng cái bút lông nhúng vào cái ang chất lỏng sền sệt màu đỏ tươi bốc mùi hôi hám, hăng hắc ngoáy ngoáy những hình thù kỳ cục nửa giống chữ Nho nửa giống giun xuống 4 góc Đông – Tây – Nam – Bắc tế đàn. Thực tình gọi cái ý là “bút lông” thì hơi cưỡng ý, có lẽ gọi là cái “chổi” thì đúng hơn, vì nó vốn là chiếc chổi đót dùng để quét vôi nhà ông em. Còn cái chất lỏng sền sệt màu đỏ ấy, chính là máu của con chó mực nhà bà Nhu vừa bị cắt tiết ban nãy trộn với phân gà trong chuồng. Cụ Tự vẽ mấy lá phù loằng ngoằng, đốt lên rồi trộn lẫn cùng phân gà, máu chó để ra cái thứ “mực” đặc chủng này.
Trên đàn giờ không còn xôi gà, thủ lợn nữa mà là đủ thứ hầm bà lằng: cờ tam giác, kiếm sắt đen sì, một bình hồ lô ố vàng mở nắp, một chiếc túi gấm to cỡ 2 bàn tay đầy chữ Hán bên ngoài, 1 chiếc chuông bạc có chữ mạ vàng và tất nhiên không thể thiếu mớ phù chú đủ loại, từ ngũ sắc đến trắng trơn, cái dài cái ngắn đủ cả … Cụ bảo mấy ông chú em vào nhà bê hết mấy hình nhân, hình thú kết bằng cỏ năn ra đàn. Hình thú thì cụ bắt để rải rác trong vòng tròn cọc tre, hai hình người mặt đen thì cụ bẻ gập cái chân, bắt quỳ cạnh đàn, riêng hình nhân hai mẹ con cô Hường thì cụ bắt dựng 1 cái cột cao, buộc dây vào cổ rồi treo lên gần chỗ đặt bồ đoàn cụ ngồi. Sau rốt cụ bảo mấy bà thắp nến gắn lên tất cả những chiếc cọc tre đóng thành hình tròn trước đó.
Bài trí xong xuôi cụ xuống nhà dùng cơm tối với đại gia đình ông em, lúc ăn cơm nét mặt cụ khá nghiêm trang tư lự, như đang cân nhắc điều gì, cả bữa cụ chẳng nói 1 câu, chỉ lẳng lặng ăn 2 bát cơm rồi lên tràng kỷ ngồi uống nước. Cụ nhờ ông em đuổi hết con cháu trong nhà ra ngoài, đóng cửa lại rồi hai người to nhỏ thầm thì với nhau rất lâu, chả biết cụ nói gì với ông em mà sau khi mở cửa ra thì mặt mũi ông em cũng vô cùng khẩn trương và trầm trọng. Đúng 9h tối, cụ Tự mặc áo dài có hình bát quái âm dương trước bụng, chít 1 lá bùa trắng vòng quanh trán, đầu trần xõa tóc, nét mặt nghiêm cẩn, đi chân đất từ nhà ông nội em bước lên tế đàn đặt trong sân nhà cô Hường. Lúc này trời tối đen như mực, mưa phùn lất phất bay, ban thờ cô Hường trong nhà lập lòe ánh đèn dầu, dưới sân tế đàn cũng lập lòe vài ánh nến, ngoài ra còn có 1 ngọn chủ đăng rất to đốt bằng dầu thơm cháy phừng phừng, xung quanh nến gắn trên các cọc tre cũng bập bùng chiếu sáng. Từ già cho chí trẻ trong xóm nhà em tập trung hết trong nhà bà Nhu, mở hai cửa sổ ra hóng lên sân nhà cô Hường.
Cụ Tự lên nhang đèn xong thì hai tay nâng thanh kiếm sắt đen sì lên ngang người chầm chậm đi quanh đàn, vừa đi cụ vừa xì xầm niệm chú, đi hết một vòng thì cụ quay về đàn lấy cây cờ đen dắt vào đai lưng rồi nhón tay với chiếc hồ lô hớp 1 ngụm. Sau đấy cụ phun lên 2 hình nhân đang treo lòng thòng cách chỗ cụ ngồi chừng 2 sải tay, cụ đốt mấy lá bùa huơ huơ trước mắt rồi xếp bằng trên bồ đoàn xì xầm trì chú tiếp, thi thoảng lại thấy cụ lắc cái chuông bạc ting-tong. Không khí lúc này vô cùng nặng nề, nhà em giờ thì ai cũng biết đây mới là lúc cụ pháp sư trổ tài bắt ma, mọi người mắt thì dán về phía đàn tràng nhưng không ai dám hé răng nửa lời. Cụ Tự cứ ngồi xếp bằng niệm chú, lăc chuông như thế cho đến khoảng đầu giờ Tý thì tự dưng chó mèo, gà lợn xóm nhà ông em thay nhau sủa, kêu, gào thét nhặng xị từ đầu ngõ tiến vào. Ai nấy kinh hồn táng đởm vì biết là cô Hường dẫn quan ôn, quỷ sứ về, mọi người hè nhau đóng chặt 2 cửa sổ rồi nằm im không cả dám thở mạnh, chỉ có vài ông đàn ông là còn dám hé mắt nhìn qua khe cửa hóng lên trên.
Chỉ trong giây lát, tiếng móng guốc gõ cồm cộp, tiếng lưỡi cày loẹt xoẹt, tiếng thở phì phò, tiếng trẻ con khóc oe óe đã tiến đến trước sân nhà ông chú em (nhà bố cô Hường). Đang khi huyên nào như vậy thế mà tự dưng im bặt, cứ như là đám quan ôn, lệ quỷ ấy chợt sững lại vì phát hiện ra có người ngồi giữa cái đàn tràng giữa sân. Cụ Tự vẫn ngồi yên trên bồ đoàn, tiếng niệm chú của cụ bắt đầu to hơn 1 chút so với lúc đầu. Nến trên đàn, ngọn chủ đăng, nến gắn tại các cọc bất ngờ như được bơm thêm oxy, tự dưng ngọn lửa phồng to lên 2-3 lần, giữa lúc ấy từ trên ngọn cây sấu phát ra tiếng cười the thé chói tai: hé hé hé … chúng mày dám mời pháp sư về … bắt tao ư … ư hư … hé hé hé …. Rồi cái bóng trắng lượn xuống mờ mờ ảo ảo lướt quanh bên ngoài tế đàn, vừa lướt đi nó vừa ru con eo éo: ả à ời … ả à ơi … Cụ Tự vẫn điềm tĩnh như không, tiếng niệm chú lại càng lớn hơn, trên bồ đoàn vẫn một dáng ngồi nghiêm cẩn, vững chãi như núi. Bóng trắng kia thấy cụ không suy suyển tinh thần, nó mới lồng lên xỉa xói bằng cái giọng âm u quỷ quái: … mày … là ai? … mày … dám lập đàn … bắt tao … cút ngay … tao bóp chết tươi bây giờ …. Hú u uu uuuu … Người ngồi trên bồ đoàn vẫn không hề suy suyển, chú ngữ vẫn lầm rầm tuôn ra càng lúc càng nhanh.
--Chắc là vẫn còn--
Chưa, chắc phải nốt ngày mai cô H mới an nghỉ cụ ạCô H an nghỉ @@
Hình như trước kia là số 39 hay sao Cụ nhỉ???pain ơi.
Biết Mợ sâu rộng kiến thức sẵn tiện 2 thớt liêu trai chí dị này, Mợ có thể chia sẻ những nhìn nhận của Mợ về vụ karaoke Trần Thái Tông tháng trước không
Qua một nguồn tin khá gạn lọc, em biết là số mạng ra đi là 47 chứ không phải 13 như thông tin public. Em có 2 suy dẫn cứ ủng hộ cho việc số người ra đi không phải là 13 như đã được thông tin:
- Thứ nhất là 6g kém 15 em đi về gần đó (cty em ở Duy Tân), đã nghe VOV cập nhật thông tin khiêng được xác nạn nhân đầu tiên ra ngoài.
- Thứ hai là xuyên suốt thời gian thông tin trực tuyến về vụ cháy, các Cụ có thể thấy clip một người phụ nữ lớn tuổi nhà gần đó chạy ra khóc thảm gọi con ơi...nhưng qua hôm sau không có thông tin người phụ nữ đó là mẹ của nạn nhân nào.
Ngày hôm sau thông tin bố cáo là 13 mạng thì từ 2 dẫn cứ ở trên có thể thấy chắc chắn có sự sai lệch, che dấu.
Mợ pain có giải thích nào về vụ chết chùm thảm thương này không Liệu có như 13 cô nữ TNXP ngã ba Đồng Lộc không
Xin nói thêm trước đây cty em thuê văn phòng ở tòa nhà đó & phòng tìm được 13 nạn nhân đó chính là vp cty em trước đây