Trong khi Việt Nam ( hạng 17 toàn đoàn) rầm rộ trên báo chí đăng tin hàng loạt về thành tích của đội tuyển Olympic Toán thì đội tuyển Mỹ ( hạng 3 toàn đoàn năm nay) chả có 1 dòng nào trên báo và cũng chả có hình ảnh gì luôn. Mà có hạng 1 thì cũng vậy nốt.
Leo lên Gúc gồ tìm thì thấy năm nào vinh dự lắm, đứng hạng 1 toàn đoàn thì đội tuyển Mỹ được một bài nhỏ tí kèm ảnh trên website của Hội Toán học Mỹ và may ra thêm 1 bài trên website của trường Carnegie Mellon là mừng hú.
Còn không thì chìm nghỉm. Mặc dù Mỹ nhiều năm nay hạng toàn đoàn đứng 1 ,2,3 và cùng lắm là 4. Đi thi chỉ có 6 bạn thì 5 bạn lãnh huy chương vàng còn 1 thì huy chương bạc, đại khái vậy.
Ra đường hỏi dân hay học sinh coi học sinh Mỹ nào lãnh huy chương vàng Toán hay bất cứ môn nào khác năm nay thì coi chừng toi đặc. Vì đảm bảo là hỏng ai bít là chính. Vì báo chí không đưa tin và thật sự trừ một ít người quan tâm thì tìm hiểu tí, còn lại chả ma nào quan tâm.
Thay vào đó chỉ cần hỏi tên cầu thủ bóng chày, bóng bầu dục hay bóng rổ hay ca sĩ trẻ nào lãnh thành tích cao nhất năm nay thì sẽ có cả núi người nói ro ro.
Mà nhìn vào đội tuyển Toán của Mỹ đi thi Olympic quốc tế dưới đây ( năm 2019, 2018 và 2015) có thể thấy giống như đội tuyển nước Á châu nào đó. Bởi toàn là mặt Á châu. Thực ra đều là người gốc Á quốc tịch Mỹ là chính, và chủ yếu là gốc Tàu và gốc Ấn rất giỏi và thông minh.
Cũng có 1 huấn luyện viên là phó giáo sư tại đại học Carnegie Mellon. Mà ông này dựa theo tên thì gốc Sing và xa xôi hơn nữa thì chắc là gốc Tàu qua Sing ở mà gia đình đã ở Mỹ và có quốc tịch Mỹ từ nhỏ. Po-Shen Loh là tên ổng ( trong hình). Ông này từng đoạt Huy chương Bạc Olympic Toán năm 1999. Yêu Toán và tốt nghiệp hạng xuất sắc tại CalTech danh giá, sau đó là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Princeton rồi qua dạy tại Carnegie Mellon.
Cách chọn học sinh vào đội tuyển đại khái là dễ ẹc. Học sinh Mỹ muốn tham gia các kỳ thi toán giỏi ( hay bất cứ kỳ thi học sinh giỏi môn gì) thì cứ việc đăng ký với Hiệp hội quốc gia Mỹ của môn đó cũng là nhà tổ chức qua mạng và tìm coi nơi nào thi gần nhà mình nhất thì phi tới, nạp vài chục usd lệ phí là xong.
Thi hết vòng này qua vòng khác thoải mái, miễn đậu thì vào vòng trong. Không có đội tuyển đội tiếc gì và chả có ma nào luyện chưởng. Ông nào thích thì bò ra mà học toán. Nếu cần thì đăng ký tham gia vào các chương trình sinh hoạt của cộng đồng yêu Toán của Hội Toán học Mỹ, đại loại nạp phí hội viên thì sẽ đi sinh hoạt chung hay hội thảo, và nhận các tài liệu chuyên về Toán để ngâm cú và tán dóc với nhau về Toán.
Khi nào thi vào vòng cuối thì sẽ chọn ra tùy năm chừng vài chục bạn có thành tích cao nhất tham dự trại hè MAA’s Mathematical Olympiad Summer của Hội Toán học Mỹ vào tháng 6 hàng năm. Đại loại để cho nó có tính quốc tế thì thường có 70 học sinh tham gia, trong đó ngoài học sinh Mỹ thì mời cả học sinh giỏi Toán của 10 nước khác tới. Các bạn này sẽ cùng nhau ăn chơi nhảy múa trong cái trại đó kèm theo học và giải Toán rồi trao đổi và tranh luận, thi thố cho vui. Trại hè mà. Như vậy thì học sinh vừa được học vừa được chơi vừa được học hỏi từ các bạn giỏi Toán nhất nước Mỹ và thế giới. Trại này cũng thường chỉ diễn ra 2-3 tuần thôi. Tiền bạc thì không mất vì được tài trợ.
Rồi hết trại hè chọn ra chừng 6 bạn đi thi. Túm lại 6 bạn này sẽ là những người giỏi nhất. Mà tiêu chí của giỏi nhất ở đây không phải là gà chọi đã được vỗ nhiều năm và tung vào sới chọi chết thôi như kiểu ta. 6 bạn này là những người thông minh và đam mê Toán nhất. Do chủ yếu là tự học nên sức bật và khả năng tự khám phá, tự ngâm cú của các bạn này là cực kỳ cao cường. Thành ra năm nào đi thi chủ yếu là gặt huy chương vàng, buồn buồn lãnh thêm 1 cái huy chương bạc.
Vậy mà về nước ngoài gia đình cha mẹ và 1 ít người thân quen thì chả ma nào đón rước. Và cũng chả báo chí nào thèm tới quay phim chụp hình lăng xê gì ráo. Mà các cháu này cũng không thấy buồn bã gì vì thi Olympic thì cũng chỉ là 1 kỳ thi năng khiếu thôi có gì ghê gớm đâu. Muốn là nhà toán học hay nhà khoa học gì đó còn phải lao động cật lực vài chục năm nữa.
Trường trung học của Vịt Bầu và Chim Sẻ nhà mình ở Mỹ có 1 đội tuyển thể thao năm nào cũng hạng 1 toàn Mỹ. Khi mà vô địch xong thì cả trường dàn quân ra từ trong ra tận cổng hân hoan chào đón, phụ huynh nở mày nở mặt sướng lắm. Nhưng mà học sinh nào thi đậu các giải Toán Lý Hóa gì đó thì may ra được đưa lên FB của trường là vinh dự lắm rồi.
Vì sao vậy? Vì Mỹ họ quan niệm rằng thành tựu của học thuật thật ra chỉ có thể vinh danh sau nhiều năm miệt mài khám phá, nghiên cứu, sáng tạo. Đại khái như là giải Nobel. Còn nếu chỉ dừng lại tại 1 kỳ thi quốc tế kể cả danh giá như Olympic thì cũng chỉ là bước khởi đầu. Hơn nữa việc truyền cảm hứng từ thành tích của một kỳ thi học thuật thì nó cũng hạn chế trong cộng đồng các tín đồ của môn đó thôi vì có phải ai cũng yêu Toán hay Lý, Hóa, Sinh gì đâu.
Nhưng thành tựu thể thao hay nghệ thuật thì lại được vinh danh ác liệt. Là vì những môn này phổ biến ai chả thích nên họ quan tâm. Và các ngôi sao thể thao hay nghệ thuật có thể hành nghề ngay từ rất sớm và mau chóng lên đài vinh quang của nghề đó nếu có tài và đủ sự khổ luyện. Và hơn nữa những tài năng này thường mau chóng bị đào thải do các điều kiện cần và đủ ở nhiều môn chính là trẻ và khỏe.
Nhưng dù như vậy, các tài năng Toán học hay bất cứ môn khoa học nào tại Mỹ sau này rất giỏi và họ sẽ trở thành các nhà khoa học, các nhà phát minh sáng chế tuyệt vời cho thế giới. Đó là vì họ thực sự yêu thích và hơn cả yêu thích là đam mê cháy bỏng môn mà họ theo đuổi. Họ cũng biết rằng vinh quang của khoa học cần phải trả giá bằng sự nghiêm túc tìm tòi, khám phá, học hỏi nhiều năm. Họ không phải là gà chọi mà là tinh hoa của nước Mỹ.
Đào tạo tài năng kiểu gà chọi chỉ có ích cho việc tự sướng, còn sau này sẽ làm thui chột tài năng và thậm chí tạo ra những con người sống dở chết dở vì bị thổi phồng quá mức từ khi còn nhỏ và mắc kẹt trong cái bẫy của danh vọng hão huyền.
Nguồn: https://www.facebook.com/anhthianna
Leo lên Gúc gồ tìm thì thấy năm nào vinh dự lắm, đứng hạng 1 toàn đoàn thì đội tuyển Mỹ được một bài nhỏ tí kèm ảnh trên website của Hội Toán học Mỹ và may ra thêm 1 bài trên website của trường Carnegie Mellon là mừng hú.
Còn không thì chìm nghỉm. Mặc dù Mỹ nhiều năm nay hạng toàn đoàn đứng 1 ,2,3 và cùng lắm là 4. Đi thi chỉ có 6 bạn thì 5 bạn lãnh huy chương vàng còn 1 thì huy chương bạc, đại khái vậy.
Ra đường hỏi dân hay học sinh coi học sinh Mỹ nào lãnh huy chương vàng Toán hay bất cứ môn nào khác năm nay thì coi chừng toi đặc. Vì đảm bảo là hỏng ai bít là chính. Vì báo chí không đưa tin và thật sự trừ một ít người quan tâm thì tìm hiểu tí, còn lại chả ma nào quan tâm.
Thay vào đó chỉ cần hỏi tên cầu thủ bóng chày, bóng bầu dục hay bóng rổ hay ca sĩ trẻ nào lãnh thành tích cao nhất năm nay thì sẽ có cả núi người nói ro ro.
Mà nhìn vào đội tuyển Toán của Mỹ đi thi Olympic quốc tế dưới đây ( năm 2019, 2018 và 2015) có thể thấy giống như đội tuyển nước Á châu nào đó. Bởi toàn là mặt Á châu. Thực ra đều là người gốc Á quốc tịch Mỹ là chính, và chủ yếu là gốc Tàu và gốc Ấn rất giỏi và thông minh.
Cũng có 1 huấn luyện viên là phó giáo sư tại đại học Carnegie Mellon. Mà ông này dựa theo tên thì gốc Sing và xa xôi hơn nữa thì chắc là gốc Tàu qua Sing ở mà gia đình đã ở Mỹ và có quốc tịch Mỹ từ nhỏ. Po-Shen Loh là tên ổng ( trong hình). Ông này từng đoạt Huy chương Bạc Olympic Toán năm 1999. Yêu Toán và tốt nghiệp hạng xuất sắc tại CalTech danh giá, sau đó là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Princeton rồi qua dạy tại Carnegie Mellon.
Cách chọn học sinh vào đội tuyển đại khái là dễ ẹc. Học sinh Mỹ muốn tham gia các kỳ thi toán giỏi ( hay bất cứ kỳ thi học sinh giỏi môn gì) thì cứ việc đăng ký với Hiệp hội quốc gia Mỹ của môn đó cũng là nhà tổ chức qua mạng và tìm coi nơi nào thi gần nhà mình nhất thì phi tới, nạp vài chục usd lệ phí là xong.
Thi hết vòng này qua vòng khác thoải mái, miễn đậu thì vào vòng trong. Không có đội tuyển đội tiếc gì và chả có ma nào luyện chưởng. Ông nào thích thì bò ra mà học toán. Nếu cần thì đăng ký tham gia vào các chương trình sinh hoạt của cộng đồng yêu Toán của Hội Toán học Mỹ, đại loại nạp phí hội viên thì sẽ đi sinh hoạt chung hay hội thảo, và nhận các tài liệu chuyên về Toán để ngâm cú và tán dóc với nhau về Toán.
Khi nào thi vào vòng cuối thì sẽ chọn ra tùy năm chừng vài chục bạn có thành tích cao nhất tham dự trại hè MAA’s Mathematical Olympiad Summer của Hội Toán học Mỹ vào tháng 6 hàng năm. Đại loại để cho nó có tính quốc tế thì thường có 70 học sinh tham gia, trong đó ngoài học sinh Mỹ thì mời cả học sinh giỏi Toán của 10 nước khác tới. Các bạn này sẽ cùng nhau ăn chơi nhảy múa trong cái trại đó kèm theo học và giải Toán rồi trao đổi và tranh luận, thi thố cho vui. Trại hè mà. Như vậy thì học sinh vừa được học vừa được chơi vừa được học hỏi từ các bạn giỏi Toán nhất nước Mỹ và thế giới. Trại này cũng thường chỉ diễn ra 2-3 tuần thôi. Tiền bạc thì không mất vì được tài trợ.
Rồi hết trại hè chọn ra chừng 6 bạn đi thi. Túm lại 6 bạn này sẽ là những người giỏi nhất. Mà tiêu chí của giỏi nhất ở đây không phải là gà chọi đã được vỗ nhiều năm và tung vào sới chọi chết thôi như kiểu ta. 6 bạn này là những người thông minh và đam mê Toán nhất. Do chủ yếu là tự học nên sức bật và khả năng tự khám phá, tự ngâm cú của các bạn này là cực kỳ cao cường. Thành ra năm nào đi thi chủ yếu là gặt huy chương vàng, buồn buồn lãnh thêm 1 cái huy chương bạc.
Vậy mà về nước ngoài gia đình cha mẹ và 1 ít người thân quen thì chả ma nào đón rước. Và cũng chả báo chí nào thèm tới quay phim chụp hình lăng xê gì ráo. Mà các cháu này cũng không thấy buồn bã gì vì thi Olympic thì cũng chỉ là 1 kỳ thi năng khiếu thôi có gì ghê gớm đâu. Muốn là nhà toán học hay nhà khoa học gì đó còn phải lao động cật lực vài chục năm nữa.
Trường trung học của Vịt Bầu và Chim Sẻ nhà mình ở Mỹ có 1 đội tuyển thể thao năm nào cũng hạng 1 toàn Mỹ. Khi mà vô địch xong thì cả trường dàn quân ra từ trong ra tận cổng hân hoan chào đón, phụ huynh nở mày nở mặt sướng lắm. Nhưng mà học sinh nào thi đậu các giải Toán Lý Hóa gì đó thì may ra được đưa lên FB của trường là vinh dự lắm rồi.
Vì sao vậy? Vì Mỹ họ quan niệm rằng thành tựu của học thuật thật ra chỉ có thể vinh danh sau nhiều năm miệt mài khám phá, nghiên cứu, sáng tạo. Đại khái như là giải Nobel. Còn nếu chỉ dừng lại tại 1 kỳ thi quốc tế kể cả danh giá như Olympic thì cũng chỉ là bước khởi đầu. Hơn nữa việc truyền cảm hứng từ thành tích của một kỳ thi học thuật thì nó cũng hạn chế trong cộng đồng các tín đồ của môn đó thôi vì có phải ai cũng yêu Toán hay Lý, Hóa, Sinh gì đâu.
Nhưng thành tựu thể thao hay nghệ thuật thì lại được vinh danh ác liệt. Là vì những môn này phổ biến ai chả thích nên họ quan tâm. Và các ngôi sao thể thao hay nghệ thuật có thể hành nghề ngay từ rất sớm và mau chóng lên đài vinh quang của nghề đó nếu có tài và đủ sự khổ luyện. Và hơn nữa những tài năng này thường mau chóng bị đào thải do các điều kiện cần và đủ ở nhiều môn chính là trẻ và khỏe.
Nhưng dù như vậy, các tài năng Toán học hay bất cứ môn khoa học nào tại Mỹ sau này rất giỏi và họ sẽ trở thành các nhà khoa học, các nhà phát minh sáng chế tuyệt vời cho thế giới. Đó là vì họ thực sự yêu thích và hơn cả yêu thích là đam mê cháy bỏng môn mà họ theo đuổi. Họ cũng biết rằng vinh quang của khoa học cần phải trả giá bằng sự nghiêm túc tìm tòi, khám phá, học hỏi nhiều năm. Họ không phải là gà chọi mà là tinh hoa của nước Mỹ.
Đào tạo tài năng kiểu gà chọi chỉ có ích cho việc tự sướng, còn sau này sẽ làm thui chột tài năng và thậm chí tạo ra những con người sống dở chết dở vì bị thổi phồng quá mức từ khi còn nhỏ và mắc kẹt trong cái bẫy của danh vọng hão huyền.
Nguồn: https://www.facebook.com/anhthianna