Về khoang để bát tủ bếp trên nếu cụ làm thủng đáy sẽ có hạn chế sau:
1. Xấu về thẩm mỹ khi đèn chiếu đáy tủ bếp k liên tục ánh sáng bị ngắt quãng dẫn đến vùng sáng vùng tối ở mặt dưới bàn bếp.
2. Mục đích cụ làm thủng là để nc chảy từ trên xuống. Tức là cụ rửa bát xong úp luôn lên thì sẽ xảy ra tình trạng trong chạn vẫn còn bát và đĩa khô sẽ bị nước cái vừa rửa chảy vào dẫn đến bị bẩn và ẩm ướt đồng thời giá inox luôn bị ướt và dễ rỉ và hỏng. Thường phải có giá úp bên ngoài để khô hoặc lau khô mới úp lên.
3. Vì giá hở mà thường xuyên ẩm ướt nên côn trùng và dán sẽ chui vào. Gây bẩn thỉu sinh bệnh. Ngoài ra còn bị bụi chui vào.
Bếp và chạn bếp của người Việt chưa được định hình về văn hóa trong thời đại hiện nay.
Trong khi ngôi nhà, thiết bị du nhập ào ạt từ Tây, Nhật thì văn hóa bếp núc của người Việt vẫn giữ quá nhiều nét xưa.
Do vậy, người Việt ở NN mỗi khi nấu bếp Tây nó vẫn phải đi sơ tán.... là chuyện thường...
Nếu học theo phong cách Tây và Nhật nữa thì họ dùng MRB rất phổ biến. Đồ rửa nước bao giờ cũng có 1 cái khay, giá úp bát phụ để hong khô nước. Sau khi khô, họ lau sạch bằng giẻ sạch rồi úp hoặc để ngửa lên tủ, chạn, thìa dĩa đũa thì để ở khay chuyên (khay thìa dĩa hafele).
Tôi từng sống ở môi trường văn hóa Nhật và Đức. Tôi không thể học cách rửa và cất bát, đũa, thìa dĩa của họ.
Trong sâu thẳm con người, tôi vẫn thích cách rửa, hong và cất bát đũa của ông cha tôi là người Việt 100%.
Tôi để ý, nghiên cứu cách ông cha ta rửa, cất bát đũa, kể cả cách hong khô, vệ sinh bát đũa...
Tôi thấy ông cha ta cũng rất văn minh, vệ sinh, nhờ vậy, giữ được giống nòi và cũng phát triển mạnh (về giống nòi), chống được nhiêu đợt dịch bệnh... Và tôi trân trọng và gắng tiếp thu các truyền thống, giá trị trong bếp núc đó...
Tôi rất trân trong các bác thợ hàng thiếc trên Lò Rèn - Hàng Thiếc, Đan Phượng đã biết tiếp thu các phát minh của Âu Mỹ, Trung Quốc... , trước sự xâm lấn rầm rộ của các hãng mạnh như Hafele, Eurogold, .... họ vẫn chú ý đến nhu cầu của khách hàng, chế tạo ra các đồ bếp rất việt.
Ví dụ: - chạn thoát nước đáy (nếu nhà bạn có chuột, gián thì làm lớp đáy bằng lưới inox)
- Giá úp bát ướt được bằng inox 304 xịn, ốc vít cũng inox luôn. Đừng nên mua giá của các hãng đắt tiền, hào nhoáng nhưng không phải inox 304 dùng vài năm gỉ sét ngay. Inox 304 thì bền rồi, dùng vài chục năm không lo gỉ sét (không phải điều kiện ven biển).
-Kiểu giá bát, đĩa phải TK tương ứng với tỷ lệ dùng bát nhỏ, bát to, đĩa của VN (nó rất khác với tỷ lệ bếp tây, Nhật) .
-Ống đũa, thìa phải dùng ống thay vì dùng khay, ống phải có lỗ thoát nước tốt ở đáy, ống chính phải nằm ngay trong chạn để thoát nước thẳng xuống chậu. Nhà tôi có đến 5 cái ống cắm dành cho đũa ngắn, đũa dài, thìa canh, thìa cafe, đĩa, mỗi thứ 1 ống. Nhỏ thôi nhưng phải cắm riêng cho dễ lấy sử dụng.
-Bếp nhà tôi trên 15 năm nay không có chuột (nhà phải có biện pháp chống chuột), trên 10 năm nay không có gián (từ khi dùng viên chống gián của Nhật Bản), vài năm nay không cò dĩn, kiến (thùng rác tôi không bao giờ để trong tủ bếp). Các suy nghĩ tránh chuột gián, dĩn, kiến không bận tâm nữa...
Nếu nhà các cụ có các thứ như chuột, gián, kiến, dĩn thì cũng cần tư duy và biện pháp riêng.
Gián mà nó sinh sôi, giai đoạn còn nhỏ nhỏ, đố các cụ chống được nó bò lên đồ bếp...