VẪN CHUYỆN BẾP
1. Tôi muốn nhắc lại truyền thống ngày xưa các cụ nhà ta ban đầu bếp không có chạn (tủ). Bát đũa sau khi rửa xong úp lên 1 cái rổ to gác ngoài trời trên 1 cái cọc chạc ba (thường lấy cây sắn già 3 chạc làm cọc). Nắng làm cho bát đũa mau khô và tiệt trùng rất tốt. Mưa thì chạy cái rổ vào nhà hoặc có nhà làm cái mái che mưa nho nhỏ bên trên ,nắng vẫn chiếu vào được...
2. Nhà giàu có hơn, có điều kiện hơn thì làm chạn. Chạn có thể bằng tre hay bằng gỗ; cấu trúc thì có thể 100% gỗ, tre hay nửa sau xây (đắp vách) nhưng gác bên trong và mặt tiền bắt buộc phải bằng gỗ, tre, luôn có khe thoáng và ống đũa bên ngoài cho nắng và gió hong khô, tẩy trùng...
3. Sang thời Pháp thuộc, người Pháp đưa vật liệu bản lề sắt và lưới chống ruồi, chuột vào văn minh chạn bát Việt. Cái chạn bát đóng với vật tư có tý Pháp, kiểu dáng pháp được gọi là "Gác măng giê" - garde manger tiếng Pháp nghĩa là cái chạn bát. Chạn vẫn là đồ vật tách rời bếp.
Chạn đã to hơn nhiều, nhiều tầng hơn, nhiều ngăn hơn , để được nhiều đồ hơn...
Đến thời bao cấp, chiếc chạn và cái bếp không có gì thay đổi, cả thành thị và nông thôn.
4. Sang thời bắt đầu đổi mới, nhà ống tự xây phát triển, bếp và chạn tủ được chú ý. Đặc trưng thời kỳ này là bếp bắt đầu được tách thành 1 khu độc lập và bắt đầu có các kệ, tủ các kiểu trên cơ sở phát triển các loại chạn bát ngày xưa. Bệ bếp thường xây, tủ bếp đục vào tường hay đóng bằng gỗ đơn giản...
5. Bếp và tủ bếp hiện đại phát triển vài chục năm nay gần như theo kịp các phát triển về tiến bộ kỹ thuật trong ứng dụng bếp và đun nấu...
Nhiều tủ bếp chi phí hàng vài trăm triệu đồng tích hợp các tiến bộ kỹ thuật về bếp....
6. Vấn đề
Nhưng dường như, các nhà thiết kế và thi công bếp đang mải mê cuốn người tiêu dùng vào mê hồn trận của chi phí và trang bị hào nhoáng , nhìn cho sướng mắt, mà quên mất đặc thù sử dụng bếp của người việt, bếp việt...
Nhiều nhà kiểu biệt thự, nhà liền kề có sân sau gần đây lại được thiết kế 2 bếp (bếp trong và bếp ướt bên ngoài chuyên rán xào nấu dùng nhiều mỡ..) rất tốn kém. Nhiều nhà bếp chính hầu như không dùng, lại chuyên dùng bếp phụ...
Nhiều nhà dùng bếp mà cửa tủ cứ phái mở vì trong tủ ẩm ướt rác thối không chịu được
Nhiều nhà ham hố đóng bếp dài hơn 10 mét, kím mít và một màu, để cái gì bên trong không tài nào nhớ được cái gì để chỗ nào...
Nhiều nhà làm bếp tủ kín mít trên dưới, trong sử dụng lại bàu bừa đồ gia vị, rau quả ra sàn nhà và kệ bàn bếp...
Các vấn đề tôi đã khái quát:
-Kết hợp tủ dưới và tủ trên
-Kết hợp tủ kín, tủ hở và tử nửa kín nửa hở (cánh kính)
-Kết hợp cánh ngăn kéo ray trượt với mở bản lề
-Kết hợp công năng thiết bị như giá xoay liên hoàn, chạn nâng hạ...với cách dùng truyền thống (như ống đũa tre của người Việt luôn ướt sau khi rửa...)
....
Kết quả bếp cho từng nhà không có mẫu số chung. Nó là kết quả của sự phối hợp TK của KTS bếp với nhu cầu sử dụng của chủ nhà và sự khéo tay của thợ...
Tiêu chuẩn đo sự thành công của bếp là sự tiện lợi, sạch sẽ, sang trọng, đẹp và chi phí phải chăng
1. Tôi muốn nhắc lại truyền thống ngày xưa các cụ nhà ta ban đầu bếp không có chạn (tủ). Bát đũa sau khi rửa xong úp lên 1 cái rổ to gác ngoài trời trên 1 cái cọc chạc ba (thường lấy cây sắn già 3 chạc làm cọc). Nắng làm cho bát đũa mau khô và tiệt trùng rất tốt. Mưa thì chạy cái rổ vào nhà hoặc có nhà làm cái mái che mưa nho nhỏ bên trên ,nắng vẫn chiếu vào được...
2. Nhà giàu có hơn, có điều kiện hơn thì làm chạn. Chạn có thể bằng tre hay bằng gỗ; cấu trúc thì có thể 100% gỗ, tre hay nửa sau xây (đắp vách) nhưng gác bên trong và mặt tiền bắt buộc phải bằng gỗ, tre, luôn có khe thoáng và ống đũa bên ngoài cho nắng và gió hong khô, tẩy trùng...
3. Sang thời Pháp thuộc, người Pháp đưa vật liệu bản lề sắt và lưới chống ruồi, chuột vào văn minh chạn bát Việt. Cái chạn bát đóng với vật tư có tý Pháp, kiểu dáng pháp được gọi là "Gác măng giê" - garde manger tiếng Pháp nghĩa là cái chạn bát. Chạn vẫn là đồ vật tách rời bếp.
Chạn đã to hơn nhiều, nhiều tầng hơn, nhiều ngăn hơn , để được nhiều đồ hơn...
Đến thời bao cấp, chiếc chạn và cái bếp không có gì thay đổi, cả thành thị và nông thôn.
4. Sang thời bắt đầu đổi mới, nhà ống tự xây phát triển, bếp và chạn tủ được chú ý. Đặc trưng thời kỳ này là bếp bắt đầu được tách thành 1 khu độc lập và bắt đầu có các kệ, tủ các kiểu trên cơ sở phát triển các loại chạn bát ngày xưa. Bệ bếp thường xây, tủ bếp đục vào tường hay đóng bằng gỗ đơn giản...
5. Bếp và tủ bếp hiện đại phát triển vài chục năm nay gần như theo kịp các phát triển về tiến bộ kỹ thuật trong ứng dụng bếp và đun nấu...
Nhiều tủ bếp chi phí hàng vài trăm triệu đồng tích hợp các tiến bộ kỹ thuật về bếp....
6. Vấn đề
Nhưng dường như, các nhà thiết kế và thi công bếp đang mải mê cuốn người tiêu dùng vào mê hồn trận của chi phí và trang bị hào nhoáng , nhìn cho sướng mắt, mà quên mất đặc thù sử dụng bếp của người việt, bếp việt...
Nhiều nhà kiểu biệt thự, nhà liền kề có sân sau gần đây lại được thiết kế 2 bếp (bếp trong và bếp ướt bên ngoài chuyên rán xào nấu dùng nhiều mỡ..) rất tốn kém. Nhiều nhà bếp chính hầu như không dùng, lại chuyên dùng bếp phụ...
Nhiều nhà dùng bếp mà cửa tủ cứ phái mở vì trong tủ ẩm ướt rác thối không chịu được
Nhiều nhà ham hố đóng bếp dài hơn 10 mét, kím mít và một màu, để cái gì bên trong không tài nào nhớ được cái gì để chỗ nào...
Nhiều nhà làm bếp tủ kín mít trên dưới, trong sử dụng lại bàu bừa đồ gia vị, rau quả ra sàn nhà và kệ bàn bếp...
Các vấn đề tôi đã khái quát:
-Kết hợp tủ dưới và tủ trên
-Kết hợp tủ kín, tủ hở và tử nửa kín nửa hở (cánh kính)
-Kết hợp cánh ngăn kéo ray trượt với mở bản lề
-Kết hợp công năng thiết bị như giá xoay liên hoàn, chạn nâng hạ...với cách dùng truyền thống (như ống đũa tre của người Việt luôn ướt sau khi rửa...)
....
Kết quả bếp cho từng nhà không có mẫu số chung. Nó là kết quả của sự phối hợp TK của KTS bếp với nhu cầu sử dụng của chủ nhà và sự khéo tay của thợ...
Tiêu chuẩn đo sự thành công của bếp là sự tiện lợi, sạch sẽ, sang trọng, đẹp và chi phí phải chăng
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: