- Biển số
- OF-296491
- Ngày cấp bằng
- 24/10/13
- Số km
- 6,111
- Động cơ
- 382,794 Mã lực
Thời đại google và MXH thì hỏi nhanh - đáp gọn, hỏi xoáy-đáp xoay: googling, stack-over-flow, copy & paste, là đúng chuẩn thời đại rồi. Người trẻ học nhanh nhiều thứ bằng cách đó là khá tốt và tiết kiệm thời gian, nhưng không được quên một điều là học như vậy, khá hời hợt.
Muốn hiểu sâu và cặn kẽ sẽ cần quỹ thời gian lớn hơn, kiên nhẫn tự luyện tập nhiều hơn, cùng khát khao chiếm lĩnh và khai phá tri thức mới. Với lao động trẻ nếu họ ảo tưởng giá trị bản thân
thì cũng là bình thường.
Muốn hiểu sâu và cặn kẽ sẽ cần quỹ thời gian lớn hơn, kiên nhẫn tự luyện tập nhiều hơn, cùng khát khao chiếm lĩnh và khai phá tri thức mới. Với lao động trẻ nếu họ ảo tưởng giá trị bản thân
thì cũng là bình thường.
Các bạn trẻ bây giờ cũng nhiều bạn trên mây và không biết mình đang đứng ở đâu khi đi phỏng vấn việc làm. CV thì viết dầy đặc , copy & paste là nhiều, nhiều lúc chính các bạn ấy cũng không biết nó là cái gì, em thì chỉ nhìn CV cái nào dài quá 2 trang giấy thì sẽ không tốn thời gian để phỏng vấn vì thực tế đến 70% là chém gió, quan điểm tuyển dụng của em nó đơn giản: cái giá bạn đưa ra tôi chưa bàn vội, tôi quan trọng cái outcome của bạn nó thế nào so với cái giá của bạn, thử cho một ví dụ ?
Lĩnh vực công nghệ, công nghệ cao như Trí tuệ nhân tạo nói chung, data science, deep-learning, stable diffusion... cái đang rất hót bây giờ thì giá cả và biến động thị trường nhân lực nó vô chừng lắm, kiếm được người giỏi thật sự nó rất khó, qua được vòng phỏng vấn của khách hàng cũng đã khó rồi, viết được code với tỷ lệ reject khi commit lên cho KH review và commit vào code base chung của cái product phải thấp và đạt chuẩn nó còn khó vô cùng, công việc nó thật sự áp lực và đòi hỏi tính trách nhiệm cao, các bạn trẻ giờ đây rất thiếu kiên nhẫn và tính trách nhiệm, chất lượng và năng xuất lao động luôn là câu hỏi. Tư duy làm việc và định hướng tương lai cuả họ rất khác thế hệ trước. Đôi lúc dùng họ cũng gần như dùng bom nổ chậm
Hồi đầu những năm 90 khi em đi mới ra trường và đi làm, chấp nhận làm lao động thời vụ ( HĐ 3 tháng một) cho một hãng viễn thông lớn và mới nổi ở VN trong lĩnh vực thông tin di động mặt đất (GSM), làm được đôi năm và thường xuyên cày bừa tài liệu của hãng, và tài liệu ngoài để thêm kiến thức, công việc mang tính chất khai thác hệ thống nhiều hơn là tạo ra nó, vì không có quan hệ , và là dân ở tỉnh nên rất vất vả vì phải làm nhiều và làm mọi việc để có thể bán trụ lại, nhiều năm sau quyết định bỏ nó để đi học lại dạng du học tự túc và xin đi intern cho một hãng cũng làm về viễn thông ở US ( hãng này nó lớn đến nỗi Cisco lúc đó mới chỉ là thằng nhóc mới lớn nếu so với một thằng đàn ông thực sự). Bước chân ra khỏi cái dải chữ S mới thấy mình chỉ là cái chấm nhỏ nhoi và kiến thức học ở ĐH chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, và thầy mình cũng toàn những tay chém gió, một thời gian dài ngụp lặn trong cái biển kiến thức về lĩnh vực mình làm ( một cái feature nhỏ thôi mà nó cũng có đến hàng chục cái rfc và hàng chục cái khác dạng reference, và cả reference của reference nữa. Chưa nói đến tiếng anh, cơn ác mộng nó bẳt đầu bằng việc hàng ngày họp cới các site giữa bờ đông và bờ tây, bọn Ấn Độ nó nói tiếng anh thì kinh dị như thế nào các cụ cũng biết đấy, chưa nói nghe chúng update status qua conference mà mình phải ghi meeting minutes cho thằng boss nữa mới ác, sau phải kiếm cái USB recording và mang về nhờ thằng hàng xóm kế bên nó transcript lại , đổi lại lâu lâu cũng phải dắt nó đi downtown ăn phở Việt Nam
Trước làm công việc chỉ mang tính chất khai thác hệ thống, giờ phải làm công việc tạo ra cái hệ thống đấy, khác nhau rất nhiều, code viết ra phải tính từng byte bộ nhớ, nó crash một cái hay delivery mà chậm một phase thôi thì có thể gây thiệt hại triệu đô cho KH trở lên và hãng phải đền vì mấy cái penalty chết tiệt, nên đòi hỏi thằng developer rất nhiều phẩm chất để trụ được với công việc này.
...
Thực tế chất lượng đào tạo SV ở các trường hiện nay nó còn nhiều câu hỏi chưa có lời giảii đáp ( theo tiêu chí của em), kể cả các bạn khối STEM ở ta, cả những bạn SV loại giỏi chuyên về công nghệ phần mềm ỏ mấy trường KHTN, BK, TDT... ở trong này khi đi thực tập cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế, đặc biệt là thinking logic. Có nhiều bạn đào tạo cả năm mà cũng không thấy sự thay đôi, chỉ nhanh cái khoản copy &paste từ google và stack overflow và khôn vặt.
Các bạn được du học theo dạng học bổng thì mới thật sự là nhân tài và khác biệt rất lớn với đám còn lại, đa phần các bạn này khi đi intern cho mấy hãng thì đều có định hướng tương lai rõ rệt và xác định là ở lại, đám còn lại cũng là du học nhưng mà nó lạ lắm, phải về nước khi không có cửa trụ lại (đòi hỏi tài năng và kỹ năng thực sự để cạnh tranh với dân bản xứ.
Mạng XH giờ nó tạo ra nhiều ảo tưởng cho lớp trẻ , cái đáng buồn là chính họ là nạn nhân mà không hề hay biết, nên đứng trong cái dải chữ S này thì nghĩ mình ghê gớm lắm, cứ phải bước ra khỏi cái ao làng thì mới biết mình là ai.
Phải có ước mơ và khát khao tri thức thì mới tạo nên giá trị con người ( ít nhất là với em). Hồi học phổ thông nhà em rất nghèo, thường phải đi làm thêm khi hết giờ học, nhiều ngày phải ngủ lại trên cái giường sắt chỉ có mảnh chiếu rách của thằng cha chủ nó cho nằm ké vì làm khuya , những lúc đó em cố ru mình vào giấc mơ là sẽ có một ngày được đặt chân đến cổng trường MIT, tận tay sờ vào nó (thành SV của trường đó thì nó quá xa xỉ dù chỉ là trong giấy mơ). Cái giấc mơ đấy nó vẫn cứ chập chờn theo em khi đã ra trường và đi làm, và nó cứ thôi thúc . Phải mất hơn chục năm sau em mới thực hiện được ước mơ đó