- Biển số
- OF-749435
- Ngày cấp bằng
- 9/11/20
- Số km
- 876
- Động cơ
- 89,135 Mã lực
- Tuổi
- 35
Cụ thớt tính mức đóng bhxh bằng mức lương luôn à, tính ra khoảng 22% của 900 củ là khoảng 200 củ. Mỗi tháng lãnh 1t8 thì chỉ cần lãnh lương hưu 10 năm là đủ vốn nhỉ.
Nói như cụ thì thôi miễn tranh cãi tiếp. Có giải pháp gì cụ thể hơn ko? Nói phong long vậy, ai nói mà chẳng được.Giải pháp thì nhiều lắm cụ ạ
Đơn giản nhất là học các nước có điều kiện tương tự ở xung quanh chúng ta
Nhưng ai được nói? nói ai nghe? nghe xong ai thực hiện?
Cụ đừng cho rằng không ai biết cách, và khó có giải pháp. Tất cả chỉ phụ thuộc vào lợi ích và ý chí của nhà quản lý.
e cũng được 17 năm rồicháu tính nhanh nếu ngay hôm nay về hưu thì mỗi tháng cháu lĩnh tầm hơn 6 trẹo, làm con xe ra đứng đầu ngõ hoặc xin chân bảo vệ ngân hàng thì kiểu gì tháng cũng có chục trẹo các cụ ạ. Cháu đóng bảo hiểm đc 18 năm rồi
Đây nhé cụ. Em cũng không có nhu cầu tranh cãi với cụ đâu.Nói như cụ thì thôi miễn tranh cãi tiếp. Có giải pháp gì cụ thể hơn ko? Nói phong long vậy, ai nói mà chẳng được.
Nếu cứ phải đưa ra giải pháp rồi mới được nêu thắc mắc, sự ko hài lòng với 1 vấn đề nào đó thì em đành chịu ko dám kêu ca giá xăng tăng, tắc đường, tỷ giá đô cao, lương thấp,.... Đại biểu QH cũng ko thể chất vấn các Bộ trưởng.
Thực ra với nhiều vấn đề mà người dân phàn nàn, giải pháp kiến nghị chính là "đừng làm như thế nữa" chứ có khó hiểu gì đâu. Quay lại 4 điểm cụ ở trên tổng kết về BHXH, thì giải pháp kiến nghị chính là:
- các nhóm đối tượng tham gia BHXH áp dụng CÙNG CÁCH ĐÓNG & LĨNH. Nhóm đối tượng nào đặc thù cần có chính sách riêng thì NN hỗ trợ bổ sung từ ngân sách, hoặc áp dụng quỹ BHXH riêng. Còn đã tham gia nồi cơm chung thì mọi thứ như nhau.
- Quản lí quỹ MINH BẠCH.
- Mọi thay đổi về cơ chế vận hành của quỹ chỉ áp dụng cho người bắt đầu tham gia BHXH sau khi có thay đổi, KHÔNG HỒI TỐ.
- Tăng quyền LỰA CHỌN cho các đối tượng yếu thế với các hình thức rút BHXH.
cháu tính nhanh nếu ngay hôm nay về hưu thì mỗi tháng cháu lĩnh tầm hơn 6 trẹo, làm con xe ra đứng đầu ngõ hoặc xin chân bảo vệ ngân hàng thì kiểu gì tháng cũng có chục trẹo các cụ ạ. Cháu đóng bảo hiểm đc 18 năm rồi
Các cụ mới đóng 17-18 năm còn được rút 1 cục. Em đóng BHXH 26 năm rồi. Giờ cty chuyển từ NN sang CP nhiều thành phần làm ăn như mèo mửa, suốt ngày đấu đá kiện tụng. Em chán tính nhẩy việc mà không được rút 1 cục nữa, đóng tiếp thì nhiều năm nữa mới đến tuổi về hưu. Em đang tính đăng ký 1 năm trợ cấp thất nghiệp nghỉ ngơi mưa rơi đã rồi đóng tiếp saue cũng được 17 năm rồi
cụ nhảy việc thì cứ nhảy có sao đâu, cái sổ bh kia cụ cứ giữ lấy đến tuổi nghỉ hưu thì đi lĩnh thôi.Các cụ mới đóng 17-18 năm còn được rút 1 cục. Em đóng BHXH 26 năm rồi. Giờ cty chuyển từ NN sang CP nhiều thành phần làm ăn như mèo mửa, suốt ngày đấu đá kiện tụng. Em chán tính nhẩy việc mà không được rút 1 cục nữa, đóng tiếp thì nhiều năm nữa mới đến tuổi về hưu. Em đang tính đăng ký 1 năm trợ cấp thất nghiệp nghỉ ngơi mưa rơi đã rồi đóng tiếp sau
Từ xưa em không quan tâm đến luật và vấn đề BHXH này lắm. Kệ cty họ đóng cho em từ giai đoạn NN sang CP . Em được cộng hệ số phụ cấp trách nhiệm cũng cao . Nhưng không hiểu sao bên BH giải thích dù em đã đóng 26 năm, nếu em chuyển việc vẫn phải đóng tiếp cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu thì sau mới đc lương hưu cao. Giờ dừng không đóng nữa thì sau lương hưu sẽ thấp. Nên em tính đky trợ cấp thất nghiệp 1 năm nghỉ ngơi rồi nhẩy việc đóng tiếp sau. Bao nhiêu năm mình đóng BH thất nghiệp không lẽ công cốc . Luật BH của mình nó ko công bằng cho những người đóng lâu nămcụ nhảy việc thì cứ nhảy có sao đâu, cái sổ bh kia cụ cứ giữ lấy đến tuổi nghỉ hưu thì đi lĩnh thôi.
2006 mới đóng BH thì lương hưu trung bình toàn thời gian tham gia BH nhé.em 2006 bắt đầu đóng bảo hiểm thì lương hưu có phải tính trung bình 5 năm cuối ko ạ
câu nọ của cụ đá câu kia rồi. đoạn e bôi xanh và vàng đấyTừ xưa em không quan tâm đến luật và vấn đề BHXH này lắm. Kệ cty họ đóng cho em từ giai đoạn NN sang CP . Em được cộng hệ số phụ cấp trách nhiệm cũng cao . Nhưng không hiểu sao bên BH giải thích dù em đã đóng 26 năm, nếu em chuyển việc vẫn phải đóng tiếp cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu thì sau mới đc lương hưu cao. Giờ dừng không đóng nữa thì sau lương hưu sẽ thấp. Nên em tính đky trợ cấp thất nghiệp 1 năm nghỉ ngơi rồi nhẩy việc đóng tiếp sau. Bao nhiêu năm mình đóng BH thất nghiệp không lẽ công cốc . Luật BH của mình nó ko công bằng cho những người đóng lâu năm
1 cách tính nhẩm lãi kép là lấy 72 chia cho lãi suất (mình tự đoán) sẽ ra số năm/tháng cần thiết để tăng gấp 2.Giả sử sau này mỗi 1 cháu nội lúc sinh ra cháu tặng quyển sổ tk trị giá 100 triệu, vậy đến lúc cháu nó tốt nghiệp đại học, tự lập đi làm (khoảng 23 tuổi) thì cháu nó có trong tay bao nhiêu tiền ạ? Cháu ko biết tính lãi kép như nào.
Cảm ơn cụ ạ1 cách tính nhẩm lãi kép là lấy 72 chia cho lãi suất (mình tự đoán) sẽ ra số năm/tháng cần thiết để tăng gấp 2.
Ví dụ 23 năm tới bác dự tính lãi trung bình khoảng 3%/năm. Lấy 72/3 = 24, thì sau 24 năm số 100tr của bác sẽ thành 200tr.
Nếu lãi dự tính là 5%/năm thì sau 14.5 năm nó đã là 200tr. Thêm 8.5 năm thì sẽ hơn 300tr.
câu nọ của cụ đá câu kia rồi. đoạn e bôi xanh và vàng đấy
họ giải thích đóng tiếp thì lương hưu sẽ cao thì công bằng cho những người đóng lâu năm rồi còn gì. đóng tiếp thì lương sẽ cao thì cái này đơn giản, dễ hiểu đúng ko ạ, nó giống cụ gửi ngân hàng nhiều thì sau này lĩnh gốc/lãi nhiều đấy thôi
cụ cứ thử cái đk thất nghiệp xem sao, theo e hiêu là được, nhưng chỉ vài quí thôi cụ ạ.
với đk của cụ, theo như tính toán của 1 số cụ trên này thì nên dừng đóng bhxh tiếp, tiền đó thay vì đóng tiếp bhxh thì cụ đi gửi bank. tuy nhiên để làm được thì đòi hỏi tính kỷ luật khá cao đấy ạ. về phương án tài chính thì phương án dừng đóng có lợi hơn đấy.
e ko phải là dân làm bhxh, chỉ là dân tài chính thôi
Đúng rồi. Cụ bắt đầu tham gia muộn thì lợi hơn.Ý em là không công bằng với người có quá trình đóng lâu năm. Đáng ra đóng càng lâu càng phải được cộng dồn, được hưởng mức lương cao hơn.
Như em đóng thừa nhiều năm BHXH rồi nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu nên vẫn phải đóng tiếp. Nếu không lương hưu sau này cũng chỉ ít như những người đóng ít năm nhưng đã đến tuổi nghỉ hưu.
Em đã đóng 26năm BHXH và khoảng 180 tháng BH thất nghiệp. Nếu em đăng ký trợ cấp thất nghiệp thì cũng chỉ được hưởng kịch 12T lương trợ cấp TN. Còn những năm đóng BHTN thừa bị trừ luôn không được bảo lưu. Đấy là 1 thiệt thòi nữa.
Khi mình xin được việc mới thì cty mới phải có trách nhiệm đóng tiếp BHXH cho mình theo đúng quy định chính sách , có cty nào họ đồng ý trả vào lương cho mình tự đóng đâu mà bảo có một cục gửi tk
Ơ thế mà e cứ tg là trung bình mấy năm cuối. Hoá ra doanh nghiệp thì tính trung bình tất cả ạ2006 mới đóng BH thì lương hưu trung bình toàn thời gian tham gia BH nhé.
BHXH và BHTN ở ta quá nhiều điều bất công và vô lýĐúng rồi. Cụ bắt đầu tham gia muộn thì lợi hơn.
Tham gia sớm, đủ năm sớm mà vẫn phải đóng thêm chứ ko nó trượt giá
Cách tính không công bằng giữa các đối tượng có nguyên nhân từ mức lương bèo bọt NN trả cho NLĐ khối NN. Nếu tính như bên ngoài thì lương hưu khối đó cực ít. Giờ muốn công bằng thì NN cũng phải trả lương tương đương như bên ngoài, mà như thế thì phải thu thuế nhiều hơn. Xét ra NLĐ bên ngoài lại thêm 1 gánh nặng thuế.Ai chả biết ý nghĩa của bảo hiểm mà cụ phải nhắc
Vấn đề ở đây là:
- Sự không công bằng về cách tính giữa các đối tượng khác nhau ( mà lẽ ra PHẢI CÔNG BẰNG)
- Sự thiếu minh bạch trong quản lý (mà lẽ ra PHẢI MINH BẠCH)
- Sự không tuân thủ cam kết bằng cách hồi tố, thay đổi những qui ban đầu (mà lẽ ra KHÔNG ĐƯỢC HỒI TỐ)
- Sự áp đặt đối với các đối tượng yếu thế (mà lẽ ra PHẢI ĐƯỢC LỰA CHỌN)
BHTN đúng nghĩa bảo hiểm. Không được hưởng thì phải vui mới đúng.BHXH và BHTN ở ta quá nhiều điều bất công và vô lý
+ Người đóng BHXH lâu năm lương hưu có khi không bằng ông tham gia muộn và đóng ít năm hơn
+ Đóng 15 năm BH thất nghiệp khi bị thất nghiệp cũng chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp kịch 12tháng, còn lại bị xí xoá ko được bảo lưu.
Nếu không hưởng trợ cấp 12tháng đó thì coi như vứt đi tất cả những năm tháng đóng BHTN.
+ Người đóng BHXH dưới 20năm thì đc rút 1 cục. Người đóng trên 20 năm thì không được rút. Đã là luật thì phải đồng nhất quy định không đc rút. Người chưa đóng đủ năm thì cho bảo lưu có thời hạn. Đến hạn không đóng tiếp thì chịu mất.
Luật của ta ra không có lợi cho người đóng lâu năm nên mới dẫn đến tình trạng những người mới tham gia rút đồng loạt BH 1 lần như hiện nay. Giờ lo vỡ thì lại loay hoay sửa luật.