- Biển số
- OF-507696
- Ngày cấp bằng
- 2/5/17
- Số km
- 1,632
- Động cơ
- 196,091 Mã lực
- Tuổi
- 35
Cuộc sống mà không đam mê, không thách thức, không vò đầu bứt tai ...thì nó đơn giản quá dễ chán
Theo em và thực tế em cũng đang làm thế.Có sự khác biệt lớn giữa thói quen tiêu dùng của người Phương Tây và người VN (có nhẽ chịu ảnh hưởng nhiều của TQ):
- Người Phương tây khi đã có việc làm ổn định sẽ vay NH để mua nhà, mua xe. Tất nhiên là nhà, xe ô tô tương xứng với mức thu nhập của công việc. Sau đó họ sẽ phải trả các khoản nợ đó trong suốt cuộc đời đi làm của mình. Nêu chẳng may mất việc, khả năng bị thu nhà, thu xe là rất cao. Đổi lại, họ được hưởng dụng tiện nghi do nhà, xe mang lại từ rất sớm
- Người VN thường chấp nhận ở nhờ, thuê nhà giá rẻ ... để tiết kiệm, tích cóp cho đến khi có đủ tiền mua nhà thì mới mua (ko kể các trường hợp được bố mẹ chu cấp, gia đình có điều kiện....). Về cơ bản thì cũng cả đời vất vả, tằn tiện, đến cuối đời mới được hưởng tiện nghi nhà, ô tô của mình. Được cái nếu có mất việc thì cũng chỉ bị chậm kế hoạch tích lũy thôi chứ ko vỡ nợ như bên Tây.
Ngày nay thì nhiều Người Việt đã có xu hướng hành động theo kiểu phương tây, vay tiêu dùng, vay mua nhà, mau xe ... đã tăng hơn rất nhiều.
Đó là em tích luỹ đến 1 khoảng nào đó, tầm 1/2 giá trị căn nhà xong vay 1/2 để mua nhà ở, và trả dần.
Điều này làm áp lực trả nợ ko quá lớn (rảnh đầu làm việc khác)
Và cũng để đỡ đợi lâu mới có nhà.
Tất nhiên tuỳ thuộc thu nhập 1 tháng cân đối của gia đình. Khi chưa có nhà em chia tỉ lệ 5/5 (tức 1 nửa tích luỹ). Điều này cũng phải kèm theo điều kiện thu nhập chung ko quá thấp. Ví dụ thu nhập 10 củ thì k thể nào có câu chuyện để ra được 5 triệu/tháng.
Em vẫn ủng hộ quan điểm phải mua nhà riêng, các cụ cứ bảo tây nó ko mua, chứ Tây nó mua ầm ầm, chủ yếu là nó mua trả góp thôi.
Khủng hoảng năm 2008 ở Mẽo là do mấy thằng công ty địa ốc bán nhà trả góp xong ảnh hưởng đến ngành tài chính, ngân hàng