[CCCĐ] Lượn Miền Tây - Đi mà chả muốn về..

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
14,098
Động cơ
813,697 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Mỗi nhà bán hàng ở đây đều phải dán 1 cái này, đây là ở nhà em để xe, cách Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam chừng 50m, cũng hay...
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
14,098
Động cơ
813,697 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
http://thanglongtour.com/dia-danh-du-lich/mieu-ba-chua-xu-di-tich-noi-tieng-o-nui-sam-chau-doc-an-giang.aspx

Miếu Bà Chúa Xứ, di tích nổi tiếng ở Núi Sam, Châu Đốc, An Giang

Bà Chúa Xứ là nhân vật truyền thuyết được thờ tự ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang). Miếu Bà Chúa Xứ là một di tích nổi tiếng ở Núi Sam, Châu Đốc. Hàng năm thu hút gần hai triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch không những đến từ các tỉnh lân cận mà còn từ các tỉnh xa như miền Đông, miền Trung... tạo nên mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều tháng.

Với người dân miền Tây Nam bộ, Bà Chúa Xứ núi Sam có công đức giúp bà con sống an bình. Vì thế hàng trăm năm nay người An Giang đã lập miếu Bà Chúa Xứ, thờ tự Bà như thần. Mỗi năm vào ngày vía bà (từ tháng 4 âm lịch kéo dài cho đến đầu tháng 6), rất đông khách hành hương từ các nơi về cúng bái, cầu may, xin phúc, vay tiền làm ăn.

Theo truyền tụng trong dân gian thì tượng “Bà” đã có lâu đời.

Miếu Bà có từ bao giờ? Đến nay chưa có sử liệu nào ghi lại một cách chính xác. Trong dân gian tương truyền rằng: Cách đây gần 200 năm, núi Sam còn hoang vu, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ, dân cư thưa thớt, giặc biên giới thường sang khuấy nhiễu.

Một hôm, có một toán giặc Xiêm leo lên núi Sam phát hiện được pho tượng cổ bằng đá rất đẹp. Động lòng tham, chúng xeo nại, tìm cách khiêng đi nhưng không thể nào xê dịch được. Sau hàng giờ vất vả với pho tượng, chúng tức giận, đập phá làm gãy cánh tay trái pho tượng.

Sau khi chúng bỏ đi, trong làng có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư, tự xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu, nói với các bô lão: "Tượng Bà đang ngự trên núi, bị giặc Xiêm phá hại, dân làng hãy đưa Bà xuống". Dân làng kéo nhau lên núi, quả thật tượng Bà đang ngự gần trên đỉnh. Họ xúm nhau khiêng tượng xuống làng với mục đích gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền được huy động, các lão làng tính kế để đưa tượng đi nhưng không làm sao nhấc lên được dù pho tượng không phải là quá lớn, quá nặng.

Các cụ bàn nhau chắc là chưa trúng ý Bà nên cử người cầu khấn. Quả nhiên bé gái hôm nọ lại được Bà đạp đồng mách bảo: "Hãy chọn chín cô gái đồng trinh để đem Bà xuống núi".

Dân làng mừng rỡ tuyển chín cô gái dẫn lên núi, xin phép Bà được đưa cốt tượng xuống. Lạ thay, chín cô gái khiêng tượng Bà đi một cách nhẹ nhàng.

Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, các cô phải đặt xuống đất và không nhấc lên nổi nữa. Dân làng hiểu rằng Bà muốn ngự nơi này nên tổ chức xin keo, được Bà chấp thuận và lập miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm lịch, dân làng lấy ngày này làm lễ vía Bà.

Lúc đầu, miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra cánh đồng bát ngát. Sau nhiều lần trùng tu, miếu Bà khang trang hơn.

Năm 1870, ông Giáo Gia đề xướng xây cất lại thành ngôi miếu ngói và sau đó còn trùng tu nhiều lần, miếu được xây lại bằng đá miểng và lợp ngói, thu hút khách thập phương đến chiêm bái, tín ngưỡng.. Kiến trúc miếu có dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban Quý tế…

Đến năm 1972, miếu được xây dựng mới, đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến trúc cổ khính phương Đông. và hoàn thành vào năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay, và người thiết kế là kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng.Mái cong nhiều tầng lợp ngói xanh, tường ốp gạch men bóng láng nhập từ nước ngoài, các khung cửa bằng gỗ quí được chạm trổ hoa văn công phu, mỹ thuật. Chánh điện cao rộng, thoáng khí, vừa uy nghi vừa ấm cúng. Công trình là một quần thể hoành tráng trên mặt bằng rộng với dãy đông lang, tây lang, nhà khách... Bao bọc xung quanh cũng với kiến trúc mái cong, theo đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng, nhưng xây dựng dở dang. Mãi đến năm 1995. Ban Quản trị lăng miếu núi Sam mới tiếp tục xây dựng phần còn lại. Trường học được cải tạo thàng nhà trưng bày đồ sộ, hài hòa với miếu.

Tượng Bà đặt giữa chánh điện, đội mão sặc sỡ, mặc áo bào thêu rồng phụng, kim tuyến lấp lánh. Khánh hành hương đã dâng cúng cho Bà hàng ngàn áo mão không sử dụng hết, có cái được đặt may từ nước ngoài trị giá vài cây vàng.

Tượng Bà là một tác phẩm nghệ thuật tạc bằng đá son, có từ thế kỷ thứ 6. Dáng người ngồi nghĩ ngợi, khoan thai, thuộc loại tượng thần Vít-nu có nhiều ở Ấn Độ, Lào, Campuchia. Trước kia có nhiều hình thức cúng bái mê tín như xin xăm, xin bùa, uống nước tắm Bà để trị bệnh... Ngày nay, những hủ tục đó không còn nữa. Đa số khách đến viếng thăm để dâng hương cầu tài, cầu lộc, thể hiện lòng tạ ơn Bà bằng nhiều hình thức: Cúng heo quay, cúng tiền, lễ vật lưu niệm hoặc các tiện nghi phục vụ cho miếu. Các vật lưu niệm ngày nay quá nhiều. Ban Quản trị đưa vào khu nhà lưu niệm để trưng bày. Tiền hỷ cúng hằng năm lên tới vài tỉ đồng (trong đó có vàng, đô-la). Nguồn tài chánh này ngoài việc trùng tu, xây dựng lăng, miếu còn góp phần vào nhiều công trình phúc lợi xã hội địa phương như: Làm đường, xây trường học, bệnh xá, đóng góp quỹ từ thiện, khuyến học...

Các lễ cúng ở miếu Bà vẫn được duy trì theo nghi thức cổ truyền. Vào lúc nửa đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch, lễ tắm Bà được tiến hành khoảng hơn 1 giờ đồng hồ nhằm lau sạch bụi bặm sau một năm dài. Lễ được chuẩn bị từ lúc 23 giờ 30 và bắt đầu lúc 0 giờ. Các vị bô lão trong lễ phục áo dài khăn đóng lên đèn, niệm hương, dâng rượu, dâng trà... Xong phần nghi thức, khoảng 4 đến 5 phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong làng tiến hành việc tắm Bà. Sau khi cởi áo mão, các vị dùng nước sạch có ngâm hoa lài tỏa mùi thơm ngào ngạt để lau cốt tượng. Xong, xịt nước hoa rồi mặc áo mão mới cho Bà. Mặc dù công việc này được thực hiện sau bức màn che nhưng có hàng ngàn người chen chúc nhau đến chứng kiến ngoài vòng rào chánh điện.

Lễ túc yết và lễ xây chầu được tiến hành trong đêm 25 rạng 26 tháng 4 âm lịch, đây là cuộc lễ chính trong lễ hội vía Bà. Từ đầu hôm, hàng chục ngàn người đã tụ về miếu Bà để được tham dự cuộc hành lễ này. Trước đó, hồi 15 giờ cuộc lễ thỉnh sắc thần được tiến hành trọng thể trong tiếng trống lân rộn rã. Các bô lão và thanh niên trong lễ phục, xếp hai hàng dưới bóng cờ, lộng sặc sỡ, hộ tống long đình rước bài vị của Ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân từ lăng về miếu.

Đúng 0 giờ, cuộc lễ túc yết bắt đầu với sự điều khiển của chánh bái và bốn đào thày. Lễ vật dâng cúng là một con heo trắng đã cạo mổ xong và một dĩa mao huyết tượng trưng cho con heo sống cùng với các mâm xôi, ngũ quả... Trong tiếng nhạc lễ và chiêng trống trỗi lên từng hồi, ông chánh bái và các đào thày dâng hương, dâng rượu, đọc văn tế, dâng trà. Lễ xây chầu được nối tiếp khi ông chánh bái cầm nhành dương vãi nước và đọc: "Nhất xái thiên thanh, nhị xái địa ninh, tam xái nhơn trường, tứ xái quỹ diệt hình: (có nghĩa là thứ nhất vãi lên trời xanh mong điều cao đẹp, thứ hai vãi xuống đất cho được màu mỡ, trúng mùa, thứ ba vãi loài người được trường thọ, thứ tư vãi diệt loài quỷ dữ). Xong, chánh bái ca công nổi trống ba hồi, đoàn hát bộ trên sân khấu trong võ ca trước chánh điện đã chuẩn bị sẵn, nổi trống theo và kéo màn trình diễn.

Đến 4 giờ sáng ngày 27 tháng 4 âm lịch, lễ chánh tế được tiến hành như lễ túc yết nhưng đơn giản hơn và 15 giờ cùng ngày đoàn thỉnh sắc làm lễ hồi sắc, đưa bài vị ông Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân trở về lăng, kết thúc một mùa vía.

Có ý kiến khác cho rằng Thoại Ngọc Hầu hoặc vợ là bà Châu Thị Tế xây dựng miếu. Tuy khó xác minh, nhưng biết chắc là miếu ra đời sau khi Thoại Ngọc Hầu về đây trấn nhậm và kênh Vĩnh Tế đã hoàn tất (1824) mang lại lợi ích rõ rệt cho lưu dân và dân bản địa.

Các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.

Các nhà chuyên môn cho biết tượng Bà Chúa được tạo vào khoảng cuối thế kỷ 6 đầu thế kỷ thứ 7, bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Khi xưa, tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Chứng minh cho điều này là bệ đá Bà ngồi vẫn còn tồn tại. Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn.

Tượng thờ này thuộc nền văn hóa Óc Eo, mang mô típ mỹ thuật Bà-la-môn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, tương tự tượng Phật Bốn Tay ở chùa Linh Sơn ( thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang). Và thực ra đây không phải là tượng người phụ nữ mà là tượng nam thần đang ngồi trầm tư, nghĩ ngợi, thường gặp trong các tín ngưỡng chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo.

Nhà văn Sơn Nam cũng đã ghi: Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khơme, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó “Bà Chúa Xứ” là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy…[3]

Và ngoài các bàn thờ Hội Đồng, Tiền hiền, Hậu hiền; cạnh tượng Bà Chúa Xứ, phía bên phải có thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ, gọi là Bàn thờ Cô; phía bên trái có một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, gọi là Bàn thờ Cậu.

Truyền Thuyết Miếu Bà Chúa Xứ.

1. Có truyền thuyết kể rằng, một hôm dân địa phương vào núi đốn củi, tình cờ họ phát hiện tượng bà nằm ở giữa rừng, bèn về báo cho dân làng, sau đó dân làng đã cùng nhau đưa tượng về, lập miếu thờ.

2. Một truyền thuyết khác kể rằng có một vị thần linh tự xưng là Bà Chúa Xứ Châu Đốc đã báo mộng cho dân làng; Hãy chọn 9 cô gái đồng trinh lên đỉnh núi Sam, đưa tượng ta về lập miếu thờ, ta sẽ phù hộ cho dân sống an lành và làm ăn phát đạt. Sau đó, 9 cô gái được chọn cử lên đỉnh núi tìm tượng đá và quả nhiên, họ đã gặp một tượng đá trong tư thế ngồi, mắt nhìn thẳng về phía trước, bèn khiêng về, kỳ rửa sạch sẽ, và lập miếu thờ. Từ đó, hằng năm dân làng lấy ngày tượng bà được "an vị" tại miếu làm ngày lễ Vía Bà.

3. Một truyền thuyết khác nữa gắn với chiến công của Thoại Ngọc hầu và việc trùng tu ngôi miếu làm ngày lễ Vía Bà. Dưới triều Minh Mạng, khi Thoại Ngọc hầu giữ trọng trách trấn giữ biên giới tây nam, giặc ngoại xâm thường sang quấy nhiễu. Mỗi lần ông xuất quân, bà vợ thường đến khấn vái, mong Bà phù hộ Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ cuộc sống yên lành cho dân. Về sau, để tạ ơn những điều ứng nghiệm, vợ Thoại Ngọc Hầu đã cho xây cất lại ngôi miếu to và khang trang hơn. Lễ khánh thành được tổ chức trong 3 ngày 24, 25, 26 tháng 4 âm lịch. Từ đó về sau thành lệ, dân chúng lấy những ngày trên làm lễ Vía bà. Nếu chi tiết này có thật, thì đây cũng là một thông tin cho biết thêm rằng miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng từ thời Minh Mạng.

4. Lại có truyền thuyết gắn với lễ Vía bà với tập quán sản xuất nông nghiệp ở địa phương, cho rằng tháng tư là thời vụ bà con xuống giống làm mùa. Họ làm lễ cầu Bà, hy vọng mùa sẽ được bội thu. Nhân dịp này, dân chúng tổ chức những cuộc vui chơi, rồi lâu dần thành lệ. Từ một hội làng Vĩnh Tế mang đặc điểm lễ cầu mùa trong nông nghiệp đã dần biến thành lễ Vía bà, thu hút đông đảo khách thập phương từ các nơi ngày càng đông.
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
14,098
Động cơ
813,697 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Em thấy có mấy đứa trẻ đang ngồi chơi Uyn Đu Toa, lúc đầu em cứ tưởng chúng ăn tiền:




Hóa ra là những tờ Xổ số của vài ngày trước đó, cũng là 1 thú vui của chúng:
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
14,098
Động cơ
813,697 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Nhà khách Núi Sam đối diện chùa Tây An:


Cháu này mời mua vé số:
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
14,098
Động cơ
813,697 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Đây là 1 quán chuyên bán Thốt nốt tươi, nguyên chất:


Trái thốt nốt không có nước mà có nhân ở giữa...
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
14,098
Động cơ
813,697 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Khuôn mặt của anh Chồng đậm chất... Miền Tây.


Anh Chồng thì chặt vỏ gần đến nhân rồi chuyển sang cô Vợ tách cái nhân Thốt nốt ra:
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
14,098
Động cơ
813,697 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Thành quả:


Nhân thốt nốt đóng hộp và đường thốt nốt, nhân ăn mềm, ngọt như cùi dừa non:
 

soulmales

Xe tăng
Biển số
OF-105270
Ngày cấp bằng
9/7/11
Số km
1,093
Động cơ
405,313 Mã lực
Nơi ở
hà nội city

soulmales

Xe tăng
Biển số
OF-105270
Ngày cấp bằng
9/7/11
Số km
1,093
Động cơ
405,313 Mã lực
Nơi ở
hà nội city
Đây là 1 quán chuyên bán Thốt nốt tươi, nguyên chất:


Trái thốt nốt không có nước mà có nhân ở giữa...
[/IMG]
cho cháu hỏi 1 câu ngu ngu ạ,là sao lại gọi là thốt nốt cơ mà trên biển quảng cáo lại là thốt lốt cụ nhể :( :-s
 

ENGLAND

Xe máy
Biển số
OF-110029
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
72
Động cơ
391,550 Mã lực
Chuyến đi của cụ thật là thú vị, Ước nhà nhà E cũng có dịp được vào miền TÂY.
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
14,098
Động cơ
813,697 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com

Peodung

Xe hơi
Biển số
OF-208334
Ngày cấp bằng
30/8/13
Số km
172
Động cơ
318,469 Mã lực
Em lót gahcj hóng . Vj tạo dk cho anh em đi du hí quá :)).
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
14,098
Động cơ
813,697 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Viếng xong, chúng em lên đường vào rừng Tràm Trà Sư:



 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top