Lượn Miền Tây - Đi mà chả muốn về..

quynhtrangkcc

Xe hơi
Biển số
OF-346871
Ngày cấp bằng
16/12/14
Số km
105
Động cơ
270,880 Mã lực
Từ trang 40 trở đi ko xem được hình cụ Mad ơi
 

Bank6688

Xe buýt
Biển số
OF-94087
Ngày cấp bằng
5/5/11
Số km
689
Động cơ
408,617 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ Mad_Love vào tiếp đi cho em hóng với....
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
12,772
Động cơ
813,465 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Cho thêm ít gia vị ái ú lên đê, nghe nói BƯỞI 5 doi ngon và thơm lắm :D
Anh chưa đi Miền Tây ăn đôi quả Bưởi nào bao giờ ạ mà nghe nói thế anh :P

Ảnh cụ Lốp nét căng nhưng nặng quá, máy cùi của em ko load được
Lúc đầu em cứ 2, 3 ảnh 1 post/page, xong có nhiều người bảo em xem bằng handheld thì hay bị văng nên em rút KN post ít ảnh hơn bác ời :D

Em được cái dễ tính. Bưởi màu gì em cũng thích cụ Mad ạ :)
Thế phát sau em đi Phi Châu rồi về bốt ảnh bác nhỉ ;))

mAd love cũng 7x đời giữa à. hi hi
Dạ em 78 bác ơi :D

Từ trang 40 trở đi ko xem được hình cụ Mad ơi
Tất cả ảnh em đều link từ host myphamxachtay của em nên đã không xem là không xem được tất (và ngược lại) Mợ ơi :D
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
12,772
Động cơ
813,465 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
12,772
Động cơ
813,465 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Người bán vé số họ mời bất kỳ ai, từ khách ngồi uống Cafe cho tới ông bà chủ quán, nhân viên:
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
12,772
Động cơ
813,465 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Phê pháo xong, bọn em đi thăm Đền thờ họ Mạc - những người họ Mạc, đứng đầu là Mạc Cửu đã có công khai phá, gây dựng nên mảnh đất Hà Tiên cách đây 300 năm.

http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/den-tho-ho-mac-dau-xua-tien-nhan-2904251.html

Đền thờ họ Mạc, dấu xưa tiền nhân

Được xếp đầu trong danh sách Hà Tiên thập vịnh, đền thờ là nơi người dân Hà Tiên (Kiên Giang) tưởng nhớ công đức của dòng họ Mạc, những người có công khai phá mảnh đất này.

Theo sử sách ghi lại, Mạc Cửu là người Hoa, vì không muốn sống dưới sự thống trị của nhà Thanh, ông đã đưa gia đình lên thuyền xuôi Nam. Khi đến đất Hà Tiên hiện nay, ông đã dừng lại định cư, khai phá vùng đất này. Khi nhà Nguyễn tiến hành công cuộc mở rộng bờ cõi về phương Nam vào đầu thế kỷ 18, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn (năm 1708) và được phong làm 'Tổng trấn xứ Hà Tiên'.

Chúa Nguyễn đã cho Mạc Cửu toàn quyền tự chủ vùng đất này và duy trì truyền thống cha truyền con nối. Trải qua 7 đời nắm quyền, dòng họ Mạc đã biến vùng đất Hà Tiên hoang sơ thành một trong những địa điểm buôn bán sầm uất nhất trong khu vực.

Đền thờ họ Mạc nằm trên đường Mạc Cửu ở thị xã Hà Tiên. Đây là điểm tham quan đứng đầu trong danh sách Hà Tiên thập vịnh. Ảnh: Tiêu Phong.

Có tên gọi khác là Trung Nghĩa Đường hay miếu Ông Lịnh (cách gọi của người dân địa phương), lăng Mạc Cửu nằm dưới chân núi Bình San với mặt hướng về phía Đông, nơi có núi Tô Châu và dòng Đông Hồ thơ mộng. Lăng là một quần thể kiến trúc đền thờ, lăng mộ dòng họ Mạc từ dưới chân núi cho lên đến đỉnh núi. Đây là công trình được chính Mạc Thiên Tích (con trai cả của Mạc Cửu) thiết kế và xây dựng vào khoảng thời gian 1735-1739.

Tên gọi Trung Nghĩa Đường bắt đầu từ hai câu đối do chúa Nguyễn ban tặng “Nhất môn trung nghĩa gia thinh trọng. Thất diệp phiên hàn quốc lũng vinh” (Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ. Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu), ý nói dòng họ mạc đời đời Trung Nghĩa. Lăng được xây dựng theo kiến trúc ba gian với cổng Tam Quan phía trước, hai bên là hai câu đối của chúa Nguyễn.

Bên trong đền thờ được xây dựng theo kiến trúc 3 gian, đây là nơi thờ cúng dòng họ Mạc cùng với những người có công khai phá mảnh đất Hà Tiên. Ảnh: Tiêu Phong.

Từ ngoài cổng đi vào là một khoảng sân rộng, giữa sân là nơi dừng chân, dành cho các cuộc hội họp ngày xưa của dòng họ. Bên trong là đền thờ ba gian, với đền thờ tiền hiền bên phải (thờ những người đến vùng đất này trước ông Mạc Cửu), bên trái là đền thờ hậu hiền (thờ những người đến vùng đất này sau ông Mạc Cửu). Điểm thờ cúng chính của đền có 4 chữ 'Khai Trấn Trụ Quốc' của nhà Nguyễn ban tặng cho dòng họ Mạc. Bàn thờ ông Mạc Cửu và hậu duệ 7 đời được đặt trang nghiêm giữa chính điện. Các quan văn, võ hay các phu nhân được thờ ở hai bên phải trái.

Ngoài khu vực chính là đền thờ, các ngôi mộ của dòng họ Mạc đều được xây dựng trên núi Bình San. Phía trước đền là hai ao sen lớn, tương truyền đây là hai ao nước ngọt được Mạc Cửu cho người đào để tích trữ nước ngọt cho người dân Hà Tiên sử dụng vào thời điểm khô hạn.

Tuy trải qua gần 300 năm, nhưng đền thờ, lăng mộ dòng họ Mạc vẫn giữ được nguyên vẹn những nét kiến trúc của thời kỳ đầu. Ngày nay, đền thờ dòng họ Mạc là điểm đến đầu tiên của du khách khi đến thăm quan Hà Tiên thập vịnh (gồm các danh thắng như Thạch Động; Đông Hồ ấn nguyệt; bãi biển Mũi Nai; núi Bình San...). Đến đây, du khách sẽ được nghe lại những câu chuyện, những truyền thuyết về dòng họ Mạc, một dòng họ được người dân Hà Tiên đời đời tưởng nhớ, tôn thờ.

Tiêu Phong
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
12,772
Động cơ
813,465 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
http://vi.wikipedia.org/wiki/Đền_thờ_họ_Mạc

Đền thờ họ Mạc có các tên chữ là Trung Nghĩa từ, Mạc Công từ hay Mạc Công miếu; còn dân gian thì quen gọi là miếu Ông Lịnh (vì Mạc Thiên Tứ được tôn xưng là Mạc Lịnh Công). Công trình này và khu mộ của dòng Mạc trên triền núi Bình San[1], là một thắng cảnh và là một di tích lịch sử của trấn Hà Tiên xưa; nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.



Từ chợ Hà Tiên đến hai ao sen "bảo ngọc liên trì" khoảng một cây số là đến chân núi Bình San, nơi có Đền thờ họ Mạc.

Trước năm 1846, ngôi đền nằm bên trái chùa Tam Bảo[2], nay thuộc ấp Ao Sen, đường Phương Thành, thị xã Hà Tiên. Buổi đầu, đền chỉ bằng gỗ lợp lá, do Mạc Công Du, cháu bốn đời của Mạc Cửu, thừa lệnh vua Gia Long lập khoảng các năm 1816-1818, khi ông giữ chức Hiệp trấn (1816) và Trấn thủ Hà Tiên (1818)[3]

Gia Định thành thông chí được biên soạn khoảng năm 1820, ghi nhận là "Tam Bảo tự, tự tả Mạc Công từ" (Chùa Tam Bảo, bên tả chùa có đền Mạc Công)[4]

Năm 1833, Mạc Công Du theo Lê Văn Khôi chống lại vua Minh Mạng. Khi cuộc nổi dậy thất bại, Mạc Công Du, Mạc Công Tài, Mạc Hầu Hy, Mạc Hầu Diệu đều bị tội[5], thì ngôi đền cũng dần bị đổ nát.

Về sau (1836), Đại học sĩ Trương Đăng Quế đi kinh lý, tổ chức lại việc cai trị ở các tỉnh vừa trải qua tai họa chiến tranh, khi về có tâu trình lên vua Thiệu Trị: "Việc mở mang đất Hà Tiên lúc ban đầu do công lao của Mạc Thiên Tứ rất lớn, nên lưu dụng lại con cháu họ Mạc." Nhưng mãi đến đời Thiệu Trị thứ 5 (1845), nhân tấu trình của quan Tổng đốc An-Hà là Doãn Uẩn, vua Thiệu Trị mới có lệnh "tìm lại con cháu họ Mạc, người nào có tài có thể dùng thì tâu lên" và thuận cho xây dựng lại đền thờ mới[6]. Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), nhà vua cho lập lại đền kiên cố hơn, đẹp đẽ hơn, mái lợp ngói, hoàn thành năm 1847, nhưng ở một vị trí khác, đó là phía tây chân núi Bình San, tức vị trí bây giờ, và có tên là Trung Nghĩa Từ.

Năm Tự Đức thứ nhất (1848), phong cho cháu cố là Mạc Văn Phong làm Đội trưởng để lo việc thờ cúng.

Năm Thành Thái thứ 9 (1897), chí sĩ Nguyễn Thần Hiến vận động nhân dân đóng góp tiền công, trùng tu lại đền và hoàn thành vào mùa đông năm Canh Tý (1900). Và từ đó cho đến nay, đền còn được tu bổ nhỏ nhiều lần.

Phía trước đền thờ là hai ao sen, tương truyền do Mạc Thiên Tứ sai đào để chứa nước ngọt, cho nhân dân dùng, cho đến hôm nay, nó vẫn còn phát huy tác dụng. Ngôi đền, ngoài giá trị lịch sử, nó còn là một công trình có giá trị nghệ thuật cao, bởi cách bố trí hài hòa và lối chạm trổ tinh vi, sắc sảo. Cả đền thờ được bảo vệ bằng một tường rào dày bằng đá, rêu phong. Ngay cổng đền thờ họ Mạc[7], có đề tên Mạc Công miếu (莫公廟), hai bên có cặp liễn đối bằng chữ Hán ca ngợi họ Mạc:

一門忠義家聲重七葉藩翰国寵榮

Phiên âm:
Nhất môn trung nghĩa gia thanh trọngThất diệp phiên hàn quốc lũng vinh.

Tạm dịch:
Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ,Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu[8]
Qua khỏi cổng là một con đường ngắn, hai bên trồng cây xanh, dẫn đến một tiểu đình rộng. Qua thêm một cổng nữa, mà hai bên có đôi sư tử đá uy nghi, là điện thờ chính và tả vu, hữu vu. Ngoài những hoành phi, liễn đối và tranh vẽ; tại điện thờ chính còn có một biển thờ đề bốn chữ "Khai Trấn Trụ Quốc" và bức hoành "Nghị Võ Công", đấy là lời tuyên dương của nhà Nguyễn trước sự nghiệp mở mang bờ cõi của dòng họ Mạc.[9]

Trong đền hiện còn lưu giữ bài văn tế "Mạc Lệnh Công Thánh đãn tế văn" do Tri phủ An Biên Nguyễn Hữu Lập[10] soạn năm 1847, bản nhật lịnh của Long Hổ tướng quân Trần Hầu. Đặc biệt, trên vách và cột điện thờ, hiện còn bài văn kêu gọi quyên tiền cất miếu cùng hai bài thi ca ngợi công đức Mạc Thiên Tứ của chí sĩ Nguyễn Thần Hiến, và bốn bài thơ luật Nôm trích trong "Hà Tiên thập vịnh" của Mạc Thiên Tứ...


Thờ cúng

Căn cứ Hoàn vũ kỷ văn - Thiên Nam dư địa khảo của Nguyễn Thu đời Thiệu Trị gọi là "đền thờ Mạc Thiên Tứ" và "Lời dẫn việc quyên tiền cất miễu" của Nguyễn Thần Hiến năm Đinh Dậu (1897), có câu: "Trung Nghĩa từ thờ đức Mạc Lịnh Công", thì rất có thể từ lúc Mạc Công Du tạo lập cho đến lần trùng tu lớn do Nguyễn Thần Hiến chủ xướng (hoàn thành năm Canh Tý, 1900), đối tượng được thờ chính ở đền là Mạc Thiên Tứ.

Vào năm nào việc thờ cúng được sắp xếp lại thì chưa rõ, nhưng hiện nay có ba người được thờ chính, đó là Mạc Cửu (ở giữa), Mạc Thiên Tứ (bên tả) và Mạc Tử Sanh (bên hữu) nơi gian thờ chính.

Ngoài ra, ở các gian khác còn phối tự thờ thêm các bài vị của phu nhân Thái Thái (mẹ Mạc Cửu), phu nhân Nguyễn Hiếu Túc (vợ Mạc Thiên Tứ), tiểu thư Mạc Mi Cô (con gái của Mạc Thiên Tứ)[11], các học sĩ, thuộc tướng và các con cháu của dòng họ Mạc. Vì thế, ngôi thờ này hiện nay có tên là Đền thờ họ Mạc.

Từ đền, qua cổng phụ phía bên phải (tính từ cổng chính nhìn vào), là một con đường lát gạch tàu dẫn lên khu an táng hơn 40 ngôi mộ của dòng họ Mạc. Trong số ấy, có một số mộ xưa như của Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ, Nguyễn Hiếu Túc[12]...được xây dựng theo lối Trung Quốc. Đặc biệt hơn cả là phần mộ Mạc Cửu. Đây là ngôi mộ lớn nhất, kiên cố nhất, có hình bán nguyệt khoét sâu vào núi, chỗ chôn hài cốt được đúc bằng đá vôi, cát, đường và nhựa ô dước như hình một con trâu nằm (thế tọa ngưu); tả có thanh long, hữu có bạch hổ và trước hai bên mộ có hai tượng tướng cầm gươm đứng hầu bằng đá xanh. Ngoài ra, trước mộ là khoảng sân rộng với các bậc thềm cẩn đá xanh, có tảng dài đến ba mét, do các nhà buôn Trung Hoa thời bấy giờ chở từ Quảng Tây sang tặng.

Một chút hoài niệm

Giới thiệu bài thơ này, nữ sĩ Mộng Tuyết viết: Bài thơ ngũ ngôn mà anh Đông Hồ đã cảm tác về họ Mạc ở Hà Tiên...xin nhắc lại gọi là một chút hoài niệm cổ nhân.
Nghĩ vịnh Mạc Cửu và Mạc Thiên TíchTrích:Chẳng đội trời Thanh MãnLần qua đất Việt bangTriều đình riêng một gócTrung hiếu vẹn đôi đườngTrúc thành xây vũ lượcAnh Các cao văn chươngTuy chưa là cô quảMà cũng đã bá vươngBắc phương khi vỡ lởNam hải lúc kinh hoàngGiang hồ giữa lang miếuHàn mạc trong chiến trườngĐất trời đương gió bụiSự nghiệp đã tang thương...[13]


1.^ Núi Bình San, còn gọi là Bình Sơn hay núi Lăng; là một dãy núi nhỏ thấp che chắn phía sau thành Hà Tiên xưa. Đây là một trong mười cảnh đẹp được Mạc Thiên Tứ ca ngợi trong bài Bình San điệp thúy (có nghĩa là ngọn núi như tấm bình phong sắc xanh lớp lớp). Trên đỉnh núi hiện còn lưu lại vết tích của đàn Sơn Xuyên và đàn Xã Tắc.

2.^ Chùa Tam Bảo hôm nay.Chùa Tam Bảo (Hà Tiên) còn gọi là Sắc tứ Tam Bảo tự, tọa lạc ở số 328 tổ 2, ấp Ao Sen, đường Phương Thành, thị xã Hà Tiên. Khi Mạc Cửu đến lập nghiệp ở trấn Hà Tiên, mẹ ông là bà Thái thị (Thái Thái phu nhân), vì quá nhớ thương con, dù tuổi đã ngoài 80, vẫn từ Lôi Châu (Trung Quốc) vượt biển sang. Mạc Cửu phụng dưỡng mẹ rất chu đáo và để cho mẹ có nơi tu hành vào những năm cuối đời, ông cho lập Tam Bảo tự vào năm 1730. Xem thêm Gia định thành thông chí tại [1]. Sau, bà mất tại chùa và chùa cũng đã bị thời gian & chiến tranh phá hỏng (nay chỉ còn các bức tường thành). Năm 1930, Hòa thượng Phước Ân đời 40 dòng Lâm Tế tông cho xây lại và tồn tại cho đến nay. Nơi chính điện chùa hiện còn lưu giữ pho tượng đức A-di-đà bằng đồng do Mạc Cửu hỉ cúng. ở sân, có tôn trí tượng Quan Thế Âm lộ thiên. Đây là ngôi chùa cổ nổi tiếng và là một trong những thắng cảnh của đất Hà Tiên

3.^ Vài Website bảo rằng đền thờ do Mạc Thiên Tứ xây dựng là không đúng. Ông Tứ chỉ xây dựng mộ cho cha, còn nơi ông thờ phụng cha chỉ là một gian trong ngôi nhà ở.

4.^ Gia Định thành thông chí, Nxb. Giáo dục, 1998, phần dịch Việt ngữ, tr.201.

5.^ Theo Hoàn vũ kỷ văn - Thiên Nam dư địa khảo của Cửu Chân Tĩnh Sơn Nguyễn Thu đời Thiệu Trị, thì: Đền thờ Mạc Thiên Tứ, tại huyện Hà Châu, xã Mỹ Đức... Mạc Hầu Hy, Mạc Hầu Diệu lại cấu kết bọn xấu lập ra phe nhóm quấy rối, kịp có vụ biến ở thành Phiên An, bọn này hùa theo bè lũ Lê Văn Khôi để tạo phản, đến nỗi mắc phải họa tru di. Vì thế đền thờ của họ Mạc bị bỏ phế, đáng ngẫm thay!(tập IV, tờ 12 a và b. Dẫn theo bài viết của nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt [2]. Nhưng riêng chi tiết "đến nỗi mắc phải họa tru di" là không chính xác. Thi sĩ Đông Hồ, người xứ Hà Tiên cho biết mãi đến đời Mạc Tử Khâm (đời thứ bảy, tính từ Mạc Cửu), không có con trai, khi ấy dòng họ Mạc (dòng chính) mới kể như tuyệt tự, chứ không phải vì "họa tru di" nào cả (Văn học Hà Tiên, Nxb Văn Nghệ TP. HCM, 1999, tr. 146). Tuy nhiên, một trong hai cô hai cô con gái của Mạc Tử Khâm là Mạc Thị Hương (cô còn lại là Mạc Cẩm Lan, không chồng) có chồng tên là Thiềm Văn Tường, sinh được 9 người con; và để có người phụng tự cho bên ngoại, ông Tường đã đồng ý cho đứa con trai đầu lòng và đứa con trai út được mang họ Mạc. Ngoài ra, ở Cà Mau hiện còn một nhánh (dòng thứ) họ Mạc. Đây là hậu duệ của Mạc Thiên Tứ với người vợ thứ tư.

6.^ Theo Nghiên cứu Hà Tiên, tr. 416.

7.^ Cổng tam quan được xây sau đền, tức sau năm 1846, nhưng vào năm nào thì chưa rõ.

8.^ Bảy lá giậu che, ý nói bảy đời họ Mạc đều dốc sức mở mang, giữ gìn bờ cõi.

9.^ Trong tờ sắc, phong cho Mạc Cửu thụy là Võ Nghị, do vua Minh Mạng phê ngày 24 tháng 9 năm Nhâm Ngọ (1822) ghi rõ: Tặng Hà Tiên trấn Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Võ Nghị Công Kinh Sự.

10.^ Nguyễn Hữu Lập, người xã Trung Cần, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông thi hương tại trường Nghệ An, đỗ Hoàng giáp năm Nhâm Tuất (1862). Trước khi thăng thụ Tri phủ An Biên (nay thuộc Kiên Giang), ông đã trải qua chức Tham tri bộ Hộ.

11.^ Sách Sổ tay hành hương kể rằng Mạc Mi Cô lúc mới sinh, đã có mái tóc dài một thước. Mới 3 tuổi răng đã mọc đủ, ăn nói rành rẽ, nhưng xương sống yếu phải nằm một chỗ. Cận thần cho là điềm xấu, nên người đứng đầu họ Mạc đã sai người đem chôn sống cô. Không lâu sau, những lời đồn đãi về cái chết bí ẩn của người con gái xấu số ấy cứ lan truyền; và nhiều người còn tin rằng cái chết của cô có liên quan đến một bài sấm truyền dài 25 câu, nói úp mở về một kho tàng của dòng họ Mạc được cất giấu ở Hà Tiên.

12.^ Mộ Nguyễn Hiếu Túc, vợ chính của Mạc Thiên Tứ, vào mùa Thanh Minh năm Tân Hợi (1911) đã bị viên chủ tỉnh người Pháp lúc bấy giờ cho khai quật để tìm vàng (Văn học Hà Tiên, tr. 138)

13.^ Chép theo Núi mộng gương hồ (tập 3) của nữ sĩ Mộng Tuyết. Nxb Trẻ, 1998, tr. 158

14.^ Phía cuối đường là mộ Mạc Cửu. Bên đường là những cây nam mai. Khi xưa, Mạc Cửu đã đem giống mai này từ Quảng Tây sang trồng vào năm 1720, nhưng những "lão mai" ấy đã chết. Hiện nay, nơi khu mộ chỉ còn những cây mai trẻ, tuy vậy mỗi mùa mai nở, hương vẫn tỏa ngát một vùng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top