(Tiếp)
Ấn Độ và Trung Quốc lúng túng
Sự hỗ trợ rõ ràng nhất dành cho Israel cuối cùng không đến từ một đồng minh của Mỹ. Điều này đã được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ trong một dòng tweet ngày 9/10/2023: “Tôi rất sốc trước tin tức về cuộc tấn công khủng bố ở Israel. Suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi hướng về những nạn nhân vô tội và gia đình họ. Chúng tôi bày tỏ tình đoàn kết với Israel trong giờ phút khó khăn này”. Tuyên bố nồng nhiệt này sau đó đã nhường chỗ cho những lời phát biểu trung lập và mang tính ngoại giao hơn. Narendra Modi lấy làm tiếc về vụ đánh bom bệnh viện ở Dải Gaza mà không quy trách nhiệm cho bên gây ra vụ đánh bom này, chỉ tuyên bố rằng thủ phạm gây thiệt hại cho dân thường trong cuộc xung đột này sẽ phải chịu trách nhiệm – một tuyên bố có thể ám chỉ cả Hamas và Israel.
Ngược lại, Trung Quốc chỉ bày tỏ quan điểm mang tính xoa dịu ban đầu, kêu gọi các bên trong cuộc xung đột “giữ bình tĩnh, kiềm chế và ngay lập tức chấm dứt các hành động thù địch để bảo vệ dân thường”, mà không hề đề cập đến Hamas hay nói về chủ nghĩa khủng bố. Giọng điệu trong phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sau đó trở nên cứng rắn hơn đối với Israel. Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Ngoại trưởng Saudi Arabia ngày 15/10/2023, ông nói: "Hành động của Israel vượt quá quyền tự vệ và đất nước này nên chú ý đến lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế và Tổng thư ký Liên hợp quốc về việc chấm dứt sự trừng phạt tập thể đối với người dân Dải Gaza”.
Các quốc gia Hồi giáo châu Á bày tỏ tình đoàn kết đối với người Palestine trên hết, với những sắc thái khác nhau
Thủ tướng Malaysia, Anwar Ibrahim, là người rõ ràng nhất. Ngày 16/10/2023, ông tuyên bố trước Quốc hội rằng “các đại diện phương Tây đã nhiều lần yêu cầu tôi lên án vụ tấn công vào Israel. Tôi nói với họ rằng chúng tôi có mối quan hệ từ lâu đời với Hamas và điều này sẽ tiếp tục”. Ông nói thêm trong một dòng tweet: “Cộng đồng quốc tế duy trì quan điểm không công bằng đối với mọi hình thức tàn ác và áp bức chống người dân Palestine. Việc tịch thu đất đai và tài sản của người dân Palestine được những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái không ngừng theo đuổi”. Nhiều lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội Malaysia đã đánh giá những quan điểm trên còn “mềm mỏng”.
Về phần Tổng thống Indonesia Joko Widodo, ngày 10/10/2023, ông đã kêu gọi “chấm dứt ngay lập tức chiến tranh và bạo lực để tránh gây thêm thiệt hại về người và sự tàn phá” mà không lên án cuộc tấn công của Hamas. Ông quả quyết: “Nguồn gốc của cuộc xung đột, cụ thể là việc Israel chiếm đóng lãnh thổ Palestine, phải được giải quyết ngay lập tức trong khuôn khổ các nghị quyết của Liên hợp quốc”.
Còn Pakistan, do có mối quan hệ mâu thuẫn trong quá khứ với Israel, nên họ cũng phản ứng thận trọng. Thủ tướng nước này chỉ bày tỏ trong một dòng tweet rằng ông “đau lòng trước sự bùng nổ bạo lực”, yêu cầu hai bên phải đảm bảo việc bảo vệ dân thường. Lãnh đạo đảng Hồi giáo chính ở Pakistan (Jamiat Ulema-e-Islam) lại đi xa hơn khi yêu cầu người Palestine tôn trọng nhân quyền của người Israel.
Giọng điệu của những lời bình luận ở ba nước đã trở nên cứng rắn hơn sau cuộc phản công của Israel và thảm họa nhân đạo mà nó gây ra. Vụ pháo kích bệnh viện ở Dải Gaza ngay lập tức được cho là do quân đội Israel thực hiện.
Israel bị coi trước hết là một cường quốc thực dân
Ngoài tình đoàn kết Hồi giáo tác động đến một phần châu Á, tinh thần chống thực dân của người dân và các chính phủ là yếu tố thù địch mạnh mẽ đối với Israel. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp của Indonesia, Malaysia và Brunei. Mối đe dọa ngày nay được nhìn nhận như một “nakba” mới (“thảm họa” cưỡng bức người dân Palestine phải di dời) cộng hưởng với tâm lý chống thực dân này.
Ở Philippines, một bộ phận dân số cũng có quan điểm tương tự, thể hiện qua sự tham gia tích cực của người Philippines trong một loạt cuộc biểu tình chống Israel ở Philippines và Mỹ.
.....
Ấn Độ và Trung Quốc lúng túng
Sự hỗ trợ rõ ràng nhất dành cho Israel cuối cùng không đến từ một đồng minh của Mỹ. Điều này đã được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ trong một dòng tweet ngày 9/10/2023: “Tôi rất sốc trước tin tức về cuộc tấn công khủng bố ở Israel. Suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi hướng về những nạn nhân vô tội và gia đình họ. Chúng tôi bày tỏ tình đoàn kết với Israel trong giờ phút khó khăn này”. Tuyên bố nồng nhiệt này sau đó đã nhường chỗ cho những lời phát biểu trung lập và mang tính ngoại giao hơn. Narendra Modi lấy làm tiếc về vụ đánh bom bệnh viện ở Dải Gaza mà không quy trách nhiệm cho bên gây ra vụ đánh bom này, chỉ tuyên bố rằng thủ phạm gây thiệt hại cho dân thường trong cuộc xung đột này sẽ phải chịu trách nhiệm – một tuyên bố có thể ám chỉ cả Hamas và Israel.
Ngược lại, Trung Quốc chỉ bày tỏ quan điểm mang tính xoa dịu ban đầu, kêu gọi các bên trong cuộc xung đột “giữ bình tĩnh, kiềm chế và ngay lập tức chấm dứt các hành động thù địch để bảo vệ dân thường”, mà không hề đề cập đến Hamas hay nói về chủ nghĩa khủng bố. Giọng điệu trong phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sau đó trở nên cứng rắn hơn đối với Israel. Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Ngoại trưởng Saudi Arabia ngày 15/10/2023, ông nói: "Hành động của Israel vượt quá quyền tự vệ và đất nước này nên chú ý đến lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế và Tổng thư ký Liên hợp quốc về việc chấm dứt sự trừng phạt tập thể đối với người dân Dải Gaza”.
Các quốc gia Hồi giáo châu Á bày tỏ tình đoàn kết đối với người Palestine trên hết, với những sắc thái khác nhau
Thủ tướng Malaysia, Anwar Ibrahim, là người rõ ràng nhất. Ngày 16/10/2023, ông tuyên bố trước Quốc hội rằng “các đại diện phương Tây đã nhiều lần yêu cầu tôi lên án vụ tấn công vào Israel. Tôi nói với họ rằng chúng tôi có mối quan hệ từ lâu đời với Hamas và điều này sẽ tiếp tục”. Ông nói thêm trong một dòng tweet: “Cộng đồng quốc tế duy trì quan điểm không công bằng đối với mọi hình thức tàn ác và áp bức chống người dân Palestine. Việc tịch thu đất đai và tài sản của người dân Palestine được những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái không ngừng theo đuổi”. Nhiều lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội Malaysia đã đánh giá những quan điểm trên còn “mềm mỏng”.
Về phần Tổng thống Indonesia Joko Widodo, ngày 10/10/2023, ông đã kêu gọi “chấm dứt ngay lập tức chiến tranh và bạo lực để tránh gây thêm thiệt hại về người và sự tàn phá” mà không lên án cuộc tấn công của Hamas. Ông quả quyết: “Nguồn gốc của cuộc xung đột, cụ thể là việc Israel chiếm đóng lãnh thổ Palestine, phải được giải quyết ngay lập tức trong khuôn khổ các nghị quyết của Liên hợp quốc”.
Còn Pakistan, do có mối quan hệ mâu thuẫn trong quá khứ với Israel, nên họ cũng phản ứng thận trọng. Thủ tướng nước này chỉ bày tỏ trong một dòng tweet rằng ông “đau lòng trước sự bùng nổ bạo lực”, yêu cầu hai bên phải đảm bảo việc bảo vệ dân thường. Lãnh đạo đảng Hồi giáo chính ở Pakistan (Jamiat Ulema-e-Islam) lại đi xa hơn khi yêu cầu người Palestine tôn trọng nhân quyền của người Israel.
Giọng điệu của những lời bình luận ở ba nước đã trở nên cứng rắn hơn sau cuộc phản công của Israel và thảm họa nhân đạo mà nó gây ra. Vụ pháo kích bệnh viện ở Dải Gaza ngay lập tức được cho là do quân đội Israel thực hiện.
Israel bị coi trước hết là một cường quốc thực dân
Ngoài tình đoàn kết Hồi giáo tác động đến một phần châu Á, tinh thần chống thực dân của người dân và các chính phủ là yếu tố thù địch mạnh mẽ đối với Israel. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp của Indonesia, Malaysia và Brunei. Mối đe dọa ngày nay được nhìn nhận như một “nakba” mới (“thảm họa” cưỡng bức người dân Palestine phải di dời) cộng hưởng với tâm lý chống thực dân này.
Ở Philippines, một bộ phận dân số cũng có quan điểm tương tự, thể hiện qua sự tham gia tích cực của người Philippines trong một loạt cuộc biểu tình chống Israel ở Philippines và Mỹ.
.....