[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ấn Độ và Trung Quốc lúng túng

Sự hỗ trợ rõ ràng nhất dành cho Israel cuối cùng không đến từ một đồng minh của Mỹ. Điều này đã được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ trong một dòng tweet ngày 9/10/2023: “Tôi rất sốc trước tin tức về cuộc tấn công khủng bố ở Israel. Suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi hướng về những nạn nhân vô tội và gia đình họ. Chúng tôi bày tỏ tình đoàn kết với Israel trong giờ phút khó khăn này”. Tuyên bố nồng nhiệt này sau đó đã nhường chỗ cho những lời phát biểu trung lập và mang tính ngoại giao hơn. Narendra Modi lấy làm tiếc về vụ đánh bom bệnh viện ở Dải Gaza mà không quy trách nhiệm cho bên gây ra vụ đánh bom này, chỉ tuyên bố rằng thủ phạm gây thiệt hại cho dân thường trong cuộc xung đột này sẽ phải chịu trách nhiệm – một tuyên bố có thể ám chỉ cả Hamas và Israel.

1703155494862.png


Ngược lại, Trung Quốc chỉ bày tỏ quan điểm mang tính xoa dịu ban đầu, kêu gọi các bên trong cuộc xung đột “giữ bình tĩnh, kiềm chế và ngay lập tức chấm dứt các hành động thù địch để bảo vệ dân thường”, mà không hề đề cập đến Hamas hay nói về chủ nghĩa khủng bố. Giọng điệu trong phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sau đó trở nên cứng rắn hơn đối với Israel. Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Ngoại trưởng Saudi Arabia ngày 15/10/2023, ông nói: "Hành động của Israel vượt quá quyền tự vệ và đất nước này nên chú ý đến lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế và Tổng thư ký Liên hợp quốc về việc chấm dứt sự trừng phạt tập thể đối với người dân Dải Gaza”.

Các quốc gia Hồi giáo châu Á bày tỏ tình đoàn kết đối với người Palestine trên hết, với những sắc thái khác nhau

1703155529041.png


Thủ tướng Malaysia, Anwar Ibrahim, là người rõ ràng nhất. Ngày 16/10/2023, ông tuyên bố trước Quốc hội rằng “các đại diện phương Tây đã nhiều lần yêu cầu tôi lên án vụ tấn công vào Israel. Tôi nói với họ rằng chúng tôi có mối quan hệ từ lâu đời với Hamas và điều này sẽ tiếp tục”. Ông nói thêm trong một dòng tweet: “Cộng đồng quốc tế duy trì quan điểm không công bằng đối với mọi hình thức tàn ác và áp bức chống người dân Palestine. Việc tịch thu đất đai và tài sản của người dân Palestine được những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái không ngừng theo đuổi”. Nhiều lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội Malaysia đã đánh giá những quan điểm trên còn “mềm mỏng”.

Về phần Tổng thống Indonesia Joko Widodo, ngày 10/10/2023, ông đã kêu gọi “chấm dứt ngay lập tức chiến tranh và bạo lực để tránh gây thêm thiệt hại về người và sự tàn phá” mà không lên án cuộc tấn công của Hamas. Ông quả quyết: “Nguồn gốc của cuộc xung đột, cụ thể là việc Israel chiếm đóng lãnh thổ Palestine, phải được giải quyết ngay lập tức trong khuôn khổ các nghị quyết của Liên hợp quốc”.

1703155570075.png


Còn Pakistan, do có mối quan hệ mâu thuẫn trong quá khứ với Israel, nên họ cũng phản ứng thận trọng. Thủ tướng nước này chỉ bày tỏ trong một dòng tweet rằng ông “đau lòng trước sự bùng nổ bạo lực”, yêu cầu hai bên phải đảm bảo việc bảo vệ dân thường. Lãnh đạo đảng Hồi giáo chính ở Pakistan (Jamiat Ulema-e-Islam) lại đi xa hơn khi yêu cầu người Palestine tôn trọng nhân quyền của người Israel.

Giọng điệu của những lời bình luận ở ba nước đã trở nên cứng rắn hơn sau cuộc phản công của Israel và thảm họa nhân đạo mà nó gây ra. Vụ pháo kích bệnh viện ở Dải Gaza ngay lập tức được cho là do quân đội Israel thực hiện.

Israel bị coi trước hết là một cường quốc thực dân

Ngoài tình đoàn kết Hồi giáo tác động đến một phần châu Á, tinh thần chống thực dân của người dân và các chính phủ là yếu tố thù địch mạnh mẽ đối với Israel. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp của Indonesia, Malaysia và Brunei. Mối đe dọa ngày nay được nhìn nhận như một “nakba” mới (“thảm họa” cưỡng bức người dân Palestine phải di dời) cộng hưởng với tâm lý chống thực dân này.

Ở Philippines, một bộ phận dân số cũng có quan điểm tương tự, thể hiện qua sự tham gia tích cực của người Philippines trong một loạt cuộc biểu tình chống Israel ở Philippines và Mỹ.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các mối quan tâm về kinh tế và thương mại mang tính quyết định

Sự phụ thuộc mang tính cơ cấu của châu Á vào nhập khẩu dầu khí từ Trung Đông lý giải cho mong muốn không tham gia cuộc xung đột với các nước Arập chủ chốt, trong khi mối quan hệ với Israel khiến một số nước rơi vào một trò chơi cân bằng mong manh. Những tham vọng ngoại giao của Nhật Bản ở Trung Đông cũng giải thích sự kiềm chế của Fumio Kishida, trong khi các mối quan hệ trong công nghệ cao giữa Trung Quốc và Israel làm phức tạp thêm thế cân bằng ngoại giao của Bắc Kinh. Hàn Quốc muốn khẳng định vị trí của mình trong dự án thành phố thông minh rộng lớn của Saudi Arabia có tên NEOM, đồng thời tìm cách thu hút thêm đầu tư của Saudi Arabia và Qatar vào lãnh thổ của mình.

Pakistan không muốn làm phiền lòng các đồng minh phương Tây của Israel vào thời điểm nước này đang rơi vào tình hình tài chính cực kỳ mong manh. Thái Lan thì tuyên bố giữ thái độ “trung lập” trong cuộc xung đột này. Thái Lan là điểm đến đầu tiên của khách du lịch Israel ở Đông Nam Á, và sự hợp tác với Israel, đặc biệt về nông nghiệp, đã có từ lâu và mang tính tích cực. Nhưng việc xích lại gần nhau (gần đây) với Saudi Arabia cũng tạo thành một trục quan trọng của ngoại giao Thái Lan.

Những toan tính chiến lược thôi thúc

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas khiến Trung Quốc phải xem xét lại chính sách của họ liên quan đến trục chiến lược với Iran và Saudi Arabia. Sự hợp tác kinh tế tích cực của Bắc Kinh với Tehran, và nhất là nguồn tài chính đáng kể của Trung Quốc (với 400 tỷ USD được hứa hẹn trong 25 năm tới để phát triển ngành dầu mỏ của Iran vào năm 2021) đặt ra câu hỏi khi chúng ta biết rằng Iran là nước hỗ trợ chính về tài chính và quân sự cho Hamas. Mặt khác, việc xích lại gần nhau giữa Tehran và Riyadh dưới sự dàn xếp của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng chừng nào nguy cơ xung đột trong khu vực vẫn tồn tại. Cuối cùng, mong muốn của Trung Quốc đóng vai trò là bên môi giới trung thực nhằm thúc đẩy giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột Israel-Palestine lại mâu thuẫn với hình ảnh một quốc gia "trung lập – thân Palestine", theo cách nói của Tuvia Gering – nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Tel Aviv – được hãng tin AP trích dẫn. Đó là thái độ trung lập thiên vị gần giống với thái độ của Trung Quốc trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Ngoài những lo ngại về tài chính, Pakistan còn có một mục tiêu dài hạn được giới tinh hoa chính trị của nước này chia sẻ là thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel. Mục tiêu này từ nay bị hoãn vô thời hạn.

Ở Ấn Độ, Narendra Modi là người kiến tạo nên mối quan hệ hợp tác chiến lược với Israel, quốc gia đã trở thành một trong những đối tác quốc phòng chính của đất nước. Ông từng là người đứng đầu chính phủ Ấn Độ đầu tiên đến thăm nhà nước Do Thái vào năm 2017. Đảng của ông, BJP, thực hành hệ tư tưởng chống Hồi giáo dựa trên việc khôi phục chủ quyền của Ấn Độ giáo trước các đế chế thuộc địa cũ, trong đó có Đế chế Mughal Hồi giáo đã đang cai trị Ấn Độ trong hơn 2 thế kỷ. Do đó, BJP cảm thấy gần gũi với đảng Likud của Israel. Nhưng Ấn Độ cũng có quan hệ chặt chẽ với các nước Trung Đông và sự phụ thuộc vào dầu mỏ của nước này đang tăng lên hàng năm. Do đó, cuộc chiến giữa Israel và Hamas chỉ có thể kiềm chế chiến lược thân Israel của chính phủ Ấn Độ.

Nhìn chung, sự ủng hộ yếu ớt ban đầu mà Israel được hưởng từ khi xảy ra cuộc tấn công của Hamas đang dần nhường chỗ cho sự bực tức của các chính phủ và sự phẫn nộ của dư luận ủng hộ người Palestine. Cuộc chiến càng kéo dài, thì tổn thất về sinh mạng ở Dải Gaza càng lớn và sự cô lập ngoại giao của Israel ở châu Á sẽ càng lan rộng.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mối đe dọa tàu ngầm làm thay đổi cuộc chơi: Làm thế nào để phát hiện mối đe dọa

Bản chất của tác chiến chống ngầm đang thay đổi trước sự hiện diện của những mối đe dọa và sự hoàn thiện không ngừng của công nghệ.

Nhiều triển vọng đối với các xenxơ âm thanh

Các hạm đội hải quân đang đứng trước một loạt những mối đe dọa ngầm dưới nước. Trong số đó là tàu ngầm điện điêzen hiện đại, có vận tốc bơi nhanh hơn, tàng hình hơn, khả năng cơ động và ngày càng thông minh hơn, xét về khía cạnh sử dụng các vũ khí chống hạm mặt nước và các chức năng tự vệ - một phát triển khiến cho các xenxơ phát hiện tàu ngầm trở nên kém hiệu quả hơn. Điều này dẫn đến nhu cầu mở rộng tầm và độ chính xác của các xenxơ sô na hiện có của các lực lượng hải quân. Ngoài ra, các các tàu ngầm thông thường có khả năng hoạt động ngầm dưới nước trong khoảng thời gian kéo dài.

1703155799257.png

Tàu ngầm Diesel-điện

Thời gian hoạt động ngầm kéo dài của tàu ngầm là nhờ sự xuất hiện của hệ thống đẩy khí độc lập (AIP). Danh sách những nước vận hành tàu ngầm có hệ thống đẩy AIP chắc chắn sẽ tăng lên trong 2 thập kỷ tới. Tăng lên về số lượng, tàu ngầm phi hạt nhân (hay còn được gọi là tàu ngầm thông thường) sẽ tạo thành một phần của một phổ đe dọa 3 chiều thực sự ở mọi nơi trên thế giới. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến học thuyết hải quân trong những năm sắp tới, hoặc thậm chí các thập kỷ tới.

Nghệ thuật tác chiến chống ngầm (ASW) dự kiến sẽ thay đổi, nhưng, theo đó, sô na vẫn là xenxơ chiếm ưu thế. Sự chiếm ưu thế của nó trong môi trường tác chiến ngầm dưới nước có thể bị thách thức khi những tiến bộ về năng suất xử lý máy tính và các kỹ thuật khai thác ‘dữ liệu lớn’ (big data), nó cho phép đưa các kỹ thuật đã được bàn đến từ lâu nhưng cho đến nay (có thể) chưa thành hiện thực. Công nghệ xenxơ mới sẽ cho phép phát hiện những thay đổi nhỏ trên mặt biển, do một tàu ngầm và lằn tàu phía sau dưới nước gây ra. Do đó, tác chiến chống ngầm là một quy tắc có tính hợp tác; nhưng hình thức hợp nhất thông tin phụ thuộc nặng nề vào phần cứng máy tính tính năng cao, sự đa dạng của các kiểu sô na, sự khôn khéo nhất của phần cứng xử lý tín hiệu, sự định hình của vận tốc âm thanh, và phụ thuộc vào công nghệ truyền tin hiện đại nhất.

1703155890313.png

Tàu ngầm động cơ AIP

Các quan chức công nghiệp hàng đầu cho rằng môi trường tác chiến ngầm dưới nước cần tăng cường thêm các biện pháp ngăn chặn trước mối đe dọa tàu ngầm hiện đại. Các xenxơ phát hiện được cải tiến nâng cao do giới công nghiệp chế tạo, là một thành phần cơ bản của tác chiến ngầm dưới nước.Theo Tracy Howard, Giám đốc điều hành Công ty Sparton, “xenxơ tác chiến chống ngầm hiệu quả nhất chịu ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố khác nhau, bao gồm các đặc trưng môi trường ngầm dưới biển, giai đoạn triển khai tác chiến chống ngầm, đường vào môi trường hoạt động và các phương tiện mang để triển khai. Bất kể được triển khai thông qua các tàu mặt nước, các máy bay trực thăng đa nhiệm, máy bay tuần thám biển, tàu ngầm hay các phương pháp khác,xenxơ tác chiến chống ngầm phải đem lại mức độ tin tưởng cao khi đã phát hiện đúng mục tiêu và mức độ chính xác vị trí mục tiêu”.

1703155934144.png

Tàu ngầm động cơ AIP

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Yêu cầu chặt chẽ về xenxơ

Công ty Sparton – một chi nhánh của Elbit Systems đặt tại Mỹ, được đánh giá là công ty hàng đầu thế giới về thiết kế, phát triển, thử nghiệm và chế tạo nhiều tổ hợp khí tài biển đồng bộ, bao gồm các tổ hợp phóng rải tải công tác ở độ sâu và các phao thủy âm hỗ trợ cho tác chiến ngầm dưới biển và tác chiến chống ngầm. Công ty còn cung cấp cho các hạm đội hải quân các xenxơ quán tính tiên tiến để chỉ thị mục tiêu, định vị và các hệ thống dẫn đường. Ví dụ, hàng năm công ty chuyển giao cho Hải quân Mỹ và các đối tác quốc tế trên 190.000 phao thủy âm, thông qua công ty liên doanh ERAPSCO giữa công ty Sparton và Ultra Electronics của Anh, Sparton nắm giữ khá lâu kỷ lục chế tạo các xenxơ tác chiến chống ngầm hiệu quả cao.

1703156121369.png

Xenxơ tác chiến chống ngầm của Sparton

Đặt ra những tiêu chuẩn trong lĩnh vực tác chiến chống ngầm từ trên không nói riêng, Sparton không ngừng phát kiến và khai thác các phương pháp làm đòn bẩy cho công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả chiến đấu của tác chiến chống ngầm từ máy bay. Trao đổi với tạp chí Naval Forces, Tracy Howard cho biết: các tiêu chuẩn gắn liền với một số xenxơ âm thanh đã được sử dụng trong 6 thập kỷ. Theo Tracy Howard, điều quan trọng là nhận ra những thách thức mà các tàu ngầm hiện đại của đối phương gây ra trước các tiêu chuẩn và khả năng của xenxơ tác chiến chống ngầm trên máy bay kiểu cũ. “Sparton đã nhìn thấy một nhu cầu tương lai để phát triển các tiêu chuẩn và những họ hệ thống mới, có khả năng tích hợp các chế độ cảm biến và truyền tin tiên tiến bên trong những nhân tố cấu tạo, có thể sử dụng một lần (expendable) và mở rộng tính hữu dụng của chúng giống như những phương tiện đem lại khả năng của dây chuyền sát thươngtrong tác chiến đa chiều liên quan với các hoạt động trên biển phân tán”, Tracy Howard nói tiếp.

1703156182238.png


Đứng trước những nhu cầu của môi trường tác chiến ngầm dưới nước hiện đại, công ty Sparton đang theo đuổi và duy trì những mối quan hệ đối tác liên tục với cộng đồng người sử dụng và nghiên cứu để họ chia sẻ mục đích xây dựng các tiêu chuẩn và yêu cầu lâu dài chung cho các khả năng, chúng sẽ cho phép lực lượng tác chiến chống ngầm từ trên máy bay thắng thế trong tất cả các giai đoạn của cuộc xung đột trên biển tương lai.

Đúng như dự kiến về khí tài tác chiến chống ngầm trên máy bay, một phân tích thị trường gần đây đã đưa ra bằng chứng cho thấy khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ thay thế châu Âu, trở thành thị trường lớn thứ 2 về xenxơ tác chiến chống ngầm tiên tiến trong vòng 10 năm tới. Sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi những nước chủ chốt như Ôxtrâylia, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản, tất cả những quốc gia nói trên, đều đang vận hành những đội ngũ máy bay tác chiến chống ngầm chuyên dụng lớn. Ví dụ, Không quân Hoàng gia Ôxtrâylia (RAAF) đã lựa chọn máy bay tuần thám biển P-8A Poseidon của Boeing, bởi những cơ hội và lợi nhuận (margins) tăng trưởng của các hệ thống trên máy bay.

1703156238813.png

P-8A Poseidon của Boeing

P-8 hoạt động trong các vai trò tác chiến chống ngầm (ASW), chống tàu mặt nước (ASuW) và ngăn chặn vận tải biển. Máy bay được dự kiến tiếp tục phát triển về khả năng và công nghệ. Hãng Boeing đã lưu ý các khách hàng quốc tế nói chung, sẽ tiếp nhận được những nâng cấp theo vòng xoáy về công nghệ, theo đúng như những thỏa thuận riêng của mình. Do đó, những cải tiến lớn nhất về phần cứng của P-8 sẽ gồm các máy tính, các mạng kết nối và các đường truyền tin và xenxơ mới, chúng sẽ đem lại những lợi ích tăng thêm đối với tác chiến chống ngầm từ trên cao hoặc từ máy bay. Về lĩnh vực này, công ty Sparton đang nhìn thấy nhu cầu tăng lên đối với các phao thủy âm, khi nhiều nước đặt mua máy bay P-8, như Đức, Niu Di-lân và Hàn Quốc. Phao thủy âm vẫn là những xenxơ có khả năng, giá phải chăng nhất, có thể sử dụng một lần như một lựa chọn hệ thống để định vị, bám theo và phân loại các tàu ngầm quan tâm, (theo nhận xét của CEO Tracy Howard).

1703156355155.png


Các phao thủy âm đa trạm (multi-static) chủ động mới được công ty Sparton phát triển gần đây, đem lại hiệu quả giám sát diện rộng tăng lên. Phát triển thành công và triển khai hạm đội của công nghệ phao thủy âm chủ động đa trạm sẽ đạt được xác suất phát hiện, tầm phát hiện, thời gian theo dõi tàu ngầm và sự thành công trong truy đuổi tàu ngầm, tăng lên. Một tổ hợp sô na chiến thuật dùng để truyền tải thông tin hoạt độngcủa tàu ngầm, dạng phao thủy âm này là công nghệ cốt lõi phục vụ cho tác chiến chống ngầm. Công ty Sparton chế tạo cả các phao thủy âm chủ động (phát năng lượng âm thanh vào trong nước và đợi tín hiệu vọng trở về) và thụ động (chỉthu/nghe những tín hiệu sóng âm).

Việc dùng các phao thủy âm thả từ máy bay tuần thám biển là hoạt động chung nhằm tăng cường giám sát và giữ gìn an ninh biển. Khi máy bay tuần thám biển P-8A Poseidon tác chiến chống ngầm của Không quân Hoàng gia Ôxtrâylia thả các phao thủy âm gần các tàu chiến Trung Quốc trong một vụ va chạm xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế Ôxtrâylia tại vùng biển Arafura, nằm giữa Ôxtrâylia và phía Tây New Guinea, vào ngày 17/2, một lần nữa đã cho thấy một cách rõ ràng là các phương pháp luận của tác chiến chống ngầm là một vốn quý chiến lược.

1703156506409.png


Với mục đích nâng cao các chiến thuật và hoạt động tác chiến chống ngầm trong tương lai, công ty Sparton sẽ tiếp tục cung cấp lực lượng lao động với các kíp bay tác chiến chống ngầm có kinh nghiệm, hiểu biết về yêu cầu và những thách thức đang đứng trước các kíp bay của liên minh. Công ty sẽ tiếp tục cung cấp các xenxơ tìm kiếm/sục sạo sử dụng một lần chất lượng hàng đầu cho các nước liên minh, hỗ trợ cho các yêu cầu tăng lên chưa từng có về giám sát khu vực rộng lớn. Nhu cầu về những phương pháp luận phát hiện được cải thiện trong lĩnh vực tác chiến ngầm dưới biển là thực sự. Theo Tracy Howard, thực tế, luôn có một tiềm năng tăng trưởng về khả năng tác chiến ngầm dưới nước được bao gói nhỏ (tức là các tải công tác đem lại khả năng cho tác chiến ngầm dưới biển kết cấu nhỏ) được triển khai từ một loạt phương tiện mang có người lái/không người lái khác nhau. Khi thị trường khí tài không người lái quốc tế đã chín muồi, các phương tiện mặt nước không người lái (USV), phương tiện ngầm không người lái (UUV) đến các phương tiện bay không người lái UAV) sẽ đều có khả năng mang theo các xenxơ âm thanh thu nhỏ để phát hiện, phân loại và bám theo các mối đe dọa ngầm dưới biển, kể cả thủy lôi và nhu cầu thu dọn mối nguy hiểm dưới đáy biển cũng đang nổi lên.Với kinh nghiệm chuyên ngành về khí tài âm thanh phong phú và các tải công tác kết cấu nhỏ gọn, do đó, công ty Sparton hoàn toàn có thể đáp ứng với tiềm năng tăng trưởng trong lĩnh vực tác chiến ngầm dưới biển./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mục tiêu cuối cùng là gì? Đánh giá mục tiêu của Israel trong chiến dịch ở Gaza

“Nói cho tôi biết chuyện này kết thúc như thế nào?”

Đây là điều mà David Petraeus, tư lệnh Sư đoàn Dù 101 khi đó, đã nói với nhà báo Rick Atkinson vào năm 2003. Vẫn còn ở giai đoạn đầu của Chiến tranh Iraq, khi liên minh do Mỹ dẫn đầu có ưu thế vượt trội đã đè bẹp các đối thủ Iraq của họ đang chiến đấu theo cách thông thường, nhưng đúng lúc đó đất nước này bắt đầu rơi vào tình trạng đổ máu giáo phái và trở thành thỏi nam châm thu hút các chiến binh thánh chiến.

1703157221901.png

David Petraeus, khi là tư lệnh Sư đoàn Dù 101

Tình cảnh tương tự chắc chắn đang chiếm ưu thế trong các cuộc trao đổi giữa các nhà hoạch định chính sách và lập kế hoạch ở Israel vào thời điểm này. Bởi vì chiến tranh là sự mở rộng của chính sách thông qua các công cụ khác. Một quốc gia bắt tay vào thực hiện chiến tranh phải có mục tiêu chính sách trong đầu trước khi bắt đầu chiến tranh. Chính phủ và các lực lượng vũ trang của họ cũng phải nhớ rằng bất kỳ kế hoạch tác chiến nào cũng sẽ không thể dự đoán với bất kỳ mức độ chắc chắn nào về việc chiến dịch sẽ diễn ra như thế nào sau cuộc giao tranh đầu tiên với lực lượng chủ lực hoặc tuyến kháng cự chính của kẻ thù. Những suy nghĩ này có thể áp dụng đúng và thực sự vào tình huống mà chính phủ Israel và Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đang phải đối mặt.

1703157303477.png


Nhiều tuyên bố do cả IDF và các quan chức chính phủ Israel đưa ra đều nói về việc tiêu diệt hoàn toàn Hamas. Điều đó cũng dễ hiểu khi hành động của Hamas vào ngày 7 tháng 10 vừa qua gợi lên hình ảnh về cuộc tàn sát. Chỉ một từ thôi đã khiến người ta ớn lạnh. Càng có nhiều lý do hơn để có những mục tiêu chính sách vững chắc và nhận ra rằng khi các điều kiện trên chiến trường và trong lĩnh vực thông tin thay đổi thì việc tiến hành chiến dịch cũng phải điều chỉnh. Sự tàn bạo của Hamas trong các cuộc tấn công chống lại Israel và dân thường Israel có thể là man rợ, giết người và tội phạm, nhưng chính phủ Israel không thể bị nhìn nhận dưới góc độ tương tự. Cuộc chiến này, giống như bất kỳ cuộc chiến nào được tiến hành trong thời đại truyền thông xã hội, sẽ diễn ra dưới sự quan sát liên tục. Hình ảnh sẽ gây ảnh hưởng đến quan điểm và hình ảnh có thể được thay đổi để đạt hiệu quả tối đa. Các cuộc chiến tranh thông tin sẽ có xu hướng diễn ra nhanh hơn các hành động thực tế trong chiến đấu.

Điểm khởi đầu tốt cho việc phân tích các mục tiêu chiến lược của Israel, một phương pháp đã được thử nghiệm và đúng đắn, là trước tiên hãy nhìn cuộc chiến từ góc độ của kẻ thù.

1703157363688.png


Đánh giá thực tế từ quan điểm của Hamas

Mục đích chiến tranh cuối cùng của lãnh đạo Hamas là tiêu diệt Israel và duy trì quyền lực ở Gaza. Hamas sẽ nỗ lực tổng thể - về mặt ngoại giao, kinh tế, chính trị và quân sự - để giành chiến thắng, hay chính xác hơn là không thua. Hamas rõ ràng coi sự tồn tại của nó là quan trọng; tuy nhiên, quan điểm này có thể không được đa số người dân Gaza tán thành, vì họ là những người mà Hamas sẵn sàng đưa ra làm lá chắn sống chống lại các lực lượng tấn công. Hamas kiểm soát chặt chẽ người dân Gaza thông qua mạng lưới an ninh và tình báo. Hamas có thể không có được lòng trung thành của người dân Gaza trừ khi họ coi việc bảo vệ Hamas là lựa chọn duy nhất để sinh tồn.

1703157458319.png


Bởi vì Hamas coi mục tiêu chiến tranh của Israel là không giới hạn, với mục tiêu cuối cùng của Israel là tiêu diệt hoàn toàn tổ chức này, nên Hamas sẽ cố gắng thuyết phục người dân Gaza rằng điều này cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ bị hủy diệt.

Vì vậy, Hamas sẽ cố gắng thuyết phục các nước láng giềng Ả Rập rằng bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Hamas đều là tấn công chống lại đạo Hồi và người dân Palestine. Hamas và những người ủng hộ tổ chức này sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá hình ảnh, đặc biệt là khi một cuộc tấn công trên bộ của Israel đang diễn ra, về một cuộc tấn công tàn nhẫn nhằm vào người dân Gaza. Hamas sẽ cố gắng thu hút sự phản kháng của dân thường trước một cuộc tấn công, đồng thời cố gắng tạo ra mức độ sợ hãi dẫn đến tình trạng những dòng người tị nạn và các tuyến đường bị tắc nghẽn. Hamas muốn giành được một số chiến thắng sớm, nhưng như đã được chứng minh kể từ khi Hamas nắm quyền kiểm soát Gaza, ban lãnh đạo của tổ chức này vẫn cam kết nỗ lực lâu dài bất kể tác động tiêu cực đến người dân Gaza.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Hamas tin rằng Israel sẽ dễ bị tổn thương trước các biện pháp quốc tế nhằm ngăn chặn chiến tranh. Như vậy, nhóm này sẽ sử dụng thông tin và các công cụ mạng nhằm cố gắng ngăn chặn sự ủng hộ rộng rãi dành cho Israel. Hamas nhận thấy rằng về mặt chính trị, Mỹ không thể chịu đựng được việc miêu tả hành động của Israel là những cuộc tấn công tàn nhẫn đối với người Palestine vô tội và đang dựa trên quan điểm rằng công chúng ở Mỹ và ở các quốc gia khác có chính phủ ủng hộ Israel sẽ không tin rằng việc tiêu diệt hoàn toàn nhóm này là mục tiêu có giá trị đủ cao để biện minh cho số lượng lớn thương vong hoặc việc tiêu tốn nguồn tài nguyên khổng lồ.

1703157568413.png


Hamas và những người ủng hộ phong trào này, chủ yếu là Iran, đang trông cậy vào hình ảnh những người vô tội thiệt mạng ở Gaza và đề xuất về một cuộc chiến tranh kéo dài nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế hành động của Israel theo thời gian. Cuối cùng, Hamas nhận thấy mức độ nỗ lực của Mỹ hỗ trợ Israel là hạn chế vì họ không tin rằng cam kết toàn bộ nguồn lực sẽ được sử dụng để chống lại Hamas do các yêu cầu về nguồn lực cạnh tranh từ các chiến dịch khác của Mỹ.

Mục tiêu chính sách của Mỹ

Ở một mức độ nhất định, Hamas đã đúng khi coi mức độ hỗ trợ cụ thể của Mỹ dành cho Israel là một biến số quan trọng. Tổng thống Biden cùng các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng đều nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ, mô tả sự ủng hộ đó là “vững chắc” và “sắt đá”. Mặc dù Mỹ không thực sự sử dụng vũ lực nhưng họ đang cung cấp phương tiện chiến tranh cho Israel. Hình thức sử dụng vũ lực này cũng phải tính đến mục tiêu chính sách. Dựa trên cả những tuyên bố chính thức của chính phủ Mỹ và những gì nhiều quan chức chính phủ Mỹ đã nói khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, một loạt các mục tiêu chính sách sau đây của Mỹ được cho là sẽ hình thành:

1. Hỗ trợ cho Israel sẽ củng cố vị thế của Mỹ như một đồng minh đáng tin cậy và thường trực khi đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình.

2. Việc ủng hộ Israel sẽ tái khẳng định quyết tâm của Mỹ trong việc phản đối việc sử dụng khủng bố và sử dụng vũ lực một cách bất công như một công cụ quản lý nhà nước hợp pháp.

3. Việc kết thúc thành công cuộc chiến chống lại Hamas sẽ mang lại công cụ để khôi phục quá trình bình thường hóa quan hệ sắp xảy ra giữa Ả Rập Xê-út và nhà nước Israel, đồng thời là bước đệm cho một giải pháp chính trị lâu dài và lớn hơn cho khu vực.

Chính sách của Israel

Với đánh giá này về lợi ích của Hamas và các mục tiêu chính sách cụ thể của Mỹ, có thể làm sáng tỏ các mục tiêu của Israel, cả về mặt chiến lược và liên quan đến chiến dịch quân sự sắp diễn ra. Với mục tiêu đã nêu là tiêu diệt Hamas, cả chính phủ Israel và IDF đều phải xem xét chiến tranh sẽ kết thúc như thế nào cũng như nó được tiến hành ra sao. Chính phủ Israel biết hoặc nên biết những gì quân đội có thể và không thể làm. Các mục tiêu chính sách của họ sẽ đòi hỏi nỗ lực thực sự của toàn chính phủ. Những mục tiêu đó có thể là gì?

Mục tiêu chính sách/chiến lược của chiến dịch ở Gaza

1. Một Gaza ổn định, với một chính phủ được sự ủng hộ rộng khắp từ bỏ việc sử dụng khủng bố để đe dọa Israel hoặc người dân Israel.

2. Những kết quả ở Gaza có thể được dùng làm đòn bẩy để thuyết phục hoặc buộc các quốc gia khác trong khu vực ngừng hỗ trợ những kẻ khủng bố.

3. Quá trình khôi phục nhằm đạt được thỏa thuận với Ả Rập Xê-út nhằm bình thường hóa quan hệ với Israel và mở rộng Hiệp định Abraham.

Bởi vì chính sách định hướng chiến lược và việc tiến hành chiến dịch, đồng thời lưu ý đến những gì lực lượng có thể đạt được trên thực tế, các mục tiêu chính sách này định hình một loạt các mục tiêu quân sự của IDF.

1703157651311.png



......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Mục tiêu quân sự của chiến dịch ở Gaza

1. Gây bất ổn, cô lập và tiêu diệt Hamas, đồng thời hỗ trợ cho chính phủ mới, được ủng hộ rộng rãi ở Gaza.

2. Phá hủy khả năng quân sự và cơ sở hạ tầng của Hamas.

3. Bảo vệ Israel khỏi các mối đe dọa và tấn công từ Gaza.

4. Tiêu diệt Hamas và mạng lưới khủng bố được các quốc gia khác tài trợ, thu thập thông tin tình báo về chủ nghĩa khủng bố khu vực và toàn cầu, bắt hoặc tiêu diệt những kẻ khủng bố và tội phạm chiến tranh, đồng thời trả tự do cho các con tin bị giam giữ dưới chế độ Hamas.

1703157710128.png


Kết thúc Chiến dịch

Tiến hành chiến dịch này chỉ đơn giản là một cuộc thám hiểm trừng phạt, tiêu diệt Hamas và sau đó rời khỏi Gaza, sẽ không phù hợp với chính sách của chính phủ Mỹ hoặc Israel. Kết quả cuối cùng của chiến dịch này phải tạo điều kiện cho một nền hòa bình tốt đẹp hơn trong khu vực. Việc loại bỏ Hamas phải bao gồm việc mở ra con đường dẫn tới hòa bình không chỉ cho Israel mà còn cho cả người Palestine. Phải có hy vọng.

1703157732966.png


Khi kết thúc chiến dịch ở Gaza, nỗ lực tái thiết sẽ đặt dưới sự kiểm soát của Liên Hợp Quốc, thông qua một đại diện dân sự đặc biệt của tổng thư ký. Cần phải thành lập một lực lượng an ninh - chẳng hạn như đặt lực lượng này dưới sự chỉ huy của các lực lượng vũ trang Ả-rập Xê-út (và khuyến khích chính phủ của các quốc gia có đa số người theo dòng Sunni khác như Bangladesh và Malaysia trở thành những nước đóng góp quân chính) sẽ nâng cao triển vọng của xây dựng hòa bình lâu dài. Tại một thời điểm do đại diện đặc biệt của Liên Hợp Quốc xác định, một cuộc bầu cử công khai trên toàn Gaza phải được tổ chức để tạo ra một chính phủ thực sự đại diện cho người dân Gaza và lợi ích của họ.

1703157771467.png


Đây chỉ là những suy nghĩ về chính sách nên định hình những gì chắc chắn sẽ là một chiến dịch tàn bạo và cam go. IDF phải chiến đấu theo luật xung đột vũ trang, ngay cả khi Hamas sẽ không làm như vậy. Việc tuân thủ những luật lệ này là điều phân biệt giữa quân nhân chuyên nghiệp với quân man rợ. Trên hết, chiến dịch này phải được tiến hành với mục tiêu cuối cùng là một tinh thần hòa bình hơn. Đó là cách duy nhất để nó có thể kết thúc với những kết quả chính trị và an ninh bền vững.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhật Bản “hụt hơi” trong việc giám sát tàu nước ngoài

Theo phân tích của báo Yomiuri Shimbun, trong hơn 70% hoạt động cảnh báo và giám sát nhắm vào tàu chiến nước ngoài ở vùng biển quanh Nhật Bản trong năm nay, Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (MSDF) đã phải điều động các tàu nhỏ hoặc tàu hỗ trợ có năng lực kém hơn.

MSDF không có đủ số lượng tàu chiến mặt nước, chẳng hạn như tàu khu trục, với khả năng phù hợp với các nhiệm vụ như vậy trong khi các tàu chiến Trung Quốc và Nga đang hoạt động gần Nhật Bản với tần suất ngày càng tăng.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang tăng tốc các nỗ lực để nâng cao khả năng cảnh báo và giám sát của tàu MSDF.

1703207068082.png

Tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (MSDF)

Các tàu của MSDF theo dõi tàu chiến nước ngoài suốt ngày đêm khi những tàu này di chuyển trong vùng biển quanh Nhật Bản. Các tàu chiến mặt nước và máy bay tuần tra theo dõi chặt chẽ hoạt động của tàu nước ngoài đó - trong một số trường hợp, 2 hoặc nhiều tàu MSDF tiếp tục theo dõi hoạt động của tàu chiến nước ngoài trong một thời gian dài.

Khi máy bay quân sự nước ngoài tiếp cận không phận Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ Trên không sẽ phản ứng.

Văn phòng Tham mưu liên quân được thành lập năm 2006, chỉ huy các hoạt động cảnh báo và giám sát. Theo chỉ đạo của văn phòng, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản công khai các động thái và hoạt động di chuyển của tàu chiến nước khác đi qua các tuyến đường biển quan trọng của Nhật Bản, như eo biển Tsugaru, eo biển Tsushima và vùng biển giữa đảo chính Okinawa và đảo Miyako.

Dữ liệu liên quan đến các sứ mệnh này lần đầu tiên được công bố vào năm 2007. Có hai trường hợp tàu chiến nước ngoài bị giám sát vào năm 2007, con số này đã tăng lên đến 131 vào năm ngoái và tính đến ngày 5/11 năm nay là 112.

1703207146659.png

Tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (MSDF)

Trong số các dữ liệu được công bố, các nhà phân tích lưu ý đến các trường hợp trong đó MSDF điều động các tàu nhỏ, chẳng hạn như tàu quét mìn và tàu tên lửa dẫn đường, hoặc các tàu hỗ trợ như tàu tiếp tế và tàu hỗ trợ đa năng phụ trợ, ngay cả khi chỉ có một tàu như vậy được gửi đi. Không có trường hợp nào như vậy cho đến năm 2011. Tuy nhiên, vào năm 2012, có một trường hợp liên quan đến tàu nhỏ hoặc tàu hỗ trợ, chiếm 4% tổng số vụ việc. Con số này tăng lên 16 vào năm 2020, chiếm 64% tổng số; 82 trường hợp, tương đương 63%, vào năm ngoái; và 81 trường hợp trong năm nay, tương đương 72%.

Hoạt động cảnh báo và giám sát nhằm chuẩn bị cho những sự cố bất ngờ, chẳng hạn như tàu chiến nước ngoài lưu trú không đúng cách trong lãnh hải Nhật Bản. Nếu tàu chiến có những động thái đáng ngờ, tàu MSDF sẽ cảnh báo họ qua radio.

Các tàu MSDF tham gia các nhiệm vụ này cũng thu thập dữ liệu về đường truyền viễn thông, sóng radar và thông tin điện tử khác của tàu chiến nước ngoài. Thủy thủ đoàn MSDF chụp ảnh vũ khí và hành động của thuyền viên trên tàu chiến nước ngoài.

1703207251887.png

Tàu quét mìn của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (MSDF)

..........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các tàu chiến mặt nước của MSDF được trang bị tên lửa, có thể di chuyển với tốc độ khoảng 50 km/h và có lượng giãn nước từ 2.000 tấn trở lên. Ngược lại, tốc độ tối đa của tàu quét mìn là khoảng 25 km/h. Trọng tải của chúng nhỏ khoảng 600 tấn nên đôi khi không thể ra khơi khi điều kiện thời tiết đặc biệt xấu.

Các tàu tiếp tế và tàu hỗ trợ đa năng phụ trợ được cho là có khả năng thu thập dữ liệu điện tử kém và hầu hết đều không được trang bị vũ khí hoặc chỉ được trang bị vũ khí nhẹ.

Việc tàu chiến Trung Quốc ngày càng chủ động đi gần Nhật Bản một phần là do nước này có nhiều tàu chiến hơn trước. Theo Bộ Quốc phòng, tổng số tàu khu trục và khinh hạm của Trung Quốc đã tăng từ 16 chiếc năm 2001 lên 88 chiếc vào năm 2023.

Trong cùng thời gian đó, số lượng tàu chiến mặt nước của MSDF gần như giậm chân tại chỗ ở mức khoảng 50 chiếc.

1703207411554.png

Tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (MSDF)

Kể từ khi Nga bắt đầu gây hấn với Ukraine, các tàu chiến Nga cũng liên tục có những động thái khiêu khích. Số vụ việc như vậy được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố đã tăng gấp đôi từ 23 vụ vào năm 2021 lên 44 vụ trong năm nay.

Để ứng phó với tình hình này, Bộ Quốc phòng có kế hoạch đóng tổng cộng 24 tàu khu trục loại mới được gọi là FFM. Mỗi FFM cần khoảng 90 thành viên thủy thủ đoàn, xấp xỉ một nửa so với các tàu khu trục thông thường.

Bộ cũng có kế hoạch giới thiệu các tàu tuần tra xa bờ chuyên thực hiện các hoạt động cảnh báo, giám sát và máy bay không người lái.

1703207532652.png

Kinh hạm lớp FFM của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (MSDF)

Giám sát tàu nước ngoài kéo căng năng lực của MSDF

MSDF ngày càng gặp khó khăn trong việc theo dõi hoạt động di chuyển của các tàu hải quân nước ngoài quanh bờ biển quốc gia từ các tàu nhỏ. Do đó, một số nhân viên MSDF được cho là lo lắng về khả năng xảy ra các tình huống bất ngờ. Một thành viên MSDF từng suy nghĩ: “Tôi tự hỏi liệu chúng ta có thể theo kịp con tàu đó nếu nó di chuyển bất ngờ hay không” vào lúc theo dõi một tàu Trung Quốc ở biển Hoa Đông khi đang ở trên một tàu nhỏ của MSDF.

Ngăn chặn các tàu hải quân nước ngoài xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản là một phần nhiệm vụ của MSDF. Tuy nhiên, viên sĩ quan này nhận ra rằng sẽ khó có thể sánh được với tốc độ vượt trội của tàu Trung Quốc. Sĩ quan này lưu ý: “Các tàu nhỏ hơn có ít vũ khí hơn. Vì vậy, cách tiếp cận của chúng tôi vào thời điểm đó là quan sát tình hình một cách lặng lẽ và duy trì khoảng cách nhất định với tàu Trung Quốc”.

1703207677940.png

Tàu quét mìn của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (MSDF)

Một cựu sĩ quan MSDF từng làm việc trên tàu quét mìn cho biết: “Tàu của chúng tôi nhỏ và rất dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt. Nhiều thuyền viên chưa quen với quy trình vận hành và liên lạc của tàu. Nguồn cung cấp nhiên liệu và thực phẩm còn hạn chế và rất khó để theo dõi các tàu hải quân nước ngoài trong thời gian dài”.

Các hoạt động giám sát còn bao gồm việc tàu MSDF tiếp cận và chụp ảnh các tàu nước ngoài. Cựu sĩ quan MSDF nhớ lại một sự cố trong đó một tàu MSDF không thể đến gần tàu nước ngoài nên nhiệm vụ được giao cho máy bay tuần tra của MSDF thay thế.

Gánh nặng gia tăng

Hideki Yuasa, cựu tư lệnh Hạm đội Phòng vệ, người chịu trách nhiệm vận hành các tàu, máy bay và tàu ngầm của MSDF cho biết: “Cho đến khoảng năm 2010, chúng tôi hiếm khi thấy tàu Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Nếu gặp phải tàu chiến, tốt nhất là tàu khu trục nên đáp trả, nhưng điều này thường khó khăn”.

Các tàu khu trục bao gồm tàu đa năng được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau, cũng như các tàu giống tàu sân bay và tàu Aegis được trang bị radar hiệu suất cao.

1703207777164.png

Tàu FFM của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (MSDF)

Các tàu nhỏ hơn bao gồm tàu quét mìn và tàu được trang bị tên lửa dẫn đường. Các tàu phụ trợ bao gồm các tàu tiếp tế cung cấp nhiên liệu và đạn dược cho các tàu khác và các tàu hỗ trợ đa năng để hỗ trợ diễn tập chữa cháy.

MSDF có 50 tàu khu trục, nhưng một số thường xuyên cập cảng để sửa chữa. Ngoài ra, việc đào tạo thủy thủ đoàn là cần thiết để chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Yuasa cho biết: “Trước đây, việc giám sát được thực hiện giữa các giai đoạn huấn luyện. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng đó không còn duy trì được nữa”.

Các nhà quan sát cho rằng những sự cố xảy ra ở quần đảo Nansei đòi hỏi phải đưa ra quyết định khó khăn. Ví dụ, vùng biển xung quanh đảo Miyako ở tỉnh Okinawa, nơi tàu Trung Quốc thường xuyên xuất hiện, cách căn cứ Sasebo của MSDF ở tỉnh Nagasaki – cảng nhà của tàu khu trục gần nhất khoảng 1.000 km. Để đến Đảo Miyako từ căn cứ Sasebo với tốc độ bình thường là 12 hải lý/giờ, hay 22 km/h, sẽ mất 2 ngày một chiều hoặc 4 ngày cho một chuyến khứ hồi.

1703207853322.png

Tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (MSDF)

Yuasa cho biết: “Khi một tàu khu trục rời cảng, các thành viên thủy thủ đoàn phải ở lại trên tàu trong 24 giờ và gánh nặng của họ tăng lên khi phải triển khai nhiều lần. Để tránh điều này, chúng tôi phải dựa vào các tàu nhỏ và phụ trợ”.

Dữ liệu do Văn phòng Tham mưu Liên quân công bố tập trung vào trường hợp tàu Trung Quốc và Nga đi qua các khu vực trọng điểm ở vùng biển quanh Nhật Bản. Tuy nhiên, hoạt động giám sát được thực hiện trên phạm vi rộng hơn. Máy bay tuần tra được sử dụng để tăng hiệu quả, nhưng các hoạt động ngày càng trở nên căng thẳng do nhiệm vụ mà chỉ tàu khu trục mới có thể thực hiện được ngày càng nhiều, chẳng hạn như đáp trả tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, chống cướp biển ngoài khơi Somalia và tham gia các cuộc tập trận đa quốc gia.

Cần có ý tưởng mới

Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận thường xuyên ở Thái Bình Dương để chống lại Mỹ. Trong khi đó, Nga đang thể hiện sức mạnh của mình ở Viễn Đông. Vào năm 2022 và 2023, các tàu Trung Quốc và Nga đã đi vòng quanh Nhật Bản để thể hiện năng lực của mình.

1703208003746.png

Tàu chiến TQ và Nga gần vùng biển Nhật Bản

Yasuhiro Kawakami, cựu đô đốc và giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Quỹ Hòa bình Sasakawa, cho biết: “Số lượng tàu hải quân Trung Quốc có thể sẽ tăng trong tương lai khi chi tiêu quốc phòng của Bắc Kinh tiếp tục tăng. MSDF phải có những ý tưởng mới, chẳng hạn như lắp đặt máy bay không người lái nhỏ trên các tàu khu trục FFM mới để đảm bảo giám sát hiệu quả”.

Ông Kawakami nhấn mạnh: “Trung Quốc có thể đã biết về những hạn chế của Nhật Bản sau khi chú ý đến việc Tokyo phải triển khai các tàu nhỏ và phụ trợ để giám sát. Cần phải giải quyết tình trạng này ngay lập tức”.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Phương thức tiến hành chiến tranh của Nga ở Ukraine: Một phương thức đã được chuẩn bị trong nhiều thập niên

Khi lực lượng Ukraine tiến hành các cuộc phản công vào tháng 9/2022 ở cả phía đông bắc và phía nam đất nước, giành lại sáu nghìn km2 lãnh thổ do Nga chiếm đóng, nó đã củng cố câu chuyện về cuộc chiến ở Ukraine, đan xen một loạt sự kiện khác nhau thành một câu chuyện ngắn gọn về cuộc xung đột: Chiến dịch quân sự ban đầu của Nga đã bị cản trở bởi lực lượng phòng thủ mạnh mẽ và hiệu quả của Ukraine, sau đó các lực lượng Ukraine đã kết hợp sự nhanh nhẹn về mặt chiến thuật, lập kế hoạch tác chiến khôn ngoan và hỗ trợ vật chất quốc tế để gây ra con số thương vong đáng kinh ngạc và sự thất vọng dai dẳng trên chiến trường cho quân đội Nga.

1703210659699.png


Tuy nhiên, có những đặc điểm của cuộc chiến – và thành tích của cả hai bên – đã bị bỏ sót trong câu chuyện đơn giản hóa này. Trong số đó có thực tế là, mặc dù có nhiều thiếu sót rõ ràng trong hoạt động thực tế của các lực lượng quân sự Nga, nhưng xét về mặt khái niệm thì họ thực sự đã đi trước thời đại. Theo dõi gần một thế kỷ văn hóa chiến lược và tư duy quân sự của Liên Xô và Nga cho thấy rõ điều này. Quan trọng hơn, việc khám phá lịch sử tư duy quân sự này trong bối cảnh Moscow cạnh tranh giành lợi thế với các đối thủ và đối thủ phương Tây làm nổi bật các động lực phát triển liên tục, ảnh hưởng đến đặc điểm của chiến tranh ngày nay và trong tương lai. Về bản chất, bằng cách nghiên cứu lịch sử của những ý tưởng đã định hình nên chiến trường ngày hôm qua, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những ý tưởng của ngày hôm nay cũng như khái niệm hóa và chuẩn bị cho những ý tưởng của ngày mai.

1703210712744.png


Tìm hiểu sự phát triển của chiến lược quân sự Nga

Tầm nhìn xa và dự báo là những khái niệm trong chiến lược quân sự của Nga thường gắn liền với việc dự đoán tính chất của chiến tranh trong tương lai, sau đó được chuyển thành các hình thức và phương pháp chiến tranh, như khái niệm tác chiến, cơ cấu lực lượng và thiết bị quân sự cần thiết. Như một cuộc khảo sát lịch sử nhiều thập kỷ cho thấy, chiến lược quân sự của Nga trong những thập kỷ qua đã dự báo chính xác một số tác động của những tiến bộ về vũ khí cũng như công nghệ cảm biến hiện đang ảnh hưởng đến đặc điểm chiến tranh ở Ukraine.

Khả năng phát hiện và tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn và với độ chính xác ngày càng tăng làm tăng tính dễ bị tổn thương khi tập trung quân dày đặc, và do đó hạn chế khả năng tiến hành các hoạt động tập trung và tuần tự quy mô lớn. Do đó, để nâng cao khả năng sống còn, các điều kiện chiến trường hiện tại đang buộc các đơn vị quân đội phải phân tán thành các đội hình nhỏ hơn, đào sâu hoặc cả hai, trừ khi những điều kiện này được khắc phục một cách hiệu quả. Kết quả là, chiến trường có xu hướng trở nên rời rạc hơn, mang lại nhiều hoạt động độc lập hơn cho các đội hình chiến thuật thấp hơn khi chiều sâu của mặt trận ngày càng mở rộng hơn.

1703210756916.png


Năm 1936, Georgii Isserson, một trong những kiến trúc sư chủ chốt của nghệ thuật tác chiến - nỗ lực tổ chức và điều chỉnh tác động của các hành động chiến thuật chống lại các mục tiêu bao trùm - ở Liên Xô trong những năm 1930, đã mô tả giá trị của lịch sử trong việc công nhận những phát triển quân sự:

Mỗi giai đoạn lịch sử đều mang trong mình một giai đoạn lịch sử mới và bộc lộ những khuynh hướng và hình thức cơ bản mới.

Theo câu châm ngôn của Isserson, việc xem xét hai khái niệm quân sự của Liên Xô/Nga - chiến tranh phi tuyến tính (trên chiến trường bị phân mảnh) và chiến tranh phi tiếp xúc - bắt nguồn từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 trở nên đặc biệt có giá trị. Cả hai khái niệm này đều có tác động đáng kể đến tư duy quân sự đương đại của Nga về việc tiến hành chiến tranh thông thường quy mô lớn. Chủ yếu ra đời từ những tiến bộ trong công nghệ quân sự được phát triển lần đầu trong những năm 1980, những khái niệm này cuối cùng đã đạt đến độ chín muồi. Chúng củng cố một xu hướng trong quan điểm của Nga về chiến tranh thông thường quy mô lớn đã diễn ra kể từ khi vũ khí hạt nhân ra đời. Do đó, một cuộc kiểm tra lịch sử được bối cảnh hóa phù hợp phải bắt đầu sau hậu quả của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô - Chiến tranh Thế giới lần thứ II - và tiếp tục qua Chiến tranh Lạnh cho đến ngày nay.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trận chiến sâu và tác chiến sâu

Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại được coi là đỉnh cao trong việc thực hành nghệ thuật tác chiến của Liên Xô, nền tảng lý thuyết của nó đã được hình thành từ những năm 1920 và 1930. Hai yếu tố chính của cuộc chiến, trận chiến sâu và tác chiến sâu, tìm cách tấn công đồng thời lực lượng đối phương trong toàn bộ chiều sâu chiến thuật và chiến dịch của chúng bằng cách sử dụng pháo binh tầm xa, không kích và đổ bộ đường không. Mục đích là xuyên thủng chiến tuyến của kẻ thù và theo sau là cấp độ thứ hai được cơ giới hóa mạnh mẽ nhằm khai thác bước đột phá ban đầu. Không cần phải nói, điều này đòi hỏi một mật độ quân khổng lồ dọc theo một chiến tuyến không bị gián đoạn, có chiều sâu nhiều cấp và cơ cấu lực lượng của Hồng quân cũng được tổ chức phù hợp.

1703210946343.png


Chiến lược quân sự của Liên Xô vẫn tập trung vào cái được gọi là chiến lược hủy diệt trong phần lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chuẩn bị tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn trong giai đoạn đầu của chiến tranh. Tuy nhiên, chiến lược này đã được điều chỉnh theo thời gian. Sự thay đổi lớn đầu tiên xảy ra vào những năm 1950, sau khi nhận ra rằng bất kỳ cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn nào cũng sẽ liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Điều này có tác động đáng kể đến chiến lược quân sự của Liên Xô và cơ cấu lực lượng quân sự sau này, vì nó làm tăng tính dễ bị tổn thương của việc tập trung lực lượng truyền thống cần thiết để tiến hành tác chiến sâu. Các đơn vị sẽ cần khả năng cơ động cao hơn để tăng khả năng sống còn. Do đó, những cải cách tiếp theo của Zhukov nhằm mục đích biến các sư đoàn súng trường và cơ giới hóa lớn hơn và cồng kềnh hơn trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II thành các sư đoàn súng trường và xe tăng nhỏ hơn và cơ động hơn.

1703210988172.png


Mối đe dọa dai dẳng này đã khiến Liên Xô trong cuối những năm 1970 dần dần từ bỏ các lực lượng được bố trí sâu và dày đặc, thay vào đó lựa chọn các phân đội chiến thuật và nhóm cơ động cấp chiến dịch được triển khai nhiều hơn ở tiền duyên. Tư thế tiến về phía trước mạnh mẽ và tính cơ động bổ sung này nhằm mục đích giảm thiểu hơn nữa tính dễ bị tổn thương bằng cách tăng tốc độ tiến quân của lực lượng Liên Xô. Sự tập trung lực lượng cần thiết cho các hoạt động tấn công không còn đạt được bằng các đội hình đông đảo nữa mà thay vào đó là sự di chuyển nhanh chóng từ các vị trí phân tán và điều chỉnh hỏa lực, nâng cao tầm quan trọng của các đội hình hoạt động độc lập. Do đó, theo quan điểm của Liên Xô, về bản chất, chiến trường sẽ ngày càng trở nên bị chia cắt, mang lại sự độc lập hành động hơn cho người chỉ huy các đơn vị binh chủng hợp thành.

1703211030525.png


....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Chiến tranh phi tuyến tính

Năm 1978, trong một chương trình mang tên Assault Breaker, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng Mỹ bắt đầu nghiên cứu một số hệ thống tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) tiên tiến, khả năng tấn công tầm xa và đạn dược dẫn đường chính xác. Khả năng tấn công sâu này sẽ cho phép Quân đội Mỹ phát hiện và tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn với độ chính xác cao, đặc biệt nhắm vào lực lượng hậu phương tập trung đông đảo của Liên Xô trước khi họ có thể tham gia trận chiến. Điều này thể hiện một giải pháp công nghệ nhằm khắc phục sự mất cân bằng về lực lượng thông thường giữa NATO và Hiệp ước Vác-xa-va, đồng thời hình thành một thành phần quan trọng trong khái niệm Trận chiến không – bộ bao trùm của Mỹ.

1703211107691.png


Nguyên soái Nikolai Ogarkov, Tổng tham mưu trưởng Liên Xô vào thời điểm đó, đã dành nhiều sự quan tâm đến những công nghệ mới nổi này, thừa nhận những tác động to lớn của chúng đối với đặc điểm và cách tiến hành chiến tranh thông thường. Ông thậm chí còn thảo luận về việc sử dụng máy bay không người lái vào năm 1984. Liên Xô đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng tấn công của những hệ thống vũ khí này. Thừa nhận sự lạc hậu về công nghệ của Liên Xô, Ogarkov đã trở thành động lực phát triển các khái niệm và khả năng mới nhằm chống lại những mối đe dọa mới nổi này, đặt nền móng cho chiến lược quân sự hiện tại của Nga.

Những khả năng mà Liên Xô tìm cách phát triển được gọi là tổ hợp trinh sát-tấn công và trinh sát-hỏa lực, cho phép họ tấn công phủ đầu các hệ thống tấn công sâu của phương Tây. Tổ hợp trinh sát-tấn công sẽ sử dụng các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao như tên lửa đạn đạo và hành trình để chống lại các mục tiêu cấp chiến lược và chiến dịch. Tổ hợp trinh sát-hỏa lực tương đương với cấp độ chiến thuật, sử dụng pháo như lựu pháo và rốc két, như một phần của các lữ đoàn và sư đoàn, bắn cả đạn thông thường và đạn chính xác. Dựa trên khả năng trinh sát chủ động thông qua các cảm biến tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) tiên tiến, kết hợp với hệ thống chỉ huy và điều khiển tự động và hệ thống tấn công chính xác tầm xa, mục đích khái niệm là đẩy nhanh quá trình từ phát hiện, ra quyết định đến tiêu diệt mục tiêu. Thiếu tướng Ivan Vorobyev, một trong những người cùng thời với Ogarkov, đã hình dung các hệ thống này hoạt động trong một mạng lưới các phương tiện trinh sát, cho phép tiêu diệt mục tiêu gần như theo thời gian thực.

1703211247823.png


Sự phát triển khái niệm của Liên Xô đã tìm cách giảm thiểu sức tàn phá của những năng lực mới này của phương Tây bằng cách phân tán hơn nữa lực lượng Liên Xô trên chiến trường, bao gồm cả các đơn vị hỗ trợ hậu cần, để khiến họ ít bị tổn thương hơn. Khi làm như vậy, họ nhận ra rằng việc duy trì động lực và đạt được sự tập trung cần thiết trước trận chiến sẽ trở nên khó khăn hơn. Đến cuối Chiến tranh Lạnh, những diễn biến này đã phát triển thành cái mà Liên Xô gọi là trận chiến phi tuyến tính. Năm 1990, Trung tá Lester Grau, thuộc Văn phòng Nghiên cứu Quân đội Liên Xô tại Trung tâm Binh chủng Hợp thành Lục quân Mỹ, đã viết một báo cáo về dự báo của Liên Xô về cuộc chiến trong tương lai, nêu rõ:

1703211333595.png


Liên Xô coi trận chiến phi tuyến tính là một trận chiến trong đó các tiểu đoàn và trung đoàn/lữ đoàn “độc lập về mặt chiến thuật” chiến đấu trong các trận giao tranh và bảo vệ hai bên sườn của họ bằng các chướng ngại vật, hỏa lực tầm xa và nhịp độ. . . . Các đơn vị lớn, chẳng hạn như sư đoàn và tập đoàn quân, có thể ảnh hưởng đến trận chiến thông qua việc sử dụng lực lượng dự bị và hệ thống tấn công tầm xa, nhưng kết quả sẽ được quyết định bởi hành động của các tiểu đoàn binh chủng hợp thành và các trung đoàn/lữ đoàn chiến đấu riêng biệt trên nhiều trục để hỗ trợ một kế hoạch và mục tiêu chung. . . . Chiến đấu cấp chiến thuật sẽ thậm chí còn có sức tàn phá lớn hơn so với trước đây và sẽ được đặc trưng bởi chiến đấu rời rạc hoặc phi tuyến tính. Tiền tuyến sẽ biến mất và các thuật ngữ như “khu vực chiến đấu” sẽ thay thế các khái niệm lỗi thời về FEBA, FLOT và FLET. Sẽ không có nơi trú ẩn an toàn hay “hậu phương sâu” nào tồn tại.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nga phát triển hệ thống 'Bạn hay thù' gắn trên máy bay không người lái

1703220614965.png


RPC Pulsar của Nga đã phát triển hệ thống nhận dạng bạn hay thù (IFF) được trang bị cho máy bay không người lái để tránh hỏa lực của đồng đội.

Theo công ty mẹ Rostec, bộ phát đáp thu nhỏ có thể xác định một máy bay không người lái ở độ cao 5 km (3 dặm) và phạm vi 100 km (62 dặm).

Hệ thống này đã vượt qua các bài kiểm tra cần thiết và sẵn sàng để sản xuất hàng loạt, Topwar đưa tin , dẫn lời Rostec.

Khả năng của hệ thống trong việc xác định máy bay không người lái thân thiện với máy bay không người lái của kẻ thù có khả năng nâng cao hiệu quả của máy bay không người lái của Nga trong cuộc chiến Ukraine, vốn chứng kiến việc triển khai máy bay không người lái rộng rãi .

1703220727258.png


Trọng lượng nhẹ của hệ thống — 150 gam — và mức tiêu thụ điện năng thấp ở mức 100 Millivolt, giúp nâng cao tính phù hợp của hệ thống khi triển khai chiến đấu.

Hơn nữa, khả năng tương thích của nó với hệ thống Parol IFF thời Liên Xô - được sử dụng trên nhiều nền tảng của Nga - là một lợi thế bổ sung.

Tổng giám đốc của RPC Pulsar , ông Sergey Borovoy cho biết : “Máy bay không người lái hiện được sử dụng rộng rãi trên chiến trường, nơi chúng đóng vai trò là người phát hiện hỏa lực, là phương tiện giám sát và hỏa lực” .

“Tuy nhiên, những mô hình giống nhau thường được cả hai bên xung đột sử dụng và thực tế này cản trở việc nhận dạng trực quan của họ. Những thông tin nhận dạng như vậy sẽ giúp phân biệt máy bay không người lái thân thiện với máy bay không người lái thù địch.”

1703220798351.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Phương thức tiến hành chiến tranh của Nga ở Ukraine: Một phương thức đã được chuẩn bị trong nhiều thập niên

(Tiếp)


Chiến tranh phi tiếp xúc

Những khả năng tấn công chính xác mới này của NATO và đặc biệt là của Mỹ, ban đầu được thiết kế để chống lại các đội hình khác nhau của Liên Xô, cuối cùng đã được triển khai chống lại Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991. Trong khi chiến dịch không kích của liên minh diễn ra trong 39 ngày, cuộc tấn công trên bộ kéo dài chỉ một trăm giờ. Tám năm sau, chiến dịch của NATO chống lại Nam Tư thậm chí còn được tiến hành hoàn toàn mà không cần triển khai lực lượng mặt đất. Cả hai cuộc xung đột đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan điểm của Nga về chiến tranh trong tương lai và xác định các kiểu tấn công mà lực lượng Nga phải có khả năng chống lại, đặc biệt là mối đe dọa từ một cuộc tấn công hàng không vũ trụ quy mô lớn.

1703238415805.png


Theo cố Thiếu tướng Vladimir Slipchenko, người được coi là một trong những nhà lý thuyết quân sự có ảnh hưởng nhất của Nga trong những thập kỷ gần đây, Chiến dịch Bão táp Sa mạc là biểu hiện đầu tiên của cái mà ông Ogarkov gọi là “cuộc cách mạng trong các vấn đề quân sự” - ám chỉ việc sử dụng ngày càng nhiều vũ khí tầm xa, hệ thống tấn công chính xác tầm xa trong chiến tranh trong tương lai. Khái niệm chiến tranh thế hệ thứ sáu của Slipchenko báo hiệu sự tin học hóa chiến tranh và việc tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa. Do đó, yếu tố quan trọng nhất của nó được gọi là chiến tranh phi tiếp xúc, trái ngược với chiến tranh tiếp xúc thế hệ thứ tư truyền thống.

Trong chiến tranh trong tương lai, Slipchenko tuyên bố, vai trò của tác chiến tầm xa phi tiếp xúc sẽ tăng lên, sử dụng các hệ thống tấn công tầm xa và đạn dược dẫn đường chính xác, được định hướng và củng cố bởi ISR và khả năng chỉ huy và kiểm soát nâng cao và được hỗ trợ bởi các hệ thống trên vũ trụ như giám sát, dẫn đường. và các vệ tinh liên lạc. Ông nhấn mạnh rằng khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu ngày càng tăng ở cả tốc độ nhanh hơn và khoảng cách xa hơn, ngày nay được gọi là chuỗi tiêu diệt trong quân đội phương Tây, sẽ khiến việc tập trung quân đội quy mô lớn truyền thống trở thành một công việc nguy hiểm.

1703238455485.png


Bên cạnh việc sử dụng chiến thuật, các cuộc tấn công từ xa, phi tiếp xúc như một phần của tổ hợp trinh sát-tấn công cũng sẽ được tiến hành ở khoảng cách chiến dịch và chiến lược, nhằm vào các mục tiêu quân sự, kinh tế và cơ sở hạ tầng, sử dụng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái vũ trang (UAV), cũng như sức mạnh không quân truyền thống sử dụng đạn dược chính xác. Do đó, chiến trường sẽ mở rộng và Slipchenko kết luận rằng:

Các khái niệm cơ bản như “mặt trận”, “hậu phương” và “tiền tuyến” đang thay đổi. . . . Giờ đây, chúng đã lỗi thời và chỉ được thay thế bằng hai cụm từ: “mục tiêu” và “không phải mục tiêu” để thực hiện một cuộc tấn công từ xa có độ chính xác cao.

Kết quả là, các trận chiến sâu và tác chiến sâu liên tục bị phản đối và được thay thế bằng khái niệm tấn công sâu. Bởi vì vào thời điểm đó, Nga đang tụt lại phía sau một thế hệ, Slipchenko nhấn mạnh rằng nước này cần phát triển năng lực tác chiến thế hệ thứ sáu của riêng mình.

1703238495594.png


Những phát triển gần đây

Trong nhiều thập kỷ qua, các khái niệm về chiến tranh phi tuyến tính và phi tiếp xúc đã trở thành chủ đề thường xuyên của các học giả quân sự Nga. Các nhà lý thuyết nổi tiếng S. S. Bogdanov, một trung tướng đã nghỉ hưu, và Đại tá S. G. Chekinov đồng ý rằng, nhờ những tiến bộ trong công nghệ thông tin, việc giao chiến với đối thủ từ xa bằng cách sử dụng đạn dược chính xác sẽ tạo thành một phần quan trọng trong cái mà họ gọi là chiến tranh thế hệ mới. Điều này liên quan đến việc hai bên sườn ngày càng lộ ra, làm mờ chiến tuyến giữa các đối thủ và mở rộng phạm vi tấn công ra ngoài chiến tuyến. Tương tự như vậy, Đại tá Kartapolov chỉ ra sự chuyển dịch từ chiến dịch quy mô lớn sang tấn công chính xác dọc theo mặt trận cũng như sâu bên trong lãnh thổ của đối phương.

1703238553608.png


Trong một số tuyên bố khá gần đây, Tướng Valery Gerasimov, đương kim Tổng tham mưu trưởng Nga, đã đề cập đến phạm vi không gian mở rộng của chiến tranh hiện đại, trong đó cả việc sử dụng và tác động của vũ khí chính xác đều ngày càng gia tăng. Nói rằng các cuộc tấn công tầm xa, phi tiếp xúc hiện được tiến hành trên toàn bộ chiều sâu lãnh thổ của đối phương, sử dụng các tổ hợp trinh sát-tấn công và trinh sát-hỏa lực. Theo ông Gerasimov, “các cuộc giao chiến trực diện của các đội hình lực lượng lớn” tiến hành “các chiến dịch tập trung và tuần tự” đang được thay thế bằng các đội hình binh chủng hợp thành, cơ động, phân tán, được liên kết trong một không gian thông tin tình báo duy nhất, đặt ra yêu cầu lớn hơn về chỉ huy và kiểm soát.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Mặc dù sự phát triển về mặt lý thuyết không có nghĩa là các khái niệm được đưa vào học thuyết và được chuyển thành công vào thực tiễn, nhưng cả hai khái niệm này đều đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy quân sự hiện tại của Nga cũng như các hình thức và phương pháp chiến tranh mà nước này dự tính. Thay vì chiến đấu dọc theo hàng nghìn km tiền tuyến không bị gián đoạn, các nhà tư tưởng quân sự Nga đã hình dung ra một cuộc chiến tranh trong tương lai, trong đó chiến tranh tiếp xúc tuyến tính sẽ chỉ xảy ra tại các địa điểm cụ thể và chiến tranh phi tuyến tính dọc theo hầu hết mặt trận, với các hiệu ứng thay thế cho việc tập trung quân nhằm thiết lập một nỗ lực chính. Cùng với nguy cơ xảy ra các cuộc chiến tranh nhỏ phổ biến hơn dọc theo vùng ngoại vi của Nga, những quan điểm này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nỗ lực tái tổ chức và hiện đại hóa của Nga, được thực hiện dựa trên nhu cầu ngày càng tăng về các đội hình chiến thuật nhỏ hơn, có tính sẵn sàng cao, có khả năng hành động độc lập và chiến tranh phi tiếp xúc.

1703238669194.png


Năm 1999, Slipchenko khẳng định rằng chiến tranh phi tiếp xúc vẫn chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, kể từ đó, công nghệ cho phép nó cuối cùng đã trưởng thành. Vào tháng 2 năm 2020, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng máy bay không người lái và pháo binh chống lại quân đội Syria trong một cuộc giao tranh ngắn và sắc nét, phá hủy hàng chục xe bọc thép ở khoảng cách xa. Trong một minh chứng thậm chí còn thuyết phục hơn, Chiến tranh Nagorno-Karabakh năm 2020 đã chứng kiến việc triển khai quy mô lớn các máy bay không người lái vũ trang và đạn dược bay lảng vảng được sử dụng để đạt hiệu quả lớn. Hầu hết thương vong của người Armenia là do vũ khí tầm xa của Azerbaijan gây ra, thay vì thông qua các cuộc giao tranh cận chiến truyền thống, làm suy yếu khả năng của Armenia trong việc tập trung đủ lực lượng để tiến hành các cuộc phản công binh chủng hợp thành và cuối cùng gây ra một thất bại quyết định hiếm thấy trong chiến tranh hiện đại.

1703238711563.png


Nga đang theo dõi cả hai trường hợp này, nhưng bản thân quân đội Nga đã trình diễn tổ hợp hỏa lực trinh sát của mình với hiệu quả đáng sợ. Vào ngày 11 tháng 7 năm 2014, gần làng Zelenopillya của Ukraine, trong cuộc tấn công đầu tiên của pháo binh xuyên biên giới, một máy bay không người lái của Nga đã phát hiện một khu vực tập kết chiến thuật của Ukraine bên trong lãnh thổ Ukraine. Cuộc tấn công bằng pháo binh sau đó, kéo dài chưa đầy ba phút, đã giết chết hơn ba mươi binh sĩ Ukraine, làm bị thương hàng trăm người khác và phá hủy phương tiện và thiết bị của hai tiểu đoàn. Kể từ đó, các lực lượng Nga đã tiếp tục nâng cao khả năng tấn công chính xác của mình và mở rộng khái niệm của họ với một số biến thể khác, bao gồm cả tấn công vô tuyến điện tử, nhằm mục đích chủ yếu là làm rối loạn khả năng chỉ huy và kiểm soát của đối phương cũng như làm giảm hiệu quả của chuỗi tiêu diệt đối phương.

.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Chiến trường Ukraine

Mặc dù không phải lúc nào cũng được miêu tả như vậy, nhưng cuộc chiến ở Ukraine, hoặc ít nhất đã trở thành, một cuộc xung đột ngang hàng, phần lớn là do mức độ hỗ trợ của phương Tây và đặc biệt là Mỹ, cung cấp cho Ukraine một lượng đáng kể các hệ thống vũ khí tiên tiến - chưa kể đến tình báo chiến trường thời gian thực để giúp xác định các mục tiêu của Nga cho các cuộc tấn công chính xác tầm xa của Ukraine. Nhờ đó, đây là cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử mà cả hai bên đều có khả năng tấn công xuyên suốt chiều sâu chiến thuật và chiến dịch của đối phương với độ chính xác cao.

1703238784263.png


Sau thất bại của cuộc tiến công ban đầu, giai đoạn giao tranh tiếp theo ở Donbas lúc đầu được đánh dấu bằng ưu thế hỏa lực của Nga. Bên cạnh các loại đạn chính xác, việc sử dụng máy bay không người lái để phát hiện mục tiêu đã nâng cao đáng kể hiệu quả của một số lượng lớn hệ thống pháo binh truyền thống của Nga. Các khẩu đội pháo binh Nga sử dụng máy bay không người lái để phát hiện mục tiêu nhìn chung cho thấy chúng có khả năng tấn công các vị trí của Ukraine trong vòng vài phút sau khi phát hiện được. Kết quả là các đại đội bộ binh Ukraine buộc phải phân tán và thường chiếm giữ các chiến tuyến rộng tới ba km. Do đó, các tiểu đoàn bao phủ các mặt trận mà theo truyền thống là trách nhiệm của các lữ đoàn. Ưu thế pháo binh của Nga và mật độ cảm biến thậm chí còn ngăn cản người Ukraine tập trung các đơn vị lớn hơn quy mô đại đội, bởi vì bất kỳ đơn vị nào lớn hơn sẽ bị phát hiện sớm và nhắm mục tiêu hiệu quả từ xa.

1703238825861.png


Chỉ khi các lực lượng Ukraine thiết lập được chuỗi tiêu diệt hiệu quả của riêng mình thì pháo binh của họ mới phần nào có thể chống lại điều này, đặc biệt là thông qua việc sử dụng HIMARS (Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao) do Mỹ cung cấp, vốn là một nhánh của chương trình Assault Breaker. Bằng cách nhắm mục tiêu hiệu quả vào kho đạn dược của Nga, quân Ukraine đã dần làm suy giảm ưu thế pháo binh của Nga trong mùa hè năm 2022, buộc Nga phải di dời các trung tâm phân phối hậu cần đường sắt của mình ở cách xa mặt trận từ 80 km trước đây ra gần 200 km. Các cuộc tấn công chính xác tầm xa của Ukraine cũng tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu diệt các sở chỉ huy của Nga. Ví dụ, ở mặt trận Kherson, trong khoảng thời gian 8 tháng, họ đã phá hủy một số sở chỉ huy cấp cao của Nga, làm suy giảm khả năng tiến hành các chiến dịch quy mô lớn của Nga.

1703238887935.png


..........
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
18,359
Động cơ
588,575 Mã lực
Lockheed Martin chuẩn bị bản thử nghiệm HIMARS cải tiến cho quân đội Đức

View attachment 8271217

Lockheed Martin đang chuẩn bị tổ chức một cuộc bắn trình diễn vào năm 2024 tại Đức để giới thiệu một phiên bản của Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao, hay HIMARS, với hỏa lực được cải thiện, theo các giám đốc điều hành của Lockheed.

Gã khổng lồ hàng không vũ trụ của Mỹ đã hợp tác với Rheinmetall để cung cấp vũ khí GMARS – với chữ G biểu thị Đức – để thay thế cho hệ thống tên lửa phóng loạt MARS 2 của lực lượng vũ trang Đức. Chính phủ Đức đã tặng một số bệ phóng cũ cho Ukraine để hỗ trợ quốc gia này phòng thủ trước Nga.

Tom H. Stanton, giám đốc phát triển kinh doanh quốc tế về tên lửa chiến thuật và điều khiển hỏa lực tại Lockheed Martin nói với Defense: “Có lẽ chúng tôi còn khoảng 12 tháng nữa mới có bản thử nghiệm ở Đức, mặc dù tôi không thể xác định thêm nó sẽ bao gồm những gì”. Tin tức trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 13 tháng 12.

View attachment 8271229
GMARS

Mặc dù hồ sơ dự thầu chính thức cho chương trình Bundeswehr vẫn chưa được công bố nhưng các quan chức của Lockheed hy vọng sẽ nắm bắt được hoạt động kinh doanh với hứa hẹn về việc tăng cường hỏa lực, tăng gấp đôi số lượng đạn dược các loại có thể nạp cùng một lúc.

Howard Bromberg, phó chủ tịch chiến lược và phát triển kinh doanh, giải thích: “Người Đức quan tâm đến cái mà chúng tôi gọi là khả năng nạp đạn kép trên GMARS - nó cho phép mang theo hai thùng đạn dược”. “Điều này cho phép bệ phóng mang theo hai Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS), 12 Hệ thống tên lửa phóng loạt dẫn đường (GMLRS) hoặc GMLRS tầm mở rộng hoặc bốn Tên lửa tấn công chính xác (PrSM) trên hai bệ.”

Một đối thủ cạnh tranh có thể là đối thủ cạnh tranh của Lockheed-Rheinmetall đối với chương trình của Đức là phiên bản châu Âu của pháo PULS từ Hệ thống Elbit của Israel, được tiếp thị ở đây với liên doanh KNDS của Đức-Franco kết hợp Krauss-Maffei Wegmann và Nexter. Hà Lan, nước hợp tác chặt chẽ với nước láng giềng Đức trong việc phát triển lực lượng mặt đất, đã đặt mua 20 hệ thống PULS vào tháng 5.

View attachment 8271239
PULS của Elbit Israel

Pháo tên lửa đã chứng kiến sự hồi sinh trong cuộc chiến tranh Ukraine, với các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các vị trí của quân Nga khiến HIMARS trở thành nổi tiếng. Một số quốc gia châu Âu gần đây đã yêu cầu hoặc đã mua thiết bị này - trong số đó có Latvia, Lithuania, Estonia và Ba Lan .

Ý là quốc gia mới nhất nhận được sự chấp thuận của Hoa Kỳ cho việc mua bệ phóng M142 HIMARS, nâng tổng số nhà khai thác hiện tại và tương lai được biết đến trên lục địa này lên bảy, bao gồm Ukraine và Romania.

Bromberg cho biết: “Chúng tôi đang tích cực đối thoại với hơn 20 quốc gia châu Âu, bao gồm cả những người dùng hiện tại và người dùng mới hơn, về các giải pháp bệ phóng của chúng tôi”.

Nhà cung cấp đã nhận thấy các quốc gia sử dụng yêu cầu độ chính xác cao hơn của vũ khí, đây một phần là yếu tố kinh tế.

View attachment 8271244
Đạn GMLRS

Bromberg cho biết thêm: “Dựa trên nhu cầu về các loại đạn dược như GMLRS và ATACMS, khách hàng đang tìm kiếm mức độ chính xác cao – để giải quyết mối đe dọa một cách chính xác tại nơi nó xuất hiện và với ít tên lửa được bắn hơn”.

Ông nói, điều này cũng liên quan đến việc mở rộng phạm vi của các loại đạn dược mới hơn, đồng thời chỉ ra PrSM thế hệ tiếp theo, đòi hỏi công nghệ động cơ và cải tiến khí động học cũng như khối lượng tên lửa thấp hơn để tấn công xa hơn.

Bromberg cho biết: “Với đối tác chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi cũng đang phát triển PrSM Increment 2 với khả năng tấn công mục tiêu di động”. Theo trang web của công ty, phạm vi hoạt động của PrSM hiện vượt quá 499 km (310 dặm).

View attachment 8271245
PrSM Increment
Lockheed Martin thu lợi lớn từ cuộc chiến ở Ukr. Himars thực chiến đem lại bao nhiêu dữ liệu cho họ để cải tiến vũ khí này. Giáp mặt quân Nga chắc chắn là đối thủ lớn nhất của himars, sau này chắc ko có quân đội nào nhiều năng lực hơn đội này.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Bất cứ khi nào tiến hành hoạt động tấn công hoặc phòng thủ, sự an toàn được thấy trong khả năng di chuyển, với thời gian tập trung được giữ càng ngắn càng tốt. Điều này đã được chứng minh trong cuộc tấn công Kharkiv của Ukraine, nơi quân đội Ukraine dựa vào tốc độ và sự bất ngờ, sử dụng các đơn vị trinh sát được trang bị nhẹ và di chuyển nhanh, còn mật độ quân của Nga tương đối thấp. Bất cứ khi nào đội hình lớn ở trạng thái tĩnh và tập trung, chúng sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu. Điều này đã được thể hiện trong cuộc vượt qua Siverskyi Donets thất bại của Nga vào ngày 11 tháng 5 năm 2022, khi các phần tử quan trọng của lữ đoàn súng trường cơ giới Nga bị phát hiện và tiêu diệt bằng cách sử dụng trinh sát trên không và pháo binh.

1703239191640.png


Hiện nay, mật độ quân và cường độ giao tranh thay đổi đáng kể dọc theo mặt trận. Điều này dẫn đến các sườn hở cần được bảo đảm bằng các biện pháp khác. Trong khi đó, quân đội Nga đang thích nghi và tổ hợp hỏa lực trinh sát của họ tiếp tục phát triển, trở nên có khả năng phản ứng nhanh hơn và pháo binh của họ ít bị tổn thương hơn trước hỏa lực phản công. Các lực lượng Nga cũng đang ngày càng dựa vào đạn dược bay lảng vảng để tấn công và sử dụng hiệu quả tác chiến điện tử để chống lại các máy bay không người lái của Ukraine. Các cuộc tấn công bằng HIMARS của Ukraine thậm chí còn bị phòng không Nga đánh chặn một phần, trong khi cơ sở hạ tầng chỉ huy và kiểm soát của Nga đã trở nên kiên cường hơn nhiều. Các lực lượng Nga cũng hiếm khi sử dụng thiết giáp và bộ binh trong các cuộc tấn công tập trung và trong phòng thủ, chiếm giữ các vị trí phân tán, trong khi ngày càng sử dụng pháo binh nhiều hơn để ngăn chặn các cuộc tấn công của Ukraine.

1703239290575.png


Chúng ta đang chứng kiến sự trưởng thành của khả năng tấn công sâu được phát triển trong những năm 1970 và 1980. Như các nhà lý thuyết quân sự Liên Xô/Nga đã hiểu từ lâu, những tiến bộ về vũ khí và công nghệ cảm biến này, trong suốt nhiều thập kỷ, đã khiến các lực lượng tập trung lớn trở nên cực kỳ dễ bị tổn thương. Ngoài ra, mặc dù điều này không dẫn đến việc loại bỏ các thuật ngữ như FLOT (tiền duyên của quân mình), FLET (tiền duyên của quân địch) và FEBA (khu vực phòng thủ phía trước) khỏi từ vựng quân sự, các mục tiêu hiện đang được tấn công xuyên suốt toàn bộ chiều sâu của mặt trận và xa hơn nữa. Các nhà học thuyết này cũng đã sớm nhận ra rằng có hai giải pháp quân sự khả thi để chống lại điều này. Đầu tiên là nâng cao hiệu quả của các tổ hợp trinh sát-hỏa lực và trinh sát-tấn công của mình nhằm làm suy giảm khả năng tấn công sâu của đối phương. Thứ hai là phân tán đội hình trên chiến trường để tăng khả năng sống còn.

1703239346170.png


Tuy nhiên, các điều kiện chiến trường hiện tại đang làm tăng thêm khó khăn liên quan đến việc đạt được sự tập trung lực lượng cần thiết để thiết lập các nỗ lực chính trong các chiến dịch tấn công. Điều này làm giảm các cuộc giao chiến quy mô lớn và do đó đòi hỏi sự tập trung và đồng bộ hóa các tác động, thay vì tập trung quân đội theo kiểu truyền thống. Đổi lại, điều này đặt thêm gánh nặng cho việc chỉ huy và kiểm soát, đặc biệt khi bị tranh chấp bởi tác chiến điện tử. Chỉ bằng cách phá vỡ chuỗi tiêu diệt của đối thủ, đội hình lớn hơn mới có thể lấy lại khả năng tập trung và tiến hành chiến tranh cơ động. Trong cuộc chiến ở Ukraine, tính vượt trội về hiệu quả của chuỗi tiêu diệt đã trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của cả hai bên. Trong cuộc chiến này và bất kỳ cuộc chiến nào khác có cùng động lực, ưu thế này trở thành điều kiện thiết yếu để giành chiến thắng./.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
18,359
Động cơ
588,575 Mã lực
Vâng cụ.
Anh Sôi bẩu - bắn hạ thêm 24 mb Ukr chỉ trong 5 ngày. Nể chưa.
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,167
Động cơ
654,906 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
'Chưa từng thấy kể từ chiến tranh Việt Nam': Israel thả hàng trăm quả bom nặng 2.000 pound xuống Gaza

Trong tháng đầu tiên của cuộc chiến ở Gaza, Israel đã thả hàng trăm quả bom lớn, nhiều quả trong số đó có khả năng giết chết hoặc làm bị thương người ở cách xa hơn 1.000 feet, phân tích của CNN và công ty trí tuệ nhân tạo Synthetaic cho thấy.

1703239758188.png

Bom của KQ Israel

Hình ảnh vệ tinh từ những ngày đầu của cuộc chiến cho thấy hơn 500 hố có đường kính trên 12 mét (40 feet), phù hợp với những hố còn lại do những quả bom nặng 2.000 pound để lại. Những quả bom này nặng gấp 4 lần những quả bom lớn nhất mà Mỹ thả xuống IS ở Mosul, Iraq, trong cuộc chiến chống lại nhóm cực đoan ở đó.

Các chuyên gia về vũ khí và chiến tranh đổ lỗi cho việc sử dụng rộng rãi các loại đạn dược hạng nặng như quả bom nặng 2.000 pound đã khiến số người chết tăng vọt. Dân số Gaza tập trung đông đúc hơn nhiều so với hầu hết mọi nơi khác trên trái đất, vì vậy việc sử dụng những loại vũ khí hạng nặng như vậy có ảnh hưởng sâu sắc.

1703239605409.png

Synthetaic và CNN đã phát hiện hơn 500 miệng hố ở Gaza phù hợp với những quả bom nặng 2.000 pound. Chúng có đường kính 12 mét (39,3 feet). Để thu thập dữ liệu, CNN đã tổng hợp 4 hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao từ tháng 10 và đầu tháng 11 và gửi chúng đến Synthetaic để phân tích. Các hình ảnh khác nhau về phạm vi địa lý, nhưng hầu hết miền bắc Gaza đã được phân tích ít nhất một lần trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 6 tháng 11. Sau đó, Synthetaic đã đánh dấu các miệng hố có vẻ khớp với những miệng hố bom được tạo nên bởi bom đạn hạng nặng.

John Chappell, chuyên gia vận động và pháp lý tại CIVIC, một nhóm có trụ sở tại DC tập trung vào việc giảm thiểu thiệt hại dân sự trong xung đột, cho biết: “Việc sử dụng những quả bom nặng 2.000 pound ở một khu vực đông dân cư như Gaza có nghĩa là sẽ phải mất hàng thập kỷ để cộng đồng phục hồi”.

Israel đã phải chịu áp lực quốc tế về quy mô tàn phá ở Gaza, thậm chí cả đồng minh trung thành của Mỹ là Tổng thống Joe Biden đã cáo buộc Israel “ném bom bừa bãi” vào dải ven biển.

Các quan chức Israel lập luận rằng vũ khí hạng nặng của họ là cần thiết để loại bỏ Hamas, nhóm mà các chiến binh của nhóm này đã giết chết hơn 1.200 người và bắt hơn 240 con tin vào ngày 7 tháng 10. Họ cũng cho rằng Israel đang làm tất cả những gì có thể để giảm thiểu thương vong cho dân thường.

1703239852324.png


“Để đối phó với các cuộc tấn công dã man của Hamas, IDF đang hoạt động để triệt tiêu các khả năng hành chính và quân sự của Hamas”, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết trong một tuyên bố đáp lại báo cáo của CNN. “Trái ngược hoàn toàn với các cuộc tấn công có chủ đích của Hamas nhằm vào đàn ông, phụ nữ và trẻ em Israel, IDF tuân thủ luật pháp quốc tế và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khả thi để giảm thiểu tổn hại cho dân thường.”

Hamas dựa vào mạng lưới đường hầm rộng lớn được cho là chạy khắp Dải Gaza. Những người ủng hộ chiến dịch của Israel ở Gaza cho rằng các loại đạn dược hạng nặng đóng vai trò như những kẻ phá hầm, giúp phá hủy cơ sở hạ tầng dưới lòng đất của Hamas.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, những quả bom nặng 2.000 pound thường được quân đội phương Tây sử dụng ít vì tác động tiềm tàng của chúng đối với các khu vực đông dân cư như Gaza. Luật nhân đạo quốc tế nghiêm cấm ném bom bừa bãi.

1703239900927.png


......
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top