F-16 do Mỹ sản xuất trên bầu trời Biển Đen: kẻ săn mồi hay con mồi?
Những tổn thất to lớn của Ukraine trong lĩnh vực hàng không đã buộc các nước phương Tây phải quyết định chuyển giao (trong tương lai) các máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, hiện đang phục vụ cho các nước NATO. Vương quốc Anh, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch đã tuyên bố sẵn sàng đào tạo phi công và sau đó sẽ tự bàn giao các máy bay chiến đấu cho Ukraine. Mỹ đã phê duyệt việc tái xuất F-16 từ các quốc gia này.
Một vấn đề lớn đối với Ukraine là tình trạng thiếu phi công. Đây là lý do chính để cho rằng việc bàn giao F-16 có thể có nghĩa là những máy bay chiến đấu này sẽ được điều khiển bởi các phi công NATO, những người đã quen thuộc với kỹ thuật này.
Trước đó, những chiếc MiG-29 của Không quân Ba Lan và Slovakia đã được bàn giao cho Kiev. Có những tuyên bố, hiện chưa được chứng minh, rằng các máy bay MIG của Ba Lan và Slovakia cũng được lái bởi những người không phải là người Ukraine. Slovakia đã bàn giao đầy đủ 12 tiêm kích MiG-29 cho Ukraine.
Ba Lan cũng chuyển giao một số MiG-29. Ba Lan được cho là đã giữ một số chiếc MiG-29, chủ yếu để đào tạo phi công trẻ trong tương lai. Vai trò của MiG-29 ở Ba Lan hiện do 48 chiếc F-16 Fighting Falcons của Mỹ đảm nhận. Nếu chúng ta chấp nhận rằng 12 trong số chúng, chủ yếu là phiên bản F-16D, cũng được sử dụng để huấn luyện, thì Ba Lan có 36 máy bay chiến đấu đang hoạt động.
F-16D của Ba Lan
Tình hình cũng tương tự ở Bulgaria, nơi Lực lượng Không quân chỉ có 16 máy bay chiến đấu. Và tất cả chúng đều thuộc mẫu MiG-29. Tuy nhiên, Bulgaria vẫn chưa nhận được chiếc F-16 Bolk 70/72 đầu tiên.
Có thể thấy, NATO không còn khả năng chuyển giao máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine. Đây là lý do các nước NATO bắt đầu chuyển giao F-16 từ lực lượng không quân của họ. Tổng cộng, họ dự định chuyển tới 50 máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.
F-16 loại nào?
F-16 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 được đưa vào trang bị từ năm 1978. Và những nâng cấp của nó có thể thay đổi khá nhiều về khả năng của chúng. Người ta cho rằng các đồng minh của Ukraine muốn cung cấp cho Kiev một bản sửa đổi F-16AM. Đây là những chiếc F-16A được nâng cấp lên cấp độ F-16C Block 50/52, biến thể phổ biến nhất của máy bay chiến đấu F-16.
F-16AM
F-16 được trang bị 1 động cơ tuốc bin phản lực Pratt & Whitney F100, tốc độ đốt sau tối đa 2.200 km/h, tốc độ hành trình 1.110 km/h. Bán kính chiến đấu không có thùng nhiên liệu ngoài là 580 km.
Máy bay được trang bị pháo sáu nòng 20 mm M61A1 “Vulcan” và cũng có 9 giá treo để treo các loại vũ khí khác nhau. Chúng có thể là:
Tên lửa không đối không AIM-9 và AIM-120
Tên lửa không đối đất AGM-65 “Maverick”
Tên lửa chống radar AGM-88 HARM
Tên lửa chống hạm Penguin Mk.3 và AGM-84 Harpoon
Tên lửa hành trình AGM-158 JASSM độ chính xác cao với tầm bắn 980 km
Bom lượn AGM-154 JSOW với tầm bắn lên tới 560 km
Bom rơi tự do và có thể điều chỉnh
Tầm bắn tối đa của biến thể tên lửa không đối không hiện đại nhất – AIM-120D – là 180 km.
Do đó, về phạm vi phát hiện mục tiêu, F-16AM có thể được so sánh với Su-30SM của Nga, đây không phải là một trong những phương tiện tối tân nhất của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga [VKS].
F-16 có phải là một đối thủ ngang cơ không?
VKS Nga có những tiêm kích trang bị radar mạnh hơn như Su-35S, Su-57 hay MiG-31BM, có thể dễ dàng phát hiện mục tiêu F-16 ở khoảng cách hơn 300 km. Ngoài ra, phi đội tiêm kích Su-30SM hiện đang được nâng cấp lên cấp Su-30SM2, được trang bị radar H035, giống như Su-35S.
Để tận dụng lợi thế về tầm phát hiện, Su-57, Su-35S, Su-30SM2 và MiG-31BM được trang bị tên lửa tầm xa R-37M, có khả năng tấn công mục tiêu trên không ở cự ly tối đa 398 km. Nó bay với tốc độ Mach 6. Vì những đặc điểm như vậy, các chuyên gia phương Tây gọi nó là "bài tẩy". Nhờ những tên lửa này, phi công Nga tự tin bắn hạ máy bay Ukraine ở khoảng cách rất xa mà không bị phát hiện. Do đó, Không quân Nga có các máy bay chiến đấu và tên lửa mang lại ưu thế vượt trội so với F-16AM trong không chiến.
Tên lửa tầm xa R-37M
Về nguyên tắc, Ukraine có thể nhận thông tin từ máy bay cảnh báo sớm [AWACS] sẽ tuần tra trên lãnh thổ Ba Lan, Romania hoặc vùng biển của Biển Đen. Nhưng họ sẽ ở rất xa tiền tuyến, điều này sẽ không mang lại lợi thế mong muốn [có lẽ là dự kiến] cho Không quân Ukraine trong không chiến.
Tất nhiên, F-16AM có thể sử dụng tên lửa hành trình và chống hạm. Đừng quên rằng F-16 của Hoa Kỳ cũng mang theo tên lửa không đối đất và bom lượn.
Nhưng lợi thế của Nga về số lượng máy bay và công nghệ tiên tiến hơn so với những chiếc F-16 cũ mà Ukraine sẽ nhận được sẽ không cho phép Kiev “thoát khỏi ưu thế trên bầu trời của VKS Nga” hay thay đổi bất cứ điều gì trong giai đoạn phía trước.