(Tiếp)
Điều gì đã xảy ra?
Nói tóm lại, từ cuộc xung đột đầu tiên giữa Nga và U-crai-na vào năm 2014 đến nay, các BTG, phương tiện ISTAR và tiềm lực tác chiến điện tử đã chứng tỏ là một công cụ tiến công hết sức hiệu quả. Trong cuộc xung đột hiện nay, BTG và các hệ thống hỗ trợ tác chiến cho nó chưa có được sự thành công tương tự và điều này được cho là bởi một loạt các nguyên nhân từ yếu tố con người, chiến thuật đến kỹ thuật. Vài trong số những vấn đề này có thể giải quyết tương đối dễ dàng, trong khi số khác cần có thêm thời gian và các khoản đầu tư quan trọng để khắc phục.
Để phát huy tối đa tiềm năng của BTG đòi hỏi người chỉ huy BTG, chỉ huy các đại đội trực thuộc và sĩ quan cấp dưới phải chứng tỏ được sự chủ động và khả năng ứng phó linh hoạt với tình huống diễn ra trên chiến trường. Tuy nhiên, đã có rất ít sự chủ động của cấp dưới trên chiến trường và người chỉ huy buộc phải quay trở lại cách thức chỉ huy từ trên xuống theo kiểu cũ. Dường như cũng đã có sự quay trở lại những đặc điểm tiêu cực hơn của hệ thông quân đội Xô-viết, như tuân thủ cứng nhắc một kế hoạch tác chiến, kể cả khi thực tế tình hình trên thực địa đã khiến kế hoạch trở nên không còn phù hợp.
Một vấn đề đối với BTG mà đã trở nên rõ ràng trong các chiến dịch diễn ra trong giai đoạn 2014 – 2015 là tình trạng thiếu bộ binh, cho dù vấn đề này đã được giải quyết một phần bằng cách sử dụng các lực lượng ly khai ở miền Đông U-crai-na. Tuy nhiên, quân đội Nga chưa có bất thứ động thái nào để khắc phục tình trạng thiếu hụt bộ binh trước khi diễn ra cuộc xung đột hiện nay, mà một trong những nguyên nhân là việc thiếu binh lính. Lục quân Nga đã thành lập một số lượng lớn các BTG bởi họ tin rằng việc có nhiều đơn vị này sẽ khiến đối phương khó chống cự. Nhưng thực tế cho thấy, họ nên tập trung phát triển số ít đơn vị mà có chất lượng hơn. Theo biên chế, một BTG cần có ít nhất 03 đại đội bộ binh cơ giới, nhưng nó thực sự cần nhiều hơn. Ngoài ra, cần phải có một đơn vị trinh sát hiệu quả; có nhiều hình ảnh về việc các đơn vị quân đội Nga rơi vào các ổ phục kích, cho thấy tình trạng hoàn toàn thiếu hoạt động trinh sát.
Kể cả khi có thêm các đơn vị bộ binh và trinh sát được biên chế bổ sung cho các BTG, khác biệt về hiệu quả tác chiến chưa hẳn đã lớn nếu không có chiến thuật hợp lý. Một điểm yếu rõ ràng khác là, binh sĩ Nga hầu như chưa được chuẩn bị cho các chiến dịch quân sự, chưa được giải thích tại sao họ lại xâm lược U-crai-na và họ phải làm gì ở đó. Dường như nhiều đơn vị đã không dự báo được tính chất ác liệt của cuộc chiến; hy vọng không gặp bất cứ sự chống cự nào trên đường tiến quân đến các mục tiêu được giao. Khi thực tế diễn ra khác biệt hoàn toàn, khó có thể đánh giá được tác động của nó như thế nào đến tinh thần binh sĩ. Một điều rõ ràng khác là, năng lực ISTAR, UAV và của các tổ hợp tác chiến điện tử mà đã thể hiện rất tốt trong cuộc xung đột đầu tiên đã không mang lại hiệu quả tác chiến như mong đợi trong cuộc xung đột hiện nay.
Thật vậy, một số lượng lớn các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại đã bị các lực lượng của U-crai-na thu giữ. Một trong những điểm thất bại lớn nhất trong chiến dịch quân sự của Nga là thông tin liên lạc, nhất là mất an ninh hoàn toàn mạng lưới liên lạc và liên lạc bị cắt đứt, buộc binh sĩ Nga phải sử dụng điện thoại di động để liên lạc. Để khắc phục những vấn đề này, một vài đơn vị có giá trị cao của quân đội Nga, như lực lượng đổ bộ đường không, đã được trang bị các thiết bị liên lạc truyền dữ liệu vệ tinh và liên lạc thoại an toàn AUGIGA. Phần lớn các đơn vị của quân đội Nga tiếp tục sử dụng các thiết bị liên lạc cũ.
Một chuỗi các sai sót
Rất dễ để chỉ ra một loạt những sai lầm mà các chỉ huy quân đội Nga đã mắc phải trong cuộc xung đột hiện nay, khiến họ không đạt được mục tiêu đã đề ra. Điều này thực sự đúng, nhưng không thể đánh giá thấp khả năng kháng cự của quân đội và dân chúng U-crai-na. Quân đội U-crai-na dường như đã rút ra được nhiều bài học từ cuộc xung đột đầu tiên. Ngoài ra, tiềm lực và khả năng tự cường của họ cũng gây ra những bất ngờ lớn cho đối phương. Nhưng trên hết, chúng ta không nên lãng quên cái giá khủng khiếp của cuộc xung đột này đối với U-crai-na và người dân nước này.
Giai đoạn hai của cuộc xung đột giờ đây đang phụ thuộc vào chúng ta và sẽ tập trung vào vùng Đôn-bát thuộc miền Đông U-crai-na. Mục tiêu của Nga sẽ là giữ vững và mở rộng các vùng đất ly khai ở Đô-nhét-xcơ và Lu-han-xcơ và thiết lập một hành lang trên bộ từ lãnh thổ do Nga kiểm soát đến Crưm. Tình hình cung cấp hậu cần trong khu vực tác chiến này rất thuận lợi cho Nga; họ có thể triển khai các vũ khí tiến công trong lãnh thổ Nga để vừa không sợ bị các lực lượng của U-crai-na tiến công vừa có khả năng tiến công hỏa lực vào khu vực tác chiến ở U-crai-na. Một điều đáng buồn là, cuộc xung đột này dường như sẽ tiếp diễn cho đến khi chính phủ Nga có thể tuyên bố chiến thắng.
Đối với các BTG, nhiều trong số những đơn vị này đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề và không còn khả năng chiến đấu. Nếu họ phải tham gia giai đoạn hai của cuộc xung đột, họ sẽ cần phải được xây dựng lại và trang bị lại. Rõ ràng là, các BTG đã thất bại trong việc tạo ra hiệu quả tác chiến quyết định trong cuộc xung đột hiện nay, nhưng nó không có nghĩa mô hình tổ chức lực lượng này không có giá trị. Nếu các vấn đề đối với văn hóa chỉ huy có thể được giải quyết, nếu có thêm bộ binh và nếu có thể điều chỉnh về mặt cơ cấu tổ chức, các BTG sẽ có giá trị thực sự. Như thực tế hiện nay cho thấy, các BTG hoàn toàn phù hợp với những môi trường tác chiến ít khốc liệt, không phù hợp với các chiến dịch quân sự cường độ cao. Nếu phải mở các chiến dịch quân sự cường độ cao, dường như nhóm chiến chiến thuật được xây dựng dựa trên lữ đoàn bộ binh sẽ là phù hợp hơn. Nhóm chiến thuật này sẽ có nhiều bộ binh hơn, nhiều hỏa lực hơn, được chi viện nhiều hơn và có khả năng tồn tại cao hơn trong chiến đấu. Tương lai của BTG vẫn sẽ còn được viết tiếp./.
Điều gì đã xảy ra?
Nói tóm lại, từ cuộc xung đột đầu tiên giữa Nga và U-crai-na vào năm 2014 đến nay, các BTG, phương tiện ISTAR và tiềm lực tác chiến điện tử đã chứng tỏ là một công cụ tiến công hết sức hiệu quả. Trong cuộc xung đột hiện nay, BTG và các hệ thống hỗ trợ tác chiến cho nó chưa có được sự thành công tương tự và điều này được cho là bởi một loạt các nguyên nhân từ yếu tố con người, chiến thuật đến kỹ thuật. Vài trong số những vấn đề này có thể giải quyết tương đối dễ dàng, trong khi số khác cần có thêm thời gian và các khoản đầu tư quan trọng để khắc phục.
Để phát huy tối đa tiềm năng của BTG đòi hỏi người chỉ huy BTG, chỉ huy các đại đội trực thuộc và sĩ quan cấp dưới phải chứng tỏ được sự chủ động và khả năng ứng phó linh hoạt với tình huống diễn ra trên chiến trường. Tuy nhiên, đã có rất ít sự chủ động của cấp dưới trên chiến trường và người chỉ huy buộc phải quay trở lại cách thức chỉ huy từ trên xuống theo kiểu cũ. Dường như cũng đã có sự quay trở lại những đặc điểm tiêu cực hơn của hệ thông quân đội Xô-viết, như tuân thủ cứng nhắc một kế hoạch tác chiến, kể cả khi thực tế tình hình trên thực địa đã khiến kế hoạch trở nên không còn phù hợp.
Một vấn đề đối với BTG mà đã trở nên rõ ràng trong các chiến dịch diễn ra trong giai đoạn 2014 – 2015 là tình trạng thiếu bộ binh, cho dù vấn đề này đã được giải quyết một phần bằng cách sử dụng các lực lượng ly khai ở miền Đông U-crai-na. Tuy nhiên, quân đội Nga chưa có bất thứ động thái nào để khắc phục tình trạng thiếu hụt bộ binh trước khi diễn ra cuộc xung đột hiện nay, mà một trong những nguyên nhân là việc thiếu binh lính. Lục quân Nga đã thành lập một số lượng lớn các BTG bởi họ tin rằng việc có nhiều đơn vị này sẽ khiến đối phương khó chống cự. Nhưng thực tế cho thấy, họ nên tập trung phát triển số ít đơn vị mà có chất lượng hơn. Theo biên chế, một BTG cần có ít nhất 03 đại đội bộ binh cơ giới, nhưng nó thực sự cần nhiều hơn. Ngoài ra, cần phải có một đơn vị trinh sát hiệu quả; có nhiều hình ảnh về việc các đơn vị quân đội Nga rơi vào các ổ phục kích, cho thấy tình trạng hoàn toàn thiếu hoạt động trinh sát.
Kể cả khi có thêm các đơn vị bộ binh và trinh sát được biên chế bổ sung cho các BTG, khác biệt về hiệu quả tác chiến chưa hẳn đã lớn nếu không có chiến thuật hợp lý. Một điểm yếu rõ ràng khác là, binh sĩ Nga hầu như chưa được chuẩn bị cho các chiến dịch quân sự, chưa được giải thích tại sao họ lại xâm lược U-crai-na và họ phải làm gì ở đó. Dường như nhiều đơn vị đã không dự báo được tính chất ác liệt của cuộc chiến; hy vọng không gặp bất cứ sự chống cự nào trên đường tiến quân đến các mục tiêu được giao. Khi thực tế diễn ra khác biệt hoàn toàn, khó có thể đánh giá được tác động của nó như thế nào đến tinh thần binh sĩ. Một điều rõ ràng khác là, năng lực ISTAR, UAV và của các tổ hợp tác chiến điện tử mà đã thể hiện rất tốt trong cuộc xung đột đầu tiên đã không mang lại hiệu quả tác chiến như mong đợi trong cuộc xung đột hiện nay.
Thật vậy, một số lượng lớn các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại đã bị các lực lượng của U-crai-na thu giữ. Một trong những điểm thất bại lớn nhất trong chiến dịch quân sự của Nga là thông tin liên lạc, nhất là mất an ninh hoàn toàn mạng lưới liên lạc và liên lạc bị cắt đứt, buộc binh sĩ Nga phải sử dụng điện thoại di động để liên lạc. Để khắc phục những vấn đề này, một vài đơn vị có giá trị cao của quân đội Nga, như lực lượng đổ bộ đường không, đã được trang bị các thiết bị liên lạc truyền dữ liệu vệ tinh và liên lạc thoại an toàn AUGIGA. Phần lớn các đơn vị của quân đội Nga tiếp tục sử dụng các thiết bị liên lạc cũ.
Một chuỗi các sai sót
Rất dễ để chỉ ra một loạt những sai lầm mà các chỉ huy quân đội Nga đã mắc phải trong cuộc xung đột hiện nay, khiến họ không đạt được mục tiêu đã đề ra. Điều này thực sự đúng, nhưng không thể đánh giá thấp khả năng kháng cự của quân đội và dân chúng U-crai-na. Quân đội U-crai-na dường như đã rút ra được nhiều bài học từ cuộc xung đột đầu tiên. Ngoài ra, tiềm lực và khả năng tự cường của họ cũng gây ra những bất ngờ lớn cho đối phương. Nhưng trên hết, chúng ta không nên lãng quên cái giá khủng khiếp của cuộc xung đột này đối với U-crai-na và người dân nước này.
Giai đoạn hai của cuộc xung đột giờ đây đang phụ thuộc vào chúng ta và sẽ tập trung vào vùng Đôn-bát thuộc miền Đông U-crai-na. Mục tiêu của Nga sẽ là giữ vững và mở rộng các vùng đất ly khai ở Đô-nhét-xcơ và Lu-han-xcơ và thiết lập một hành lang trên bộ từ lãnh thổ do Nga kiểm soát đến Crưm. Tình hình cung cấp hậu cần trong khu vực tác chiến này rất thuận lợi cho Nga; họ có thể triển khai các vũ khí tiến công trong lãnh thổ Nga để vừa không sợ bị các lực lượng của U-crai-na tiến công vừa có khả năng tiến công hỏa lực vào khu vực tác chiến ở U-crai-na. Một điều đáng buồn là, cuộc xung đột này dường như sẽ tiếp diễn cho đến khi chính phủ Nga có thể tuyên bố chiến thắng.
Đối với các BTG, nhiều trong số những đơn vị này đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề và không còn khả năng chiến đấu. Nếu họ phải tham gia giai đoạn hai của cuộc xung đột, họ sẽ cần phải được xây dựng lại và trang bị lại. Rõ ràng là, các BTG đã thất bại trong việc tạo ra hiệu quả tác chiến quyết định trong cuộc xung đột hiện nay, nhưng nó không có nghĩa mô hình tổ chức lực lượng này không có giá trị. Nếu các vấn đề đối với văn hóa chỉ huy có thể được giải quyết, nếu có thêm bộ binh và nếu có thể điều chỉnh về mặt cơ cấu tổ chức, các BTG sẽ có giá trị thực sự. Như thực tế hiện nay cho thấy, các BTG hoàn toàn phù hợp với những môi trường tác chiến ít khốc liệt, không phù hợp với các chiến dịch quân sự cường độ cao. Nếu phải mở các chiến dịch quân sự cường độ cao, dường như nhóm chiến chiến thuật được xây dựng dựa trên lữ đoàn bộ binh sẽ là phù hợp hơn. Nhóm chiến thuật này sẽ có nhiều bộ binh hơn, nhiều hỏa lực hơn, được chi viện nhiều hơn và có khả năng tồn tại cao hơn trong chiến đấu. Tương lai của BTG vẫn sẽ còn được viết tiếp./.