[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,517
Động cơ
1,415,358 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Năm 2006, xung đột vũ trang giữa Israel và Hezbollah bùng phát, xe tăng của Israel đối mặt với các mối uy hiếp từ các loại vũ khí chống tăng mới. Năm 2009, hệ thống phòng hộ chủ động Trophy đầu tiên đã hoàn thành công tác nghiên cứu chế tạo và bắt đầu đưa vào sản xuất, năm 2011 hệ thống này chính thức đưa vào trang bị, năm 2023 trước khi chiến tranh trên dải Gada nổ ra, tất cả xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava và xe chiến đấu bộ binh hạng nặng “Namer” đều được trang bị hệ thống phòng hộ chủ động Trophy, tổng cộng đã trang bị trên một nghìn hệ thống.

1739372973361.png

Hệ thống Trophy (“Windbreaker”)

Trophy (“Windbreaker”) là một hệ thống phòng hộ chủ động được Rafael Advanced Defense Systems Ltd. của Israel phát triển nhằm bảo vệ xe tăng, xe thiết giáp khỏi tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM), súng phóng lựu chống tăng (RPG), rocket chống tăng và đạn chống tăng dùng chất nổ mạnh (HEAT). Chống lại nhiều mối đe đối với tăng, Trophy đồng thời tối đa hóa khả năng của xe để xác định vị trí của kẻ thù cho tổ lái và đội hình chiến đấu, mang lại khả năng sống sót và khả năng cơ động cao hơn trong chiến đấu. Hợp đồng sản xuất Trophy đầu tiên được ký kết vào năm 2007; chứng nhận an toàn được cấp vào năm 2010. Hệ thống Trophy được quân đội Israel đưa vào trang bị từ tháng 8/2009, triển khai lần đầu cho một tiểu đoàn xe tăng với chi phí khoảng 350.000-500.000 USD/tổ hợp.

Hệ thống Trophy đã bảo vệ xe tăng của Israel chống lại các mối đe dọa trong suốt 1 thập kỷ qua và đã được quân đội các nước phương Tây và nhiều nước thành viên trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ghi nhận. Hệ thống Trophy gồm có các cảm biến, radar cảnh giới với bốn ăng-ten phẳng gắn trên xe có thể rà soát khu vực 360 độ quanh phương tiện để phát hiện tên lửa và đạn chống tăng đang bay tới, một máy tính, và tổ hợp đánh chặn. Được ví như “tấm khiên vô hình” bảo vệ các phương tiện thiết giáp nguyên lý hoạt động của nó là khi radar phát hiện một tên lửa (hay đầu đạn) đang bay tới, máy tính của hệ thống sẽ tính toán quỹ đạo bay để xác định xem nó có tác động đến xe tăng hay không.Nếu nhận thấy nguy hiểm, hệ thống sẽ tự động quay về hướng tên lửa (đầu đạn) và ra lệnh phóng đạn để vô hiệu hóa mối đe dọa trước khi nó tiếp cận giáp chính của xe. Hệ thống phòng thủ này có thể đưa ra phản ứng trong vòng 1 giây, thậm chí có thể hướng lên trên để đánh chặn các cuộc tấn công từ trên cao. Hệ thống được thiết kế để có một vùng tiêu diệt tên lửa (đầu đạn) bay đến rất nhỏ, không gây nguy hiểm cho những người ở gần phương tiện.

Kể từ năm 2011, hệ thống đã đạt được thành công 100% trong tất cả các sự kiện chiến đấu cường độ thấp và cao, ở địa hình đa dạng (đô thị, mở và che khuất). Hệ thống này đã đánh chặn nhiều mối đe dọa, bao gồm tên lửa chống tăng Kornet, RPG-29, và không bị báo động giả… Theo hãng Rafael, đến năm 2017, Trophy đã tích lũy được hơn 50.000 giờ hoạt động trong quá trình triển khai, đưa hệ thống lên mức độ tin cậy tối đa.

1739373057534.png

Hệ thống Trophy MV/VPS

Năm 2018, Rafael đã thực hiện một loạt các bài kiểm tra đối với Trophy MV/VPS (được thiết kế để tích hợp trên các loại xe thiết giáp hạng nhẹ và hạng trung, chẳng hạn như Stryker, Bradley) tại Israel, với sự hiện diện của hơn 130 quan chức và chuyên gia kỹ thuật từ hơn 15 quốc gia. Các cuộc thử nghiệm được thực hiện trong các tình huống khắc nghiệt, sử dụng cả tên lửa và ATGM, tỷ lệ thành công được ghi nhận hơn 95%.

Trophy là một hệ thống mô-đun cho phép kết nối với các hệ thống khác, chẳng hạn như hệ thống Chỉ huy, điều khiển, thông tin, máy tính và tình báo (Command, Control, Communications, Computers, & Intelligence - C4I), trạm vũ khí điều khiển từ xa… Bố trí trên các nền tảng cố định hoặc di động, hệ thống này có thể đồng thời đối phó với một số mối đe dọa đến từ các hướng khác nhau và có hiệu quả chống lại cả các mối đe dọa tầm ngắn và tầm xa. Các phiên bản mới hơn của Trophy sẽ sở hữu nhiều tính năng mới, bao gồm biện pháp đối phó khả dụng để bảo vệ chống lại đầu đạn xuyên động năng.

Radar của Trophy chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát hiện, phân loại, định vị và cảnh báo các mối đe dọa tiềm ẩn đối với mạng máy tính trên xe và xa hơn nữa đối với mạng chiến thuật, tạo ra khả năng phát hiện hỏa lực đối phương (Hostile Fire Detection - HFD), cảnh báo cho kíp xe và đội hình khỏi các mối đe dọa đang tới, và ngay lập tức hiển thị vị trí chính xác trên màn hình. Nếu Trophy xác định tên lửa bay đến không đe dọa tới phương tiện, nó sẽ không kích hoạt biện pháp đối phó nhưng sẽ cung cấp vị trí mục tiêu, cho phép kíp chiến đấu ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo. Ưu điểm của khả năng HFD tích hợp trong chiến tranh đối xứng là khả năng cung cấp vị trí của xe tăng đối phương, để phản công lại.

Ngoài hệ thống phòng hộ chủ động Trophy, công ty Elbit Systems cũng đã nghiên cứu chế tạo thành công hệ thống phòng hộ chủ động Iron Fist. Ngày 12/12/2022, Bộ Quốc phòng Israel thông báo hệ thống Iron Fist do công ty Elbit Systems phát triển đã hoàn thành thử nghiệm thành công. Trong quá trình thử nghiệm, hệ thống Iron Fist tiêu diệt cứng được trang bị trên xe thiết giáp chở quân (APC) Eitan cấu hình 8×8 mới. Bộ Quốc phòng Israel cho biết, trong cuộc thử nghiệm đã tiến hành phóng một số quả đạn chống tăng vào APC “trong nhiều tình huống thử thách khác nhau”.

1739373132593.png

Hệ thống phòng hộ chủ động Iron Fist

Hệ thống phòng hộ chủ động Iron Fist sử dụng radar và hệ thống phát hiện quang điện tử phát hiện tên lửa và rocket đang bay tới, tính toán quỹ đạo và tốc độ của đạn chống tăng. Sau đó, hệ thống sẽ bắn một viên đạn đánh chặn theo hướng đầu đạn bay tới, khiến đầu đạn phát nổ trên phạm vi an toàn so với xe thiết giáp. Hệ thống cũng xác định chính xác vị trí phóng đạn chống tăng, cho phép phương tiện chiến đấu hoặc đơn vị hỏa lực gần đó phản ứng kịp thời, tấn công tiêu diệt mối đe dọa. Một số hệ thống bảo vệ của Iron Fist: Module đối kháng điện tử có thể tạo ra nhiễu đối với các đầu đạn điều khiển bằng kênh vô tuyến; lựu đạn khói để ngụy trang; cảm biến phát hiện và theo dõi các tên lửa và rocket chống tăng vác vai. Nhờ các hệ thống cảm biến tinh vi và hệ thống cảnh báo sớm cho phép người điều khiển nhận biết và đưa ra các phản ứng chủ động với hướng bị tấn công.

Theo Bộ Quốc phòng Israel, hệ thống Iron Fist sẽ được triển khai lắp đặt cho các xe thiết giáp chở quân Eitan, các máy ủi công binh bọc thép Caterpillar D9 của quân đội sau khi quá trình phát triển hoàn tất. Chỉ huy trưởng Lực lượng Bộ binh IDF, Chuẩn tướng Aviram Sela, ca ngợi cuộc thử nghiệm thành công của hệ thống Iron Fist, tuyên bố Iron Fist sẽ “tăng cường những biện pháp bảo vệ an toàn cho các đơn vị chiến đấu trên chiến trường”.


............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,517
Động cơ
1,415,358 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Năm 2016, Bộ Quốc phòng Hà Lan đã ký hợp đồng với hãng chế tạo để phát triển và tích hợp hệ thống Iron Fist lên xe chiến đấu CV9035. Năm 2018, 5 xe chiến đấu CV9035 đã được trang bị hệ thống APS để thử nghiệm và chứng minh được hiệu quả trong các bài thử nghiệm. Quân đội Hà Lan dự kiến sẽ trang bị hệ thống Iron Fist trên 150 xe chiến đấu CV9035 và con số này sẽ được tăng lên tùy theo nhu cầu. Ngoài Hà Lan, Mỹ cũng dự kiến trang bị Iron Fist trên xe chiến đấu bộ binh Bradley. Tuy nhiên, Lầu Năm góc vẫn chưa ký hợp đồng chính thức với đối tác Israel.

1739373274315.png

Hệ thống Iron Fist trên xe chiến đấu CV9035

Về phương diện hệ thống phòng hộ chủ động, Trung Quốc cũng không chịu bị tụt hậu so với các nước khác, những năm gần đây đã lần lượt cho ra mắt 2 loại hệ thống sát thương cứng-mềm GL5 và GL6, và hệ thống phòng hộ chủ động “Rồng dũng mãnh” do Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghệ quốc phòng ở Nam Kinh nghiên cứu chế tạo. GL5 là hệ thống phòng hộ chủ động đầu tiên được Trung Quốc công khai năm 2017, được cấu thành bởi bộ phóng đạn đánh chặn giai đoạn cuối, ăng ten radar mạng pha sóng milimet, có thể thực hiện thăm dò và nhận biết tự động trong cự ly 100 m, trong phạm vi 10 m có thể làm tổn thất, phá hủy hoặc kích nổ mục tiêu đến tấn công.

Tổ hợp phóng đạn đánh chặn của hệ thống GL5 sử dụng 3 cụm giá phóng được bố trí giãn cách góc 47,5 độ, trên mỗi chiếc xe tăng và xe thiết giáp được lắp 4 tổ hợp, tạo ra phạm vi bao phủ 360 độ, có thể đánh chặn được các loại đạn chống tăng tốc độ cao, trong đó bao gồm cả loại đạn xuyên giáp. Về tổng thể, hệ thống GL5 tương tự như hệ thống phòng hộ chủ động "Drozd" của Nga, phương thức lắp đặt cố định đối với hệ thống phòng hộ chủ động sát thương cứng mà nói kết cấu sẽ tương đối đơn giản, không cần cơ cấu cơ-điện thủy lực servo, tốc độ phản ứng nhanh, nhưng về cơ bản chỉ có thể đối phó với các loại đạn tấn công ở trong phạm vi thẳng đứng rất nhỏ và ở phạm vi thăng bằng (phạm vi ngang), không thể đánh chặn được các loại đạn tấn công nóc xe như tên lửa Javelin…

1739373363548.png

Hệ thống sát thương cứng-mềm GL5

Năm 2018, Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghệ quốc phòng ở Nam Kinh lại tiếp tục đưa hệ thống phòng hộ chủ động “Rồng dũng mãnh”, điểm khác biệt so với hệ thống GL5 đó là 4 bộ phóng đạn đánh chặn đã sử dụng cơ cấu cơ-điện thủy lực servo, ngoài có thể xoay 360 độ ở phạm vi ngang ra, còn có thể gập lên xuống, điều này tạo cho các bộ đánh chặn có góc phóng đạn đánh chặn lớn hơn, có năng lực đánh chặn đối với các loại đạn tấn công thẳng đứng từ trên xuống và các loại đạn tấn công nóc xe. Do hệ thống này có thể xoay, do vậy trên thân xe hoặc hai bên tháp pháo mỗi bên lắp một tổ hợp đánh chặn là có thể thực hiện phòng hộ trong phạm vị 180 độ, điều này sẽ giảm chi phí đầu như so với hệ thống GL5 (phải sử dụng đến 4 tổ đánh chặn). Ngoài ra, hệ thống “Rồng dũng mãnh” sử dụng thiết kế mô đun hóa, một mô đun đánh chặn bao gồm tổ kiện thăm dò và bộ phóng đạn đánh chặn, tổ kiện thăm dò do radar mạng pha chủ động và xen xơ hồng ngoại cấu thành, do vậy so với hệ thống GL5, khả năng thăm dò, phát hiện mục tiêu của “Rồng dũng mãnh” sẽ tin cậy hơn, do GL5 chỉ sử dụng mỗi radar mạng pha chủ động, có thể tiến hành thăm dò và bắt bám nhiều loại đạn đến tấn công.

Tại triển lãm quốc phòng Chu Hải năm 2022, hệ thống phòng hộ chủ động GL6 loại mới đã được lắp đặt trên xe tăng chủ lực VT4A1 loại cải tiến. Hình dáng bên ngoài của radar sóng milimet của hệ thống GL6 rất khác so với hệ thống GL5, vị trí lắp ở 4 góc tháp pháo (khác với GL5 là lắp trên nóc tháp pháo), do đó nếu thiết bị chẳng may bị trúng đạn thì hiệu suất tổn thất cũng sẽ giảm đi. Đạn đánh chặn cũng được thay đổi, từ loại 3 giá phóng cố định với 4 cụm phóng của GL5, được thay bằng 2 tháp phóng tự động với 2 cụm phóng, có thể xoay chuyển và gập lên-xuống, tương tự như hệ thống “Rồng dũng mãnh”, phạm vi đánh chặn về cơ bản bao phủ toàn bộ các góc quanh xe tăng, bù đắp cho điểm hạn chế về phạm vi đánh chặn của hệ thống GL5.

1739373526218.png

Hệ thống phòng hộ chủ động GL6

Ngoại trừ Nga, Ixraen và Trung Quốc, các quốc gia khác cũng dành nhiều khoản đầu tư để nghiên cứu chế tạo và phát triển hệ thống phòng hộ chủ động. Ví dụ Công ty Diehl Systems của Đức cũng đã nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng hộ chủ động mô đun hóa Orvis, sử dụng bộ phóng đạn đánh chặn 3 nòng hoặc 4 nòng, có thể thăm dò mục tiêu tới tấn công trong vòng 75 m, trong phạm vi 10 m sẽ phóng đạn đánh chặn để tiêu diệt mục tiêu, những năm gần đây, công ty này đã hợp tác với Công ty công nghiệp quân sự của Ixraen để nghiên cứu phát triển hệ thống phòng hộ chủ động AvePS. Công ty Rheinmetall cũng đã nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng hộ chủ động AMAP-AD, tương tự như hệ thống phòng hộ chủ động Trophy, đầu đạn đánh chặn sau khi phát nổ sẽ phá hủy hoặc làm lệch hướng bay của mục tiêu tấn công. Các hệ thống phòng hộ chủ động kể trên được lắp đặt trên xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2, xe chiến đấu bộ binh Weasel-2…, có khả năng đánh chặn nhiều loại đạn chống tăng, trong đó bao gồm cả đạn xuyên giáp.

1739373600074.png

Hệ thống phòng hộ chủ động AMAP-AD

Ngoài ra hệ thống CICM, hệ thống Iron Curtain của Mỹ, hệ thống Shark của Pháp, hệ thống LEDS của Úc, hệ thống KAPS của Hàn Quốc, hệ thống AKKOR của Thổ Nhĩ Kỳ, hệ thống SCUDO của Italia, hệ thống Bumblebee của Ba Lan…, đều là các hệ thống phòng hộ chủ động mới nhất được các quốc gia nghiên cứu chế tạo trong thời gian gần đây, đã hình thành một cục diện “trăm hoa đua nở”.


.............
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top