Myanmar và hồi kết của ASEAN?
Trang tin The Irrawaddy của Myanmar đăng tải bài viết với tiêu đề “Myanmar và hồi kết của ASEAN” của tác giả Bertil Lintner – một nhà báo, cố vấn chiến lược người Thụy Điển chuyên viết về châu Á, nội dung bài viết như sau:
Thống tướng Min Aung Hlaing
Hai năm rưỡi sau khi Chủ tịch Hội đồng điều hành nhà nước Myanmar (SAC) - Thống tướng Min Aung Hlaing triển khai xe tăng tới Yangon và Nay Pyi Taw, vấn đề đặt ra không phải là các đối tác của Myanmar trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể làm gì trước nỗ lực giành quyền lực của quân đội Myanmar, mà là liệu khối có thể tồn tại sau cuộc khủng hoảng hiện nay hay không. Giới phê bình sẽ lập luận rằng ASEAN, một lần nữa, đã bộc lộ những điểm yếu của mình và chuyển từ tình trạng bất lực chính trị sang mất đi vị thế trong khu vực. Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy Trung Quốc đã nắm thế chủ động và củng cố hơn nữa vị thế của mình khi phương Tây – vốn thường là lực lượng được tính đến khi muốn gây sức ép đối với các tướng lĩnh cầm quyền ở Myanmar – đang bận tâm đến cuộc chiến của Nga tại Ukraine.
Nỗ lực yếu ớt đầu tiên của ASEAN nhằm giải quyết hành động giành quyền lực của Thống tướng Min Aung Hlaing được đưa ra vào ngày 24/4/2021, khi ông và lãnh đạo của 9 quốc gia thành viên ASEAN còn lại gặp nhau tại Jakarta (Indonesia) và nhất trí về “Đồng thuận 5 điểm”, trong đó kêu gọi lập tức chấm dứt bạo lực cũng như tiến hành “đối thoại mang tính xây dựng” giữa “tất cả các bên liên quan”. Từ “đồng thuận” được lựa chọn một cách cẩn thận vì đây là một trong hai nguyên tắc cơ bản của ASEAN, và nguyên tắc còn lại là “không can thiệp”.
Trên thực tế, điều đó có nghĩa là ASEAN không thể có bất cứ hành động tích cực nào chống lại bất kỳ quốc gia thành viên nào trong thời kỳ khủng hoảng, hay can thiệp vào xung đột giữa các nước thành viên. Kể từ khi thành lập vào năm 1967, ASEAN đã trải qua nhiều trường hợp như vậy, như cuộc xâm lược tàn bạo của Indonesia vào Timor Leste năm 1975, các cuộc tranh chấp biên giới liên tiếp giữa Thái Lan và Lào, Campuchia và Việt Nam, Malaysia và Philippines, cuộc nổi dậy xuyên biên giới liên quan đến Thái Lan và Malaysia, thậm chí một loạt các cuộc đụng độ biên giới giữa Thái Lan và Campuchia từ năm 2008-2011, và đó mới chỉ là một vài ví dụ. Tới nay, ASEAN vẫn chưa có hành động gì để giải quyết bất kỳ vấn đề hay cuộc xung đột nào trong số đó.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Tướng Min Aung Hlaing cảm thấy mình có thể bỏ qua “đồng thuận” và tiếp tục chiến dịch đẫm máu chống lại phong trào phản kháng chính quyền quân sự, hay còn gọi là SAC. Trong khi đó, những người biểu tình phản đối đảo chính đã đốt cờ ASEAN trên đường phố Yangon và Mandalay, đồng thời cáo buộc khối này thiếu uy tín và công nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự. Các phái viên do ASEAN triển khai tới Myanmar không được phép gặp cựu Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi – người đứng đầu chính phủ trên thực tế đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính tháng 2/2021 và hiện đang bị cầm tù. Các đặc phái viên của Liên hợp quốc và ngay cả các thành viên trong đội ngũ pháp lý của chính bà Aung San Suu Kyi cũng không được phép.
Tuy nhiên, thật đường đột và bất ngờ, Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai đã gặp bà Aung San Suu Kyi tại khu nhà phụ của trại giam ở Nay Pyi Taw vào ngày 11/6. Theo Ngoại trưởng Thái Lan, cuộc gặp đã kéo dài hơn một giờ. Ông Don Pramudwinai cũng đã gặp Tướng Min Aung Hlaing, và bên lề hội nghị ngoại trưởng sau đó ở Jakarta, nhà ngoại giao hàng đầu Thái Lan đã thông báo tóm tắt cho đại diện các quốc gia thành viên ASEAN khác về chuyến thăm một ngày của ông tới Nay Pyi Taw. Phát biểu với báo giới, Don Pramudwinai cũng cho biết bà Aung San Suu Kyi “kêu gọi đối thoại mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào”, song không đi sâu vào chi tiết.
Không rõ chuyến đi của Don Pramudwinai được sắp xếp như thế nào và do ai. Ông chỉ tuyên bố một cách mơ hồ rằng tất cả các bên đã nhất trí, như thể ông đã liên lạc với bà Aung San Suu Kyi trước khi đến Nay Pyi Taw. Một manh mối về những điều có thể đã xảy ra ở hậu trường là khi Đặc phái viên của Trung Quốc phụ trách các vấn đề Myanmar Đặng Tích Quân (Deng Xijun) đến thăm Myanmar vào cuối tháng 7. Mặc dù điều này chưa được xác nhận chính thức nhưng nhiều ý kiến cho rằng Đặng Tích Quân cũng đã gặp bà Aung San Suu Kyi, người lúc đó đã được chuyển từ phòng giam đến một địa điểm thoải mái hơn thuộc sở hữu nhà nước ở thủ đô.
Đồng thời, chính quyền quân sự tuyên bố ân xá một phần cho bà Aung San Suu Kyi, điều được một số nhà quan sát bên ngoài đánh giá cao, coi đó là một “bước tiến” và thậm chí gọi đó là một “bước đột phá” như nhận định của Don Pramudwinai. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rằng quyết định ân xá chỉ mang tính biểu tượng. Bà Aung San Suu Kyi, người đã bị kết án tổng cộng 33 năm tù, đã được khoan hồng cho 5 trong số 19 tội mà bà bị xét xử và đó là những tội nhẹ. Điều đó có nghĩa là nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ 78 tuổi vẫn còn phải ngồi tù 27 năm.
Trang tin The Irrawaddy của Myanmar đăng tải bài viết với tiêu đề “Myanmar và hồi kết của ASEAN” của tác giả Bertil Lintner – một nhà báo, cố vấn chiến lược người Thụy Điển chuyên viết về châu Á, nội dung bài viết như sau:
Thống tướng Min Aung Hlaing
Hai năm rưỡi sau khi Chủ tịch Hội đồng điều hành nhà nước Myanmar (SAC) - Thống tướng Min Aung Hlaing triển khai xe tăng tới Yangon và Nay Pyi Taw, vấn đề đặt ra không phải là các đối tác của Myanmar trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể làm gì trước nỗ lực giành quyền lực của quân đội Myanmar, mà là liệu khối có thể tồn tại sau cuộc khủng hoảng hiện nay hay không. Giới phê bình sẽ lập luận rằng ASEAN, một lần nữa, đã bộc lộ những điểm yếu của mình và chuyển từ tình trạng bất lực chính trị sang mất đi vị thế trong khu vực. Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy Trung Quốc đã nắm thế chủ động và củng cố hơn nữa vị thế của mình khi phương Tây – vốn thường là lực lượng được tính đến khi muốn gây sức ép đối với các tướng lĩnh cầm quyền ở Myanmar – đang bận tâm đến cuộc chiến của Nga tại Ukraine.
Nỗ lực yếu ớt đầu tiên của ASEAN nhằm giải quyết hành động giành quyền lực của Thống tướng Min Aung Hlaing được đưa ra vào ngày 24/4/2021, khi ông và lãnh đạo của 9 quốc gia thành viên ASEAN còn lại gặp nhau tại Jakarta (Indonesia) và nhất trí về “Đồng thuận 5 điểm”, trong đó kêu gọi lập tức chấm dứt bạo lực cũng như tiến hành “đối thoại mang tính xây dựng” giữa “tất cả các bên liên quan”. Từ “đồng thuận” được lựa chọn một cách cẩn thận vì đây là một trong hai nguyên tắc cơ bản của ASEAN, và nguyên tắc còn lại là “không can thiệp”.
Trên thực tế, điều đó có nghĩa là ASEAN không thể có bất cứ hành động tích cực nào chống lại bất kỳ quốc gia thành viên nào trong thời kỳ khủng hoảng, hay can thiệp vào xung đột giữa các nước thành viên. Kể từ khi thành lập vào năm 1967, ASEAN đã trải qua nhiều trường hợp như vậy, như cuộc xâm lược tàn bạo của Indonesia vào Timor Leste năm 1975, các cuộc tranh chấp biên giới liên tiếp giữa Thái Lan và Lào, Campuchia và Việt Nam, Malaysia và Philippines, cuộc nổi dậy xuyên biên giới liên quan đến Thái Lan và Malaysia, thậm chí một loạt các cuộc đụng độ biên giới giữa Thái Lan và Campuchia từ năm 2008-2011, và đó mới chỉ là một vài ví dụ. Tới nay, ASEAN vẫn chưa có hành động gì để giải quyết bất kỳ vấn đề hay cuộc xung đột nào trong số đó.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Tướng Min Aung Hlaing cảm thấy mình có thể bỏ qua “đồng thuận” và tiếp tục chiến dịch đẫm máu chống lại phong trào phản kháng chính quyền quân sự, hay còn gọi là SAC. Trong khi đó, những người biểu tình phản đối đảo chính đã đốt cờ ASEAN trên đường phố Yangon và Mandalay, đồng thời cáo buộc khối này thiếu uy tín và công nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự. Các phái viên do ASEAN triển khai tới Myanmar không được phép gặp cựu Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi – người đứng đầu chính phủ trên thực tế đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính tháng 2/2021 và hiện đang bị cầm tù. Các đặc phái viên của Liên hợp quốc và ngay cả các thành viên trong đội ngũ pháp lý của chính bà Aung San Suu Kyi cũng không được phép.
Tuy nhiên, thật đường đột và bất ngờ, Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai đã gặp bà Aung San Suu Kyi tại khu nhà phụ của trại giam ở Nay Pyi Taw vào ngày 11/6. Theo Ngoại trưởng Thái Lan, cuộc gặp đã kéo dài hơn một giờ. Ông Don Pramudwinai cũng đã gặp Tướng Min Aung Hlaing, và bên lề hội nghị ngoại trưởng sau đó ở Jakarta, nhà ngoại giao hàng đầu Thái Lan đã thông báo tóm tắt cho đại diện các quốc gia thành viên ASEAN khác về chuyến thăm một ngày của ông tới Nay Pyi Taw. Phát biểu với báo giới, Don Pramudwinai cũng cho biết bà Aung San Suu Kyi “kêu gọi đối thoại mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào”, song không đi sâu vào chi tiết.
Không rõ chuyến đi của Don Pramudwinai được sắp xếp như thế nào và do ai. Ông chỉ tuyên bố một cách mơ hồ rằng tất cả các bên đã nhất trí, như thể ông đã liên lạc với bà Aung San Suu Kyi trước khi đến Nay Pyi Taw. Một manh mối về những điều có thể đã xảy ra ở hậu trường là khi Đặc phái viên của Trung Quốc phụ trách các vấn đề Myanmar Đặng Tích Quân (Deng Xijun) đến thăm Myanmar vào cuối tháng 7. Mặc dù điều này chưa được xác nhận chính thức nhưng nhiều ý kiến cho rằng Đặng Tích Quân cũng đã gặp bà Aung San Suu Kyi, người lúc đó đã được chuyển từ phòng giam đến một địa điểm thoải mái hơn thuộc sở hữu nhà nước ở thủ đô.
Đồng thời, chính quyền quân sự tuyên bố ân xá một phần cho bà Aung San Suu Kyi, điều được một số nhà quan sát bên ngoài đánh giá cao, coi đó là một “bước tiến” và thậm chí gọi đó là một “bước đột phá” như nhận định của Don Pramudwinai. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rằng quyết định ân xá chỉ mang tính biểu tượng. Bà Aung San Suu Kyi, người đã bị kết án tổng cộng 33 năm tù, đã được khoan hồng cho 5 trong số 19 tội mà bà bị xét xử và đó là những tội nhẹ. Điều đó có nghĩa là nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ 78 tuổi vẫn còn phải ngồi tù 27 năm.