lão nói đúng. đó là điều bắt buộc với lái xe kinh nghiệm. chứ nếu ko có ngày dồn toa thì ốm đòn. tất nhiên không ai dám vỗ ngực xưng tên là ta lái hay lái giỏi cả. hàng nghìn trường hợp tình huống khác nhau sảy ra. chỉ có kinh nghiệm tích cóp để phản ứng ít hay nhiều mà thôi. còn khi hết cách thì đúng là đen đủi phải chịu, chứ ko biết phải nói sao.
Em cũng đã thi ở Đức.
Sang Đức dùng bằng dịch rồi đến lúc họ không cho chạy bằng dịch nữa thì đã quá thời gian không đổi được nữa, phải làm bằng mới.
Bài lý thuyết em đủ hết không mất 1 điểm nào làm ông giáo khi báo đến tên em còn hỏi tất cả phòng, đến lúc hỏi em, em cũng giật mình "Chắc tôi trượt?".
Nhưng thời tụi em (khi làm bằng trong nước) tuần đầu tiên thầy cho xe vào bóng cây, kích lên, để 2 đứa cả tuần, ngày nào cũng thay nhau vần vô lăng, đạp côn, chuyển số nguội mồm lẩm bẩm "Côn ra, ga vào",...
Cái U oát tất nhiên chẳng có chip, nhưng muốn phanh phải đạp 2 cuốc để bơm dầu rồi mới phanh được, nếu không thì có gí hết phanh xe vẫn bon bon.
Gặp được ông thầy là lái xe Trường Sơn cũ còn được ông ấy dậy chống pan, vượt hố lầy, chạy đường trơn,... nên khi sang Đức chạy xe sáng sớm trên mặt đường đóng băng chưa được họ rải đã răm chống trơn mà với cái xe không được trang bị cái gì, cả ABS cũng không nhưng vẫn chạy được. Chỉ có cái dở vuốt vô lăng quen, chẳng thể học được cách dồn vô lăng cho người học lái của họ nên bị thầy chửi "Mày lái xe mãi rồi mới đi học!". Mấy cái bài phải qua là tiến-lùi hàng cọc, vượt mấy cục gạch, tiến lùi vào chuồng (chuồng dọc và chuồng ngang, chứ không phải chỉ đỗ chéo để lùi vào chuồng dọc như bây giờ). Họ không tính điểm mà các bài được làm lại 3 lần, nhưng phải qua, sau lần thứ 3 vẫn chưa qua thì về học tiếp, chờ lần sau thi lại,... Cách dậy thời đó giúp cho người lái, dù mới, ra ngoài đường đã khá thành thạo để phản ứng của chân phải với 2 cái pedal phanh và ga.