Những chuyện dính dáng tới thể chế và đường lối thì em không bàn đến vì thứ nhất em đang chát chít trên một forum tiếng Việt và đây là một vấn đề nhạy cảm nên em không muốn dây vào , thứ nữa trong sub room gọi là fun thì quan điểm của em là không đi quá giới hạn đễ giữ câu nhập gia tuỳ tục .
cho nên em chỉ trao đổi với cụ vài ý sau :
- Buôn lậu qua biên giới nó là hai mặt của một đồng tiền trong bối cảnh kinh tế Việt hiện tại nên chưa chắc siết chặt hay bỏ lỏng sẽ tốt vì nó liên quan cực nhiều đến năng lực, băng nhóm, làm nguội sức nóng lạm phát, giao thương tiểu ngạch với các nước láng giềng .v.v.v càng đào sâu vào chi tiết thì nó như một mớ bòng bong, dưới vai trò của người quản lý là nhà nước họ chỉ có thể gỡ gạc từng phần, tuỳ lúc, tuỳ điều kiệm với ý muốn cân bằng lợi hại ở mức có thể chấp nhận .
- Nói Việt nam tăng nguồn thu thuế để bù đắp thâm hụt ngân sách thì vừa đúng vừa sai : đúng là trên thực tế gần đây nhà nước siết chặt nguồn thu, tăng các loại phí ( giá điện , xăng dầu ...) và cái các cụ đang bàn ở đây là chính sách bảo hiểm xã hội v.v.v nhưng nếu với hàm ý là chính sách thuế Việt nam là tận thu thì chưa chắc , em có thể lấy ví dụ Việt nam không có ( ít nhất trong thời điểm nầy ) thuế bất động sản - đây là một nguồn thu cực lớn và ổn định của rất nhiều quốc gia phát triển - Em không bàn lý do vì sao VN không có ( hay không dám ) áp sắc thuế nầy . Cái em muốn nêu ra là xét về "độ tận thu " thì Việt nam vẫn còn thoáng chán he he .
- Về VAT , không quốc gia nào có thể thu nổi 100% vì không khả thi he he , ngay cã mỹ cũng rất nhiều small business lách hay trốn khoảng nầy tỷ như nhà hàng của người á châu, Mexico , ngành dịch vụ nhỏ tiêu biểu như nail -hair mà người Việt làm trùm - vì tính chất sử dụng nhiều tiền mặt nên họ dễ trốn thuế .. Trở lại tình trạng Việt nam , đuợc phát triển trong những năm gần đây nhưng hệ thống phân phối bán buôn vẫn phần lớn mang tính tiểu thương hộ gia đình cộng với hệ thống thanh toán điện tử, tín dụng đang trong tình trạng sơ khai thì cụ làm thế nào để " tận thu " he he .
Cháu lại hoàn toàn không đồng ý với cụ về quản điểm và cách trả lời của cụ. Nó giống mấy ông ngồi bàn giấy hưởng lương ngân sách quá, chứ không giống quan điểm của người làm Business chân chính.
- Bất cứ một nền kinh tế muốn phát triển minh bạch thì phải chống được buôn lậu. Chống được buôn lậu, không những bảo vệ được người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, đảm bảo nhà nước không thất thu thuế mà còn bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Buôn lậu ở Việt nam không còn chỉ là hàng qua đường biên giới tiểu ngạch, mà còn có một lượng rẩt lớn qua đường hàng không. Chữ " hàng xách tay" giờ đây không còn chỉ là vài kiện nhỏ mà nó " Xách tay" cả container hàng, hàng Pallets qua đường hàng không cụ ạ.
- Cụ thừa biết tăng thuế và phí từ giá điện, xăng dầu, cầu đường và cả mức đóng BHXH bắt buộc..... Ảnh hưởng chính và mạnh nhất đó là người nghèo, người lao động. Còn chủ doanh nghiệp có chăng củng chỉ " bớt giầu" đi thôi. Vì giá nhân công lao động đã được tính vào giá thành sản phẩm và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực chất cũng chỉ là tận thu của người lao động mà thôi. ( ví dụ thay vì cụ trả lương Net cho NLĐ là 12tr/tháng. Thì cụ sẽ chỉ trả 10tr/tháng. 2 triệu cụ đã giữ lại để đóng BHXH và NLD sẽ phải trả thêm 1tr nữa). Tóm lại nó đã việc chi trả lương cho NLĐ và BHXH đã được nằm trong bài toán kinh tế của doanh nghiệp)
- Vấn đề tại sao Việt nam chưa thu được thuế đất? Ở Mỹ họ thu từ 1-2% của tổng giá trị của bất động sản. Nếu ở VN mà thu như vậy trước hết nó ảnh hưởng trực tiếp đến người giầu là chính và cả các lão thành cách mạng, cán bộ về hưu được ở hay thừa hưởng trong những ngôi nhà hàng trăm m2. Và tất nhiên nếu áp thuế, các công ty BĐS và các ngàng nghề phụ trợ cũng có thể chết theo nếu như áp dụng thuế nhà đất.
- Cụ nói đúng, không mọi loai thuế nào có thể đảm bảo thu được 100%, nhất là loại thuế tiêu dùng VAT. Siết chặt thuế VAT là đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và người nghèo. Nếu minh bạch được VAT thì đồng nghĩa sẽ minh bạch thuế TNDN, những thứ này chỉ có doanh nghiệp mới trốn được, còn người dân làm sao mà trốn được. Thực tế sắc thuế VAT là đánh lên đầu người dân, người tiêu dùng cuối cùng chứ không phải là doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ là người thu hộ cho nhà nước mức thuế này.
- Một số cụ than là thuế ở TNDN và thu nhập cá nhân Việt nam cao. Các cụ nhầm, nếu so mức thuế TNDN và TNCN với các nước khác, thì mức này còn rất thấp. Nếu như ở Pháp và một số nước Châu Âu các cụ thể phải trả đến 50% cho thuế TNDN và TNCN. Điều đó hoàn toàn đúng, vì sắc thuế này chỉ đánh vào người giầu, người có thu nhập cao và các doanh nghiệp đã làm ăn có lãi. Vì vậy việc đóng thuế chính là sự chia sẽ với xã hội, những người kém may mắn.
- Còn áp dụng bắt buộc với đóng BHXH với BHYT với doanh nghiệp, với người lao động với mức chi trả hơn 30% thì cháu nghĩ là quá cao. Vì thực tế khi doanh nghiệp khi làm ăn chưa có lãi, người lao động chưa đảm bảo cuộc sống của mình mà đã phái đóng 1 loại phí bắt buộc lên đến 30% thì là phi lý. Có chẳng chỉ nên áp dụng khi doanh nghiệp đó đã có lợi nhuận, và người lao động đã đảm bảo cuộc sống của mình. Chính vì vậy ở các nước phát triển họ đóng BHXH ở tỷ lệ % rất nhỏ so với Việt nam. Nhưng thuế TNDN và cá nhân lại là mức rất cao. Vì vậy cháu nghĩ các sắc thuế và phí hiên nay đang đánh vào người nghèo và bảo vệ người giầu.