[ATGT] Luật sư tư vấn thế này là đúng hay sai.

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vạch số 1-1: Vạch liền, nét màu trắng, rộng 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới của làn xe ở vị trí nguy hiểm. Đối với vạch này xe không được đè lên vạch.
Các cụ đọc kỹ về vạch 1-1, đã đè lên vạch liền dạng 1-1 là vi phạm. Còn vấn đề mới đè vạch hay đi cả xe sang làn đường khác (bị cấm) thì lỗi có thể khác nhau.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Cách hiểu của bác thật lạ lùng! Cách hiểu này không có lợi cho sự minh bạch, không có lợi cho nền pháp quyền mà dân ta đang mơ ước. Cách hiểu của bác chỉ có lợi cho những nhà quản lý thích sự mập mờ, thích trình độ dân trí cứ thấp mãi để dễ múa may thôi.
Xin hỏi bác:
- Nếu là đường 1 chiều thì đi vào chỉ 1m cũng là phạm luật và sẽ bị phạt 1 triệu. Vậy tại sao khi xe cộ vượt nhau có thể đi sang phía bên kia vạch tim đường trên đoạn đường dài vài chục mét lại không phạm luật?
- Nếu chỉ cần một vạch sơn liền hoặc rời kẻ ở giữa đường đã có thể quy định được 2 con đường một chiều và hướng đi của chúng thì cần gì đến cái biển "cấm đi ngược chiều" và cả cái biển "đường một chiều nữa"?
- "Dải phân cách" cũng được định nghĩa là "bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt...", nếu hai bên dải phân cách nghiễm nhiên được coi là đường một chiều rồi thì tại sao phải cắm hàng nghìn cái biển "cấm đi ngược chiều" tại đầu dải phân cách mỗi ngã tư, mỗi chỗ quay đầu?
Cụ đọc câu này xem có cần phải cắm thêm biển báo nữa không: "a) Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch".
- Đơn giản vì Luật cho phép trong một số trường hợp cần thiết.
Cụ không phân biệt được thể nào là đường 2 chiêu và đường 1 chiều à. Đã là đường 1 chiều thì cần gì cái vạch đó.

- "Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc phần đường nhiều loại xe khác nhau". Không căm biển thì biết nó thuộc trường hợp nào? Đọc thì phải đầy đủ ai lại cắt cả hai cái "hoặc" đi thế.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Cụ đọc câu này xem có cần phải cắm thêm biển báo nữa không: "a) Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch".
- Đơn giản vì Luật cho phép trong một số trường hợp cần thiết.
Cụ không phân biệt được thể nào là đường 2 chiêu và đường 1 chiều à. Đã là đường 1 chiều thì cần gì cái vạch đó.

- "Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc phần đường nhiều loại xe khác nhau". Không căm biển thì biết nó thuộc trường hợp nào? Đọc thì phải đầy đủ ai lại cắt cả hai cái "hoặc" đi thế.
Để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau không chỉ có vạch liền 1.1, mà còn có vạch 1.5; 1.6 (vạch rời, rộng 10cm). Ngoài ra vạch 1.5 và vạch 1.6 này cũng còn được dùng để phân chia 2 làn xe cùng chiều. Vậy khi nào thì vạch 1.5 và vạch 1.6 quy định hai bên nó là đường 1 chiều ngược hướng đi, khi nào quy định hai bên nó là đường một chiều cùng hướng đi?
 

luu linh

Xe buýt
Biển số
OF-151256
Ngày cấp bằng
1/8/12
Số km
699
Động cơ
360,642 Mã lực
Cái tít của cụ làm em giật cả mình.
 

CHIANTHI

Xe tăng
Biển số
OF-84685
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
1,171
Động cơ
421,240 Mã lực
Nơi ở
HÀ NỘI 2
Để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau không chỉ có vạch liền 1.1, mà còn có vạch 1.5; 1.6 (vạch rời, rộng 10cm). Ngoài ra vạch 1.5 và vạch 1.6 này cũng còn được dùng để phân chia 2 làn xe cùng chiều. Vậy khi nào thì vạch 1.5 và vạch 1.6 quy định hai bên nó là đường 1 chiều ngược hướng đi, khi nào quy định hai bên nó là đường một chiều cùng hướng đi?
Theo nhà cháu , muốn thống nhất được ý kiến thì phải dựa vào cái đầu bài mà người bị phạt nêu ở trên , người đó nói rõ vạch phân chia là vạch liền , có nghĩa nó là vạch 1.1 mà đã là vạch 1.1 thì " xe không được đè lên vạch " và cũng không được cho cái vạch đó vào gầm xe . Mọi hành vi đè lên hoặc thò cái gì sang bên kia cái vạch đều sai , cái phẫn thò sang đó đã đi vào làn đường ở chiều ngược lại , mà đi vào làn đường không được phép là đi sai làn đường .
 

Tuan_TNL

Xe máy
Biển số
OF-177212
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
98
Động cơ
340,480 Mã lực
các cụ lẫn hết roài, đây là MỢ Ls không phải ông LS nhé - mợ này 7x có tuổi rồi - chưa lái xe bao giờ
 

Mr Handsome

Xe buýt
Biển số
OF-310166
Ngày cấp bằng
3/3/14
Số km
563
Động cơ
304,310 Mã lực
Nơi ở
Tp Phan Rang - Tháp Chàm
các cụ lẫn hết roài, đây là MỢ Ls không phải ông LS nhé - mợ này 7x có tuổi rồi - chưa lái xe bao giờ
Chuẩn đới các cụ ah, các cụ Search ở gu gờ tên mợ này cùng từ facebook nữa sẽ thấy mợ ý. E đăng bài phê lỗi giải thích sai của mợ ý nhưng bị mợ ý xóa đi rùi.
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,408
Động cơ
447,960 Mã lực
Quay về trường hợp đè vạch liền trên đường cho xe cộ đi 2 chiều ngược nhau như chủ thớt đã đề cập:
Trước tiên phải nói về bản chất của con đường đã. Tôi cho rằng phần đường phía bên kia vạch tim đường không phải là đường 1 chiều (không có biển báo nào thể hiện nó là đường một chiều). Vì không phải đường một chiều nên xe cộ phía bên này có thể đi sang phía bên kia vạch tim đường trong trường hợp vượt nhau (nếu là đường một chiều thì tuyệt đối cấm nhé) mà không hề phạm luật. Trong trường hợp vạch tim đường là vạch rời thì xe cộ xâm phạm cái vạch ấy, thậm chí lấn sang phía bên kia vạch một chút (ví dụ nửa thân xe) là hoàn toàn không phạm luật.
Nếu bác đồng ý với ý trên của tôi thì sẽ thấy với trường hợp vạch liền thì chỉ phạm lỗi không tuân thủ hiệu lực của vạch kẻ đường mà thôi.
Hehe, em thấy vụ biển 412 cụ rất chính xác chuyện các xe khác không được phép đi vào, cho dù vạch rời được phép chuyển qua … thế sao mà vụ sang phần đường, làn đường ngược chiều … cụ lại cho xem lấn nửa xe … hehe. Hay pháp luật được phép thay đổi tí tí cho phù hợp với từng trường hợp ? hehe

Nếu là vạch rời, và lấn một nửa thân xe trong trường hợp cần thiết, nếu vượt, chuyển làn …. thì đồng í là k có lỗi gì cả. Còn tự nhiên mà lấn thì tất nhiên là lỗi. Và lỗi là sai phần đường.

Còn nếu là vạch rời, có nghĩa là cấm đè vạch, và k được chuyển làn, lấn 1 nửa xe là sai làn rồi.
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,408
Động cơ
447,960 Mã lực
Nếu thế thì phạt lỗi đi ngược chiều chứ ạ. EM vưỡn thấy bác Chinhatm có lý. Em ví dụ trên 1 đoạn đường dài khoảng 2km, Một đoạn vạch liền, 1 đoạn lại đứt. Thế thì nó là đường gì nhỉ?
Thì đoạn vạch liền cụ k được đè vạch, k được chuyển sang làn ngược chiều
Đến đaonj vạch rời, cụ có thể đè vạch, chuyển làn, hoặc vượt ở làn ngược chiều. Nhưng làm xong mấy cái việc đấy cụ lại phải trở về làn ngay.
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,408
Động cơ
447,960 Mã lực
Cách hiểu của bác thật lạ lùng! Cách hiểu này không có lợi cho sự minh bạch, không có lợi cho nền pháp quyền mà dân ta đang mơ ước. Cách hiểu của bác chỉ có lợi cho những nhà quản lý thích sự mập mờ, thích trình độ dân trí cứ thấp mãi để dễ múa may thôi.
Xin hỏi bác:
- Nếu là đường 1 chiều thì đi vào chỉ 1m cũng là phạm luật và sẽ bị phạt 1 triệu. Vậy tại sao khi xe cộ vượt nhau có thể đi sang phía bên kia vạch tim đường trên đoạn đường dài vài chục mét lại không phạm luật?
- Nếu chỉ cần một vạch sơn liền hoặc rời kẻ ở giữa đường đã có thể quy định được 2 con đường một chiều và hướng đi của chúng thì cần gì đến cái biển "cấm đi ngược chiều" và cả cái biển "đường một chiều nữa"?
- "Dải phân cách" cũng được định nghĩa là "bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt...", nếu hai bên dải phân cách nghiễm nhiên được coi là đường một chiều rồi thì tại sao phải cắm hàng nghìn cái biển "cấm đi ngược chiều" tại đầu dải phân cách mỗi ngã tư, mỗi chỗ quay đầu?
Cụ Pnew trả lời quote này rất chính xác. Em góp thêm í

- Vượt được vì cái vạch giữa là vạch rời, cho phép mượn làn để vượt.
- Vạch liền kẻ giữa đường là chia thành 2 chiều riêng biệt nhau, và đường đấy k phải đươngf 1 chiều vì vẫn là đường 2 chiều. Còn biển cấm đi ngược chiều và biển đường một chiều dùng với đường chỉ có 1 chiều đi.
- Với những đường có lưu lượng quá lớn thì việc dùng cái dải phân cách cứng giúp cho đường an toàn hơn so với vạch liền ở giưa, để tránh việc ng dân phạm luật đi sang, hoăc xe mất tay lái lao sang, sẽ bị chặn lại bởi cái phân cách cứng, vì mật độ lưu thông mà lớn thì việc lao sang rất dễ gây tai nạn.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau không chỉ có vạch liền 1.1, mà còn có vạch 1.5; 1.6 (vạch rời, rộng 10cm). Ngoài ra vạch 1.5 và vạch 1.6 này cũng còn được dùng để phân chia 2 làn xe cùng chiều. Vậy khi nào thì vạch 1.5 và vạch 1.6 quy định hai bên nó là đường 1 chiều ngược hướng đi, khi nào quy định hai bên nó là đường một chiều cùng hướng đi?
e) Vạch số 1.5. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy hoặc xác định danh giới làn xe khi có từ 2 làn xe trở lên chạy theo một chiều.
f) Vạch số 1.6. Là vạch báo hiệu chuẩn bị đến Vạch số 1.1 hay Vạch số 1.11 dùng để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.

Cụ đọc hai vạch trên mà không biết hay sao mà lại hỏi thế. Cụ đọc đầy đủ nhé, đừng bỏ bớt
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Hehe, em thấy vụ biển 412 cụ rất chính xác chuyện các xe khác không được phép đi vào, cho dù vạch rời được phép chuyển qua … thế sao mà vụ sang phần đường, làn đường ngược chiều … cụ lại cho xem lấn nửa xe … hehe. Hay pháp luật được phép thay đổi tí tí cho phù hợp với từng trường hợp ? hehe

Nếu là vạch rời, và lấn một nửa thân xe trong trường hợp cần thiết, nếu vượt, chuyển làn …. thì đồng í là k có lỗi gì cả. Còn tự nhiên mà lấn thì tất nhiên là lỗi. Và lỗi là sai phần đường.

Còn nếu là vạch rời, có nghĩa là cấm đè vạch, và k được chuyển làn, lấn 1 nửa xe là sai làn rồi.
Chẳng hiểu sao bác cứ cố tình không hiểu ý tôi nhỉ?
- Phần đường bên kia vạch sơn không phải làn đường bị cấm, cũng không phải đường một chiều nên xe cộ có thể lấn sang, thậm chí đi hẳn sang trong trường hợp vượt.
- Vì không phải làn bị cấm, cũng không phải đường 1 chiều, nên khi lấn qua vạch liền thì chỉ phạm lỗi "không tuân thủ hiệu lệnh của vạch kẻ đường..." mà không phải là lỗi đi sai phần đường, làn đướng bác nhé
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Cụ Pnew trả lời quote này rất chính xác. Em góp thêm í

- Vượt được vì cái vạch giữa là vạch rời, cho phép mượn làn để vượt.
- Vạch liền kẻ giữa đường là chia thành 2 chiều riêng biệt nhau, và đường đấy k phải đươngf 1 chiều vì vẫn là đường 2 chiều. Còn biển cấm đi ngược chiều và biển đường một chiều dùng với đường chỉ có 1 chiều đi.
- Với những đường có lưu lượng quá lớn thì việc dùng cái dải phân cách cứng giúp cho đường an toàn hơn so với vạch liền ở giưa, để tránh việc ng dân phạm luật đi sang, hoăc xe mất tay lái lao sang, sẽ bị chặn lại bởi cái phân cách cứng, vì mật độ lưu thông mà lớn thì việc lao sang rất dễ gây tai nạn.
Bác đừng có lẫn lộn. Nếu đã coi phía bên kia vạch sơn là đường 1 chiều thì đừng nói đến chuyện "mượn làn". Không có luật nào cho phép đi vào đường 1 chiều để vượt xe đâu.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
e) Vạch số 1.5. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy hoặc xác định danh giới làn xe khi có từ 2 làn xe trở lên chạy theo một chiều.
f) Vạch số 1.6. Là vạch báo hiệu chuẩn bị đến Vạch số 1.1 hay Vạch số 1.11 dùng để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.

Cụ đọc hai vạch trên mà không biết hay sao mà lại hỏi thế. Cụ đọc đầy đủ nhé, đừng bỏ bớt
Tôi không cần bác giải thích, mà cần bác trả lời câu hỏi:
- Luật nào cho phép đi vào đường ngược chiều khi vượt nhau?
- Người dân sẽ phải đếm số làn đường để rồi tự đoán rằng làn bên cạch là đường 1 chiều cùng hướng hay ngược hướng sao?
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Tôi không cần bác giải thích, mà cần bác trả lời câu hỏi:
- Luật nào cho phép đi vào đường ngược chiều khi vượt nhau?
- Người dân sẽ phải đếm số làn đường để rồi tự đoán rằng làn bên cạch là đường 1 chiều cùng hướng hay ngược hướng sao?
- Trước cụ hỏi "Luật nào không cho phép đi vào đường ngược chiều khi vượt nhau" bây giờ lại hỏi ngược lại. Chắc trình độ của em không đủ để giải thích cho cụ được. Cụ cứ nghĩ xem tại sao họ không thay cái vạch đó bẳng giải phân cách cứng? WC của nữ có cần phải cắm biển cấm đàn ông không? Khi cần thiết đàn ông có được vào WC nữ không?

- Thể cụ nghĩ người dân ra đường cứ nhìn thấy cái biển hay cái vạch là biết ngay nó là cái gì sao.
 

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
22,692
Động cơ
-332,895 Mã lực
Em coi 1 lèo 8 trang xong ù hết đầu ....
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
- Trước cụ hỏi "Luật nào không cho phép đi vào đường ngược chiều khi vượt nhau" bây giờ lại hỏi ngược lại. Chắc trình độ của em không đủ để giải thích cho cụ được. Cụ cứ nghĩ xem tại sao họ không thay cái vạch đó bẳng giải phân cách cứng? WC của nữ có cần phải cắm biển cấm đàn ông không? Khi cần thiết đàn ông có được vào WC nữ không?

- Thể cụ nghĩ người dân ra đường cứ nhìn thấy cái biển hay cái vạch là biết ngay nó là cái gì sao.
Tôi biết là bác không thể trả lời, bởi không có luật nào cho phép đi vào đường ngược chiều, dù chỉ 1m để vượt nhau cả.
Tôi không biết bác có làm việc trong ngành GTVT không, nhưng tôi cảm thấy có vẻ bác thích những quy định mập mờ, không minh bạch (vạch phân làn có thể quy định đường 1 chiều, mặc dù chẳng cần chỉ rõ hướng đi)
Xe cộ đi trên đường, không cố ý đè lên vạch liền, phạm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường (bị phạt 150k), thì bác lại cố tìm cách đánh tráo khái niệm, muốn lỗi của họ trở thành nghiêm trọng: Đi vào đường ngược chiều, để rồi phạt họ 1 triệu đ. Mẹo này của bác chắc các đ/c CSGT đang lo chưa thu đủ định mức thích lắm đấy
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Tôi biết là bác không thể trả lời, bởi không có luật nào cho phép đi vào đường ngược chiều, dù chỉ 1m để vượt nhau cả.
Tôi không biết bác có làm việc trong ngành GTVT không, nhưng tôi cảm thấy có vẻ bác thích những quy định mập mờ, không minh bạch (vạch phân làn có thể quy định đường 1 chiều, mặc dù chẳng cần chỉ rõ hướng đi)
Xe cộ đi trên đường, không cố ý đè lên vạch liền, phạm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường (bị phạt 150k), thì bác lại cố tìm cách đánh tráo khái niệm, muốn lỗi của họ trở thành nghiêm trọng: Đi vào đường ngược chiều, để rồi phạt họ 1 triệu đ. Mẹo này của bác chắc các đ/c CSGT đang lo chưa thu đủ định mức thích lắm đấy
Sự minh bạch của Luật không thể đáp ứng với tất cả mọi người, tất cả đối tượng, tất cả trình độ khác nhau. Em chẳng phải xxx mà muốn lỗi bé thành lỗi to mà chỉ muốn có được cách hiểu luật cho đúng mà thôi.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Hị hị. 2 cụ tranh luận cái mà Luật đang nhập nhèm thì đến mùa quýt mới ngã ngũ. Em đọc một hồi mà ù hết cả tai, chả hiểu các cụ đang khẳng định điều gì?:((
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top