- Biển số
- OF-50214
- Ngày cấp bằng
- 5/11/09
- Số km
- 1,071
- Động cơ
- 467,100 Mã lực
Nhà e thì nghĩ rằng, xxx mà đã bắt sai làn vậy thì đoạn nào đè vạch được để đi đúng làn ngay khi rẽ vào đường thì nên làm, khỏi mất thời gian đôi co với mấy bác xxx mù luật...
Bác chủ top và rất nhiều người khác ở đây cứ nghĩ là mình tôn trọng pháp luật, nhưng thực ra lại đang vi phạm pháp luật (Do Quốc hội lập ra). Các bác chỉ tôn trọng cái pháp luật do công an tạo ra thôi.
- Bác nào nói trên kia cũng có ý đúng. Các loại biển cấm, biển hiệu lệnh sẽ hết tác dụng khi đến ngã ba, ngã tư hay lối rẽ tiếp theo. Nếu biển phân làn là biển hiệu lệnh hay biển cấm thì nó cũng chỉ có tác dụng trên một quãng đường rất ngắn thôi. Thực tế, biển phân làn là biển chỉ dẫn (Hình chữ nhật mầu xanh), không bắt buộc phải tuân thủ (Theo quy định trong điều lệ báo hiệu đường bộ).
- Việc cắm biển phân làn thể hiện sự thiếu tôn trọng pháp luật của Sở Giao thông công chính Hà Nội. Sở GTCC Hà Nội đã bịa ra khá nhiều loại biển chỉ dẫn không có trong điều lệ báo hiệu đường bộ (Ví dụ biển hình chữ nhật mầu xanh vẽ chiếc xe máy hay xe tải chẳng hạn - trong điều lệ báo hiệu đường bộ không hề có những biển này). Các bác nên biết, để cắm được cái biển cấm xe công nông hay biển chỉ dẫn khu đông dân cư thì Bộ GTVT đã phải có những quyết định bổ sung các loại biển trên vào điều lệ báo hiệu đường bộ đấy.
- Việc xử phạt những hành vi không vi phạm pháp luật của cảnh sát cũng là một hành động coi thường pháp luật.
- Hành động của bác chủ top cố tình vi phạm pháp luật (đè vạch liền) để tránh một hành vi không vi phạm pháp luật (đi ở làn bên phải) cũng là không tôn trọng pháp luật, mặc dù ý thức thì tốt.
Các chỉ hộ cho nhà cháu cái dòng đo đỏ ở trên được ghi trong văn bản nào, hay là thông lệ ? Nhà cháu tìm nhiều dồi dưng tuyền thấy luật bẩu biển hết hiệu lực khi gặp biển báo hết hiệu lực thui.Hình như toàn cụ thông thạo luật ở đây cả nhể! Các cụ quên một điều quan trọng là tất cả các biển báo đều hết hiệu lực cho đến khi đường có lối rẽ ngã ba, ngã tư gần nhất nhá! Mấy cái biển phân làn đó làm gì có hiệu lực suốt cả quãng đường đâu? Vì thế đi làn nào chả được, chẳng qua toàn cụ yếu bóng vía mới phải nộp cho xxx thôi ợ. Lần sau cụ nào bị tóm cứ dắt tay xxx đến đoạn có chỗ rẽ tìm biển phân làn nhá, nếu không có biển báo thì cứ đập vào mặt chúng nó cho chừa cái tội hành dân đi!
Cụ ơi nó phải có biển phụ báo hiệu đây là khu dân cư nữa cụ ạ.Tôi thấy trong luật giao thông đường bộ có cái nào chỉ dẫn các loại biển khi đến ngã 3 ngã 4 là hết hiệu lực đâu nhỉ, VD biển hạn chế tốc độ trong nội thị 50km/h cho xe con qua 1 ngã tư là bị hết hiệu lực ? có vẻ cái định nghĩa này không hợp lý
Em mò được cái này (dưng mờ cũng là tài liệu pọt trên mạng thôi ạ - OS):Các chỉ hộ cho nhà cháu cái dòng đo đỏ ở trên được ghi trong văn bản nào, hay là thông lệ ? Nhà cháu tìm nhiều dồi dưng tuyền thấy luật bẩu biển hết hiệu lực khi gặp biển báo hết hiệu lực thui.
Cụ sai nếu chỗ rẽ không có vạch giãn cách.
Kinh nghiệm: không để xxx bắt nạt trên đường Phạm Hùng
http://otofun.net/showthread.php?t=187606
Em làm chuột bạch lấy tư liệu hầu các cụ về vụ xxx bắt lỗi vớ vẩn ở đường Phạm Hùng
http://otofun.net/showthread.php?t=187942
Tôi đồng ý với các bác về các trường hợp này, về lý các bác đúng khi chuyển hướng giao thông không có đầy đủ biển báo hướng dẫn, chính vì vậy mà xxx không phạt được các bác. Có 1 câu hỏi có bao giờ các bác nghĩ tới không ? trong trường hợp các bác gặp sự cố gây tai nạn or bị phương tiện khác húc các bác thì các bác nghĩ sao ? khi các bác đang ở sai sàn đường giành cho phương tiện của mình:
- Sẽ không được pháp luật bảo vệ vì đang ở sai làn, khi xảy ra tai nạn có lẽ xxx sẽ không xác định giúp các bác đã bắt đầu đi từ đâu mà chỉ xác định rằng tại vị trí đó xe các bác có được hưởng quyền ưu tiên hay không ?
- Sẽ không được bảo hiểm nếu có tham gia bảo hiểm vì xxx không công nhận cho các bác đã tham gia giao thông đúng luật
Tôi chỉ góp ý như vậy, các bác có thể không bị xxx phạt nhưng khi gặp sự cố chắc chắn các bác sẽ phải chịu thiệt. Tôi tin rằng khi các bác từ đường nhánh ra và xi nhan ngay để xin đường để về đúng làn của mình xxx sẽ không phạt các bác.
Tnx cụ Xe điếu nhiềuEm mò được cái này (dưng mờ cũng là tài liệu pọt trên mạng thôi ạ - OS):
f) Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc là tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.
Cám ơn cụ XeDieu !Em mò được cái này (dưng mờ cũng là tài liệu pọt trên mạng thôi ạ - OS):
Quy định về vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển.
a) Biển báo cấm được đặt ở các ngã ba, ngã tư hoặc một vị trí nào đó trên đường cần cấm hoặc hạn chế thích hợp;
Biển có hiệu lực bắt đầu từ chỗ đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa chỗ định cấm hoặc hạn chế thì phải đặt biển phụ số 502 để chỉ rõ từ sau khoảng cách ghi trên biển phụ thì biển bắt đầu có hiệu lực;
b) Khi cần thiết để chỉ rõ hướng tác dụng của biển và chỉ chỗ bắt đầu hay chỗ kết thúc hiệu lực của biển phải đặt biển phụ số 503 "Hướng tác dụng của biển";
c) Các biển báo cấm từ biển số 101 đến biển số 120 không cần quy định phạm vi có hiệu lực của biển và không có biển báo hết cấm;
d) Kèm theo các biển báo cấm nói ở điểm c điều này phải đặt các biển chỉ dẫn lối đi cho xe bị cấm (trừ trường hợp đường cấm vì lý do đường, cầu bị tắc mà không có lối rẽ tránh) như quy định ở chương VII về biển chỉ dẫn;
e) Hiệu lực của biển số 121 và biển số 128 có giá trị đến hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ số 501 hoặc đến vị trí đặt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm".
Biển số 123 và biển số 129 có giá trị tại chỗ;
Biển số 124 có giá trị ở vị trí đường giao nhau hoặc căn cứ vào biển phụ số 503 (d,e);
Biển số 125, 126, 127, 130, 131 (a,b,c) có giá trị đến ngã ba, ngã tư tiếp giáp, hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số 133, 134, 135) biển số 130 và 131 (a,b,c) còn căn cứ vào biển phụ 503 (d,e);
f) Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc là tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.
[/I]
Em đồng ý với quan điểm của cụ này.Hình như toàn cụ thông thạo luật ở đây cả nhể! Các cụ quên một điều quan trọng là tất cả các biển báo đều hết hiệu lực cho đến khi đường có lối rẽ ngã ba, ngã tư gần nhất nhá! Mấy cái biển phân làn đó làm gì có hiệu lực suốt cả quãng đường đâu? Vì thế đi làn nào chả được, chẳng qua toàn cụ yếu bóng vía mới phải nộp cho xxx thôi ợ. Lần sau cụ nào bị tóm cứ dắt tay xxx đến đoạn có chỗ rẽ tìm biển phân làn nhá, nếu không có biển báo thì cứ đập vào mặt chúng nó cho chừa cái tội hành dân đi!
Ở đây có một vấn đề nữa nhà cháu thắc mắc, nhờ các cụ giải đáp:1. Về hiệu lực của biển cấm (Biển hình tròn có viền đỏ, nền trắng, hình vẽ hoặc chữ màu đen), bác xedieu đã post ở trên, đó là Điều 31 của Điều lệ báo hiệu đường bộ, các bác cứ đọc kỹ sẽ rõ.
Điều lệ báo hiệu đường bộ là tiêu chuẩn ngành GTVT, được Bộ trưởng Bộ GTVT ký ban hành, hoàn toàn phù hợp với điều 10, khoản 8 của Luật GTĐB. Một số quy định chung đây:Ở đây có một vấn đề nữa nhà cháu thắc mắc, nhờ các cụ giải đáp:
Điều lệ Báo hiệu đường bộ là văn bản thuộc loại Tiêu chuẩn ngành (mã hiệu 22-TCN-237-01) do Bộ GTVT ban hành, hiểu nôm na thì chỉ có giá trị trong ngành GTVT. Vậy có thể đem điều lệ này ra tranh luận với xxx khi bị vịn bất hợp lý được không ? (Trong Luật GTĐB, Điều 10 (Hệ thống báo hiệu đường bộ), Khoản 8 có quy định "Bộ trưởng Bộ GTVT quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.")