Xuất phát từ cuộc sống: tâm càng loạn động thì càng rời xa trí tuệ, tâm càng tĩnh tại thì càng gần với trí tuệ.
Tâm bị kích động mạnh sẽ thường dẫn đến lựa chọn sai (hăng máu tiết chửi nhau rồi đâm nhau chết người, trong lúc nguy ngập thiếu bình tĩnh sẽ không có lối thoát, dù có học chăm chỉ đến đâu mà tâm lý yếu đến lúc đi thi run quá kiến thức quên sạch,....).
Tâm càng bình tĩnh thì sẽ thường dẫn tới lựa chọn đúng đắn, nhất là các tình huống nguy cấp.
Áp dụng trong mục đích muốn thấy rõ đường đi của nhân quả: Muốn nhìn thấy rõ rệt đường đi của nhân quả, thì tâm phải tĩnh, lúc đó trí tuệ khởi lên và sẽ nhìn ra nhân quả.
Còn người thường chúng ta, cái tâm bị tham, sân, si, mạn, nghi nó chiếm đóng, gọi là ô nhiễm, từng nhân tố trên nó khởi lên là tâm loạn động, trí tuệ càng bị đẩy lui. Chỉ khi nào tâm phải tĩnh lặng tuyệt đối (nhờ có định), thì các thứ ô nhiễm bị đẩy lùi, lúc này trí tuệ sẽ sinh khởi, sẽ thấy rõ các hiện tượng luân hồi, đường đi của nhân quả. Một đời người / 1 kiếp đôi khi chỉ là 1 góc của nhân quả, mà nhân quả nó có thể bao trùm liên kiếp, nên trong 1 kiếp thì có lúc không thấy hết được nhân quả.
Làm cách nào để tâm tĩnh lặng tuyệt đối qua đó khởi sinh trí tuệ thấy được nhân quả? phải đi theo 3 giai đoạn là Giới, Định, Tuệ.
Từ việc giữ giới sẽ giúp cho định được suôn sẻ. Ví dụ ngày còn ham uống rượu, còn ham chửi bới thì đến tối làm sao cái tâm tĩnh được để mà định,
Từ việc định sẽ giúp tâm tĩnh lặng, tức là thiền định sâu ngày một sâu,
Từ đó dẫn đến trí tuệ khởi sinh, thiền định sâu một mức nào đó thì trí tuệ trồi lên và từ đó nhìn rõ được luân hồi, đường đi nhân quả.