[Funland] Luật Nhân Quả mạn đàm

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Con hổ ăn thịt con lợn, con mèo ăn thịt con chuột. Nhân quả trường hợp này theo đạo Phật thế nào hở các cụ. Còn theo bên Kito thì chúa bênh con nào.
 

Soncon200291

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570253
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
5
Động cơ
144,550 Mã lực
Tuổi
33
Có luật hoa quả đó cụ
 

trịnh long 91

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-790709
Ngày cấp bằng
17/9/21
Số km
85
Động cơ
23,999 Mã lực
Tuổi
33
gieo nhân nào thì nhận quả đấy cụ ạ
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,265
Động cơ
212,479 Mã lực
Trước em đọc được 1 câu trả lời khá tâm đắc trên Quora, đại khái là không phải kiểu cứ làm sai là ắt có cái gì y hệt như thế dội ngược lại, như kiểu mấy người ko hiểu rõ cứ bảo tại sao nhiều thằng làm ác, gian xảo, tham nhũng, nhiều gã bạo chúa như mấy tay vua chúa giết người không ghê tay mà sống vui vẻ sung sướng đến cuối đời đâu. Theo câu trả lời đó và cũng như theo em thì nhân quả là kết quả của hành vi, thói quen lâu dài của mình, ngày nghĩ sao đêm chiêm bao làm vậy. Suy nghĩ lâu dần nó sẽ tích thành lời nói, lời nói suy nghĩ thì thành hành động và cứ thế tuần hoàn. Ví dụ các bác nghĩ và tuyên bố ngày tập đánh tennis ít nhất 1 tiếng thì các cụ cứ thế làm theo, thói quen nó có thể dẫn đến cơ thể các cụ được khỏe mạnh, hay chơi quá đà hơn 1 tiếng cơ thể ko chịu được thì bị đột quỵ. Nhân quả nói đơn giản đó là đấm vào tường bị phản lực từ tường dội lại vào tay gây đau tay. Thế giới nó luôn có xu hướng đạt đến ngưỡng cân bằng, trong hóa học các phản ứng đều thế, cân bằng và trao đổi năng lượng sao cho hai bên đều bình quân. Vì vậy khi đấm vào tường thì có phản lực, có lực thì có phản lực, vật chất, phản vật chất...
Hùi xưa học đại học có ông thầy triết bàn về nhân quả như này: Tại sao có người chăm chỉ, ăn ở hiền lành mà vẫn gặp vận đen, nghèo đói bệnh tật => ấy là do kiếp trước nó ăn quả to quá, ăn lẹm cả vào phần kiếp này. Còn có những đứa sống bẩn tưởi, làm việc ác, mà vẫn giàu có sống nhởn nhơ, là do kiếp trước quả còn để lại to quá, kiếp này trừ nợ cho nhân vẫn dư xài. Thế nên có bác nào muốn sống sung sướng kiếp này thì cứ bốc họ 1 quả to to vào nhé. Kiếp sau tính sau.
Có 1 cách giải thích hơi thoát tục siêu phàm kỳ lạ về nhân quả là nếu đạt đến 1 ngưỡng nào đó về chất thì lượng nó thay đổi. Nhà cháu không tin lắm, nhưng chia sẻ lại cho cụ mợ cùng thử chiêm nghiệm. Ví dụ cụ thể của thuyết đó có thể là 1 trường hợp tương tự sau đây:
1 người làm ác, tham nhũng chẳng hạn, kiếm tiền thật nhiều ở một xứ hỗn tạp thuộc thế giới thứ 3. Với đồng tiền dơ bẩn kiếm được, họ tìm cách cho con đi du học, định cư và có được đời sống tốt đẹp ở thế hệ con cháu tiếp theo. Sau đó bản thân họ cũng an hưởng tuổi già.
Các nhà lí luận cho rằng khi đạt ngưỡng Ác-Bất Thiện thì trong trường hợp này người gây việc ác, tạo cái nhân xấu không gặp phải hoặc gặt hái quả xấu mà ngưỡng đó thay đổi về chất và biến thành quả ngọt ở trời tây thay vì theo kiểu nhân quả thì con cháu nó sẽ lợi dụng tiền nhiều và ăn chơi hút chích dẫn tới đời con cháu bị quả báo. Thuyết này là để giải thích việc một số người làm việc trái thiên đạo nhưng cuối đời được thanh nhàn.
Các cụ nhà ta khi xưa có câu là: người tốt thường chết trước.
Em nghĩ giả thuyết này kỳ lạ và khó hiểu, cơ mà đem lên đây cho các cụ cùng bàn cho vui.
 

ferrari

Xe máy
Biển số
OF-466
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
73
Động cơ
580,370 Mã lực
Theo quan điểm cá nhân của tui là có cụ ạ
 

TRINHNX72

Xe tải
Biển số
OF-745664
Ngày cấp bằng
8/10/20
Số km
439
Động cơ
63,856 Mã lực
Tuổi
40
Tôi không biết chính xác bà Vanga là ai.
Tôi chỉ thấy media hay nói kiểu. Hôm qua trời mưa thì hôm nay họ nói là : "Bà Vanga đã tiên đoán hôm qua trời mưa, và trời đã mưa". Chứ họ không nói từ ngày hôm kia là " Bà Vanga tiên đoán ngày mai trời mưa". (sau đó trời mưa).
Vấn đề tiên tri, chiêm tinh chiêm tủng thì tôi cũng chịu nốt.
Có nhà tiên tri nào tiêm đoán đoán covid 19 ko nhỉ :)):)):))
 

Anycar

Xe tăng
Biển số
OF-53581
Ngày cấp bằng
25/12/09
Số km
1,100
Động cơ
461,910 Mã lực
E chỉ tin vào Nguyên nhân- Kết quả, cặp phạm trù Biện chứng trong Triết học! Còn luật hoa quả thì ko ổn lắm, lỏng nẻo! Các cụ nghĩ sao nếu có kẻ độc mồm, độc miệng bảo người không gặp may mắn trong cuộc sống là do kiếp trước làm điều ác, nếu trẻ con bị dị tật hoặc ko may mắn thì sao???? Đó là điều e ghét nhất và ghê tởm nhất mà e từng được nghe về luật Hoa Quả!
Tác dụng phụ của luật này là rủa nhau.
 

Anycar

Xe tăng
Biển số
OF-53581
Ngày cấp bằng
25/12/09
Số km
1,100
Động cơ
461,910 Mã lực
sử dụng vacxin viện trợ thông qua chương trình covax của LHQ không đúng khuyến nghị là tiêm cho người trên 65 tuổi trước, hậu quả là vỡ trận ở HCM.
Vừa gieo xong gặt luôn
Cũng nhân đấy nhưng gieo ở Hà Nội lại không ra quả.
 

johnson321

Xe tải
Biển số
OF-454258
Ngày cấp bằng
19/9/16
Số km
340
Động cơ
208,516 Mã lực
Tuổi
32
Có 1 cách giải thích hơi thoát tục siêu phàm kỳ lạ về nhân quả là nếu đạt đến 1 ngưỡng nào đó về chất thì lượng nó thay đổi. Nhà cháu không tin lắm, nhưng chia sẻ lại cho cụ mợ cùng thử chiêm nghiệm. Ví dụ cụ thể của thuyết đó có thể là 1 trường hợp tương tự sau đây:
1 người làm ác, tham nhũng chẳng hạn, kiếm tiền thật nhiều ở một xứ hỗn tạp thuộc thế giới thứ 3. Với đồng tiền dơ bẩn kiếm được, họ tìm cách cho con đi du học, định cư và có được đời sống tốt đẹp ở thế hệ con cháu tiếp theo. Sau đó bản thân họ cũng an hưởng tuổi già.
Các nhà lí luận cho rằng khi đạt ngưỡng Ác-Bất Thiện thì trong trường hợp này người gây việc ác, tạo cái nhân xấu không gặp phải hoặc gặt hái quả xấu mà ngưỡng đó thay đổi về chất và biến thành quả ngọt ở trời tây thay vì theo kiểu nhân quả thì con cháu nó sẽ lợi dụng tiền nhiều và ăn chơi hút chích dẫn tới đời con cháu bị quả báo. Thuyết này là để giải thích việc một số người làm việc trái thiên đạo nhưng cuối đời được thanh nhàn.
Các cụ nhà ta khi xưa có câu là: người tốt thường chết trước.
Em nghĩ giả thuyết này kỳ lạ và khó hiểu, cơ mà đem lên đây cho các cụ cùng bàn cho vui.
Túm lại thì như trường hợp cụ xét nó là quy luật tự nhiên mạnh được yếu thua, sinh tồn thì con nào khỏe chiếm được nhiều tài nguyên, sức mạnh và quyền lực sẽ sinh sản nhiều và duy trì nòi giống. Cái này là bản chất sinh vật rồi cụ, vậy nên tốt chết sớm do người tốt thường phải hì sinh, mà hi sinh nhiều khi là cả mạng sống của họ. Vậy nên nhiều thằng xấu cực kỳ nhưng nó sống vừa lâu vừa tốt, vì nó đòi hỏi và giành được nhiều quyền lợi về nó.
Xét theo khía cạnh duy vật thì tốt nhất các cụ nên sống sao cho mình đạt được lợi ích lớn nhất, vì mọi thứ đều là vật chất, cấu tạo từ các hạt, sinh vật tuân theo quy luật tiến hóa và mọi thứ sau khi chết đều là vô nghĩa trừ khi các cụ muốn để lại cho con cháu, những người mang gen tức là cái vật chất duy nhất còn sót lại của các cụ trên đời. Mình đạt được lợi ích ko có nghĩa cứ phải là giết người, phạm tội mà cứ lách luật, trốn bị bắt làm sao mà cụ vừa được sướng vừa ko phải chịu bất cứ trách nhiệm gì. Đó là duy vật.
Còn duy tâm thì cho rằng linh hồn tồn tại nên chết chưa phải hết, các cụ làm gì nó sẽ ghim vào linh hồn, tùy theo quy luật tâm linh mà phát tác. Có đạo cho là chết ai mang tội phải xuống địa ngục, chịu nỗi đau đớn hành hạ muôn ngàn đời, vĩnh bất siêu sinh. Có đạo cho là luân hồi, rồi chuyển kiếp, cụ lại tái sinh thành 1 ai hay 1 con gì đó để trả nghiệp.
Cụ tin vào duy tâm hay duy vật thì cụ sẽ sống theo cách cụ tin thôi, còn đúng sai thì nói thẳng, con người chưa có khả năng và công cụ kiểm tra, nghiên cứu được đâu ạ. Cả bên tin lẫn bên ko tin đều chẳng biết rõ điều gì sẽ xảy ra sau khi chết, trừ những người đã chết hẳn rồi. Duy tâm thì cho là có thể liên hệ với thế giới bên kia nên chắc chắn có linh hồn nhưng duy vật lại vả vào mặt duy tâm bảo là mấy chuyện gọi hồn, nhìn thấy hồn ma các kiểu đều là ảo tưởng vô căn cứ, ko có bằng chứng xác đáng.
 
Chỉnh sửa cuối:

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,265
Động cơ
212,479 Mã lực
Túm lại thì như trường hợp cụ xét nó là quy luật tự nhiên mạnh được yếu thua, sinh tồn thì con nào khỏe chiếm được nhiều tài nguyên, sức mạnh và quyền lực sẽ sinh sản nhiều và duy trì nòi giống. Cái này là bản chất sinh vật rồi cụ, vậy nên tốt chết sớm do người tốt thường phải hì sinh, mà hi sinh nhiều khi là cả mạng sống của họ. Vậy nên nhiều thằng xấu cực kỳ nhưng nó sống vừa lâu vừa tốt, vì nó đòi hỏi và giành được nhiều quyền lợi về nó.
Xét theo khía cạnh duy vật thì tốt nhất các cụ nên sống sao cho mình đạt được lợi ích lớn nhất, vì mọi thứ đều là vật chất, cấu tạo từ các hạt, sinh vật tuân theo quy luật tiến hóa và mọi thứ sau khi chết đều là vô nghĩa trừ khi các cụ muốn để lại cho con cháu, những người mang gen tức là cái vật chất duy nhất còn sót lại của các cụ trên đời. Mình đạt được lợi ích ko có nghĩa cứ phải là giết người, phạm tội mà cứ lách luật, trốn bị bắt làm sao mà cụ vừa được sướng vừa ko phải chịu bất cứ trách nhiệm gì. Đó là duy vật.
Còn duy tâm thì cho rằng linh hồn tồn tại nên chết chưa phải hết, các cụ làm gì nó sẽ ghim vào linh hồn, tùy theo quy luật tâm linh mà phát tác. Có đạo cho là chết ai mang tội phải xuống địa ngục, chịu nỗi đau đớn hành hạ muôn ngàn đời, vĩnh bất siêu sinh. Có đạo cho là luân hồi, rồi chuyển kiếp, cụ lại tái sinh thành 1 ai hay 1 con gì đó để trả nghiệp.
Cụ tin vào duy tâm hay duy vật thì cụ sẽ sống theo cách cụ tin thôi, còn đúng sai thì nói thẳng, con người chưa có khả năng và công cụ kiểm tra, nghiên cứu được đâu ạ. Cả bên tin lẫn bên ko tin đều chẳng biết rõ điều gì sẽ xảy ra sau khi chết, trừ những người đã chết hẳn rồi. Duy tâm thì cho là có thể liên hệ với thế giới bên kia nên chắc chắn có linh hồn nhưng duy vật lại vả vào mặt duy tâm bảo là mấy chuyện gọi hồn, nhìn thấy hồn ma các kiểu đều là ảo tưởng vô căn cứ, ko có bằng chứng xác đáng.
Rất nhiều cái em từng đọc và nếu em tổng hợp lại theo cá nhân thì "Vĩnh bất siêu sinh" có 2 nghĩa 1 là đã thực sự siêu sinh ra ngoài vòng luân hồi và hoà nhập vào vũ trụ hư vô hoặc 2 là bất siêu sinh trong một chu kỳ tuần hoàn ngắn mà sau đó sẽ quay trở lại luân hồi nếu vẫn chưa thoát hết nghiệp lực. Muốn vượt khỏi luân hồi thì buông bỏ mưu cầu lợi ích cá nhân trong tâm như kiểu nhà Phật hay giảng. Luân hồi và chuyển kiếp do đó được xem như là 1 và đối nghịch lại với nó chính là vượt thoát luân hồi.
Vâng, cụ dạy đúng, cụ ạ. Em tin rằng nghiệp lực sẽ theo ta, có điều với trường hợp mà em ví dụ thì em vẫn không hiểu được nghiệp lực đó tác động ra sao sau khi chết. Tất nhiên về lý thuyết nghiệp lực nếu khi sống làm trái đạo đức thì khi chết nghiệp oán sẽ nặng. Còn đối với nhóm con cháu những người đã làm ác để cải thiện đời con cháu thì em đoán không biết không có tội, người nào làm người đó gánh nghiệp ác, là em đoán thế không biết có đúng không.
 

.Chum.

Xe tải
Biển số
OF-471353
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
234
Động cơ
201,823 Mã lực
Rất nhiều cái em từng đọc và nếu em tổng hợp lại theo cá nhân thì "Vĩnh bất siêu sinh" có 2 nghĩa 1 là đã thực sự siêu sinh ra ngoài vòng luân hồi và hoà nhập vào vũ trụ hư vô hoặc 2 là bất siêu sinh trong một chu kỳ tuần hoàn ngắn mà sau đó sẽ quay trở lại luân hồi nếu vẫn chưa thoát hết nghiệp lực. Muốn vượt khỏi luân hồi thì buông bỏ mưu cầu lợi ích cá nhân trong tâm như kiểu nhà Phật hay giảng. Luân hồi và chuyển kiếp do đó được xem như là 1 và đối nghịch lại với nó chính là vượt thoát luân hồi.
Vâng, cụ dạy đúng, cụ ạ. Em tin rằng nghiệp lực sẽ theo ta, có điều với trường hợp mà em ví dụ thì em vẫn không hiểu được nghiệp lực đó tác động ra sao sau khi chết. Tất nhiên về lý thuyết nghiệp lực nếu khi sống làm trái đạo đức thì khi chết nghiệp oán sẽ nặng. Còn đối với nhóm con cháu những người đã làm ác để cải thiện đời con cháu thì em đoán không biết không có tội, người nào làm người đó gánh nghiệp ác, là em đoán thế không biết có đúng không.
Cụ nói hay như đài nên được chuyển sang đeo biển ngoại giao à?
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,796
Động cơ
-90,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
E chỉ tin vào Nguyên nhân- Kết quả, cặp phạm trù Biện chứng trong Triết học! Còn luật hoa quả thì ko ổn lắm, lỏng nẻo! Các cụ nghĩ sao nếu có kẻ độc mồm, độc miệng bảo người không gặp may mắn trong cuộc sống là do kiếp trước làm điều ác, nếu trẻ con bị dị tật hoặc ko may mắn thì sao???? Đó là điều e ghét nhất và ghê tởm nhất mà e từng được nghe về luật Hoa Quả!
Những người tu hành chân chính thì chẳng ai ác khẩu như vậy cả. Vì ác khẩu là một trong những điều mà những nhà tu hành cần phải từ bỏ. Như cụ gì hay giảng đạo trên đây toàn theo kiểu dọa dẫm í, đó gọi là tu hổ mang. :D
 

.Chum.

Xe tải
Biển số
OF-471353
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
234
Động cơ
201,823 Mã lực
Những người tu hành chân chính thì chẳng ai ác khẩu như vậy cả. Vì ác khẩu là một trong những điều mà những nhà tu hành cần phải từ bỏ. Như cụ gì hay giảng đạo trên đây toàn theo kiểu dọa dẫm í, đó gọi là tu hổ mang. :D
Hình như là nick kem tươi hay mun-lai gì đấy.
Cụ nói đúng đấy.
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,796
Động cơ
-90,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Xét một cách toàn diện thì luật Nhân - Quả có thật không các cụ? Hay chỉ là những câu chuyện kiểu như luận đề sau 18h30?
Mời các cụ cùng bàn.
Nhan_qua_1.jpg
Tranh cãi về luật nhân quả theo em là do ta không:
  • Nhìn sự vật sự việc như nó chính là.
Em lấy ví dụ có một nửa cốc nước.
  • Người lạc quan sẽ hô lên: ôi, cốc nước đầy một nửa.
  • Người bi quan sẽ than phiền: huhu, cốc nước vơi một nửa.
Tuy nhiên, dù người ta lạc quan hay bi quan thì nửa cốc nước nó vẫn cứ là nửa cốc nước. Chẳng khác đi chút gì.

Giờ xét đến việc nhiều khi chúng ta hay than phiền: nhà đó xấu thế sao lại giàu thế?

Đó là một cách nhìn đầy thành kiến. Nghĩa là ta đã lồng cái ý kiến chủ quan vào một sự việc khách quan. Chính vì lý do đó nên chúng ta cho rằng: quả nhất định phải là như vậy, mà không đi sâu vào gốc rễ của vấn đề. Hay như trong kinh Phật nói, đó là: Sự thật. Sự thật nó tồn tại khách quan, chẳng bị phụ thuộc vào bất cứ ai cả.

Việc giàu, nghèo chẳng liên quan gì đến việc tốt, xấu, làm thiện hay làm ác. Chúng ta sống trong cuộc sống này, tạo ra bao nhiêu nhân, và gặt về bao nhiêu quả. Biết quả nào thuộc nhân nào?

Để giúp cho con người thoát ra khỏi cảnh mãi cứ làu bàu, sao tôi tốt thế mà vẫn khổ, trong khi thằng hàng xóm xấu thế mà lại giàu, Đức Phật mới chỉ ra:
  • Tứ diệu đế
Tứ diệu đế là gì?
  • Định nghĩa nỗi khổ: ví dụ như ở cạnh người mình không thích, xa cách người mình yêu, nghèo quá, đen đủi quá....
  • Nguyên nhân của nỗi khổ đó: chính là tham, sân, si.
  • Cách diệt khổ: bỏ tham, sân, si đi là xong.
  • Con đường để bỏ tham, sân, si: thực hành theo tám cách: nghĩ chuẩn, nói chuẩn... Nói chung làm cái gì cũng điềm đạm, chuẩn chỉ, càng loại bỏ được định kiến bao nhiêu thì càng gần với sự giải thoát bấy nhiêu. Nhìn sự vật sự việc như nó vốn có...
Như vậy, để giúp mọi người thực hành những điều cơ bản nói trên, Đức Phật mới tùy vào từng đối tượng mà có những bài giảng khác nhau. Tuy nhiên, những lời giảng đó lại không phải là chân lý. Nó chỉ là con đường dẫn đến chân lý. Chúng ta hay soi từng câu chữ để thực hành, mà không hiểu ý nghĩa cốt lõi thành ra nó mới bị biến tướng ra tùm lum.

Ví dụ:
  • Phật dạy phải từ bi hỉ xả. Nhưng có lần Phật lại dùng cây đánh một con nai. Tại sao? Bởi vì Phật bảo, đánh con nai cho nó sợ nó chạy vào rừng để người ta đỡ bắt giết thịt.
  • Phật dạy không được sát sinh. Thế là bị suy diễn ra là không được ăn thịt. Tu sĩ đi khất thực, dân họ cúng dường thịt chẳng lẽ lại từ chối?
Luật nhân quả nó cũng vậy thôi.
Nó là một qui luật tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sau đó nó đã bị chủ quan hóa, định kiến hóa, tham sân si hóa, khiến cho nhiều người than thân trách phận, giận cả ông trời, trách cả ông Phật. Và như vậy thì mãi mãi sẽ rơi vào cái vòng luẩn quẩn do chính mình tạo ra:
  • Tự tạo ra khổ, xong rồi than khổ.
  • Sống với quá khứ, tương lai mà quên đi hiện tại, nên lúc nào cũng tiếc nuối, khổ đau. Đúng như những câu thành ngữ của nhiều dân tộc trên thế giới: cái gì không có mới là thứ quí nhất (tham).
 

Thichhaihoa

Xe tải
Biển số
OF-563617
Ngày cấp bằng
10/4/18
Số km
435
Động cơ
153,376 Mã lực
Tranh cãi về luật nhân quả theo em là do ta không:
  • Nhìn sự vật sự việc như nó chính là.
Em lấy ví dụ có một nửa cốc nước.
  • Người lạc quan sẽ hô lên: ôi, cốc nước đầy một nửa.
  • Người bi quan sẽ than phiền: huhu, cốc nước vơi một nửa.
Tuy nhiên, dù người ta lạc quan hay bi quan thì nửa cốc nước nó vẫn cứ là nửa cốc nước. Chẳng khác đi chút gì.

Giờ xét đến việc nhiều khi chúng ta hay than phiền: nhà đó xấu thế sao lại giàu thế?

Đó là một cách nhìn đầy thành kiến. Nghĩa là ta đã lồng cái ý kiến chủ quan vào một sự việc khách quan. Chính vì lý do đó nên chúng ta cho rằng: quả nhất định phải là như vậy, mà không đi sâu vào gốc rễ của vấn đề. Hay như trong kinh Phật nói, đó là: Sự thật. Sự thật nó tồn tại khách quan, chẳng bị phụ thuộc vào bất cứ ai cả.

Việc giàu, nghèo chẳng liên quan gì đến việc tốt, xấu, làm thiện hay làm ác. Chúng ta sống trong cuộc sống này, tạo ra bao nhiêu nhân, và gặt về bao nhiêu quả. Biết quả nào thuộc nhân nào?

Để giúp cho con người thoát ra khỏi cảnh mãi cứ làu bàu, sao tôi tốt thế mà vẫn khổ, trong khi thằng hàng xóm xấu thế mà lại giàu, Đức Phật mới chỉ ra:
  • Tứ diệu đế
Tứ diệu đế là gì?
  • Định nghĩa nỗi khổ: ví dụ như ở cạnh người mình không thích, xa cách người mình yêu, nghèo quá, đen đủi quá....
  • Nguyên nhân của nỗi khổ đó: chính là tham, sân, si.
  • Cách diệt khổ: bỏ tham, sân, si đi là xong.
  • Con đường để bỏ tham, sân, si: thực hành theo tám cách: nghĩ chuẩn, nói chuẩn... Nói chung làm cái gì cũng điềm đạm, chuẩn chỉ, càng loại bỏ được định kiến bao nhiêu thì càng gần với sự giải thoát bấy nhiêu. Nhìn sự vật sự việc như nó vốn có...
Như vậy, để giúp mọi người thực hành những điều cơ bản nói trên, Đức Phật mới tùy vào từng đối tượng mà có những bài giảng khác nhau. Tuy nhiên, những lời giảng đó lại không phải là chân lý. Nó chỉ là con đường dẫn đến chân lý. Chúng ta hay soi từng câu chữ để thực hành, mà không hiểu ý nghĩa cốt lõi thành ra nó mới bị biến tướng ra tùm lum.

Ví dụ:
  • Phật dạy phải từ bi hỉ xả. Nhưng có lần Phật lại dùng cây đánh một con nai. Tại sao? Bởi vì Phật bảo, đánh con nai cho nó sợ nó chạy vào rừng để người ta đỡ bắt giết thịt.
  • Phật dạy không được sát sinh. Thế là bị suy diễn ra là không được ăn thịt. Tu sĩ đi khất thực, dân họ cúng dường thịt chẳng lẽ lại từ chối?
Luật nhân quả nó cũng vậy thôi.
Nó là một qui luật tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sau đó nó đã bị chủ quan hóa, định kiến hóa, tham sân si hóa, khiến cho nhiều người than thân trách phận, giận cả ông trời, trách cả ông Phật. Và như vậy thì mãi mãi sẽ rơi vào cái vòng luẩn quẩn do chính mình tạo ra:
  • Tự tạo ra khổ, xong rồi than khổ.
  • Sống với quá khứ, tương lai mà quên đi hiện tại, nên lúc nào cũng tiếc nuối, khổ đau. Đúng như những câu thành ngữ của nhiều dân tộc trên thế giới: cái gì không có mới là thứ quí nhất (tham).
Tu sĩ đi khất thực, người ta cúng dường bằng thực phẩm mặn thì tu sĩ vẫn vui vẻ nhận nhưng tu sĩ sẽ đem chôn thực phẩm đó
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top