Đêm đã về khuya em xin có mấy nhời về bói toán , vận hạn và đi kèm với đó là mặt trái của mê tín dị đoan.
Xin trích vài đoạn hiển bày chân nghĩa của Đạo lý trời đất:
“Luận cái thế trời đất rộng lớn, còn mặt trời mặt trăng vẫn tỏ sáng hoài, thì năm tháng ngày giờ đều tốt cả, thiệt không có ngày nào
khác lạ, ngày nào cũng tốt.”
“Thế gian bày ra có lịch số tính toán, là từ trước kia, bởi ông Nhân Vương Bồ Tát có tâm từ bi quảng đại, thương xót người đời, cũng như cha mẹ thương con đỏ, mới giáng sinh xuống trần gian làm vị Nhân chúa, làm cha mẹ nhân dân. Từ đó, mới thuận theo tính người đời dạy, bày có phong tục, làm ra lịch số, coi ngày coi giờ, coi niên vãng, coi địa lý, ban truyền trong thiên hạ, cho biết bốn mùa tám tiết mà xây dùng, biên ra có trực bình, trực mang, trực thành, trực thâu, trực khai, trực trừ, có văn chấp (chấp Diệu), Nguy, Phá (Phá Quân), Sát (Thất Sát).
Đó là xét chân lý (tùy duyên, tùy hỉ, không quá cưỡng cầu) mà dùng, những người ám độn kia, lại nhè y theo văn chữ tự đó mà tín dụng, ắt chẳng khỏi hung họa: Chẳng những vậy thôi, lại còn rước bọn tà sư về nhà an phù trấn trạch, nói luận lăng xăng, lên đồng nhập cốt, cầu tà thần, bái tế cúng lại loài ngạ quỷ. Làm như thế thì thêm đường gây tội lỗi, sự lo phiền khổ não lại cho mình chịu.
Mấy người như vậy, chẳng những gây họa lụy cho mình, lại còn mắc tội phản nghịch chánh lý thiên địa. Vả lại người đời chẳng chịu làm lành tu phước y theo chánh giáo sửa mình, lại trở rước thầy yếm đối, cúng tế tà thần<mà cầu cho mình tiêu tai khỏi họa ấy. Ví như bỏ ánh tỏ sáng của Nhật Nguyệt mà chui vào chỗ tối, trái bỏ đường chánh đạo, lại đi lầm đường tà giáo” Nên, nếu có tang gia, chọn ngày giờ được thì chọn, mà không thể thì cũng cứ tẩm liệm, nhớ trì tụng 21 lần chú Thiên địa bát dương