Vận hạn là do nhân quả và nghiệp quả .Nên cốt tủy vẫn là Đạo Đức, Phúc Đức của gia chủ. Nhà Phật chỉ rõ chân lý của luật Nhân Quả, thiết nghĩ, mọi sự việc hiện tượng trong Tam giới (Thiên, Địa, Nhân) đều đã được an định trong quy luật nhân quả này, chư Thiên, chư Tiên cũng không ra khỏi quy luật này, trừ khi chứng nhập Thánh Quả giác ngộ tối thượng ra ngoài tam giới như Chư Phật, nên chư Thiên, chư Tiên chỉ là người giám sát cho quy luật Nhân quả vận hành chính xác, không có ngoại lệ, chứ cũng ít khi các vị can thiệp vào (bởi nếu can thiệp vào là họ gánh nghiệp), nên người xưa cũng có câu: Đức năng thắng Số, là như vậy. Tuy nhiên, thuận trời, thuận đất được thì mọi sự thường được hanh thông hơn, quỷ thần ác thường ít khi dám phạm, tránh được thì tránh, còn như không thể, không nên khiên cưỡng, đời đạo bình hòa, mọi sự đều là không thường trụ, là vô ngã, chỉ là ảo ảnh, có gì phải thủ giữ. Nên tùy hỉ, tùy điều kiện, nếu có thể chọn lựa, thì chọn lựa ngày giờ tốt, mà đón thiện thần, mà tránh ác thần đó cũng là đạo vậy. Còn không thể, thì cũng tùy duyên, nên chăng chú trọng rèn Đức độ trong nhân sinh này, gieo nhân lành, thì gặp quả lành, dù ác thần, hung thần cũng chẳng dám phạm. Có vài pháp giải giới, chẳng kể ngày giờ, tùy hỉ sử dụng, nhưng phải thận trọng. Bởi đức Phật từng thuyết, ngày nào cũng là tốt cả, chẳng có ngày xấu, cái quan trọng ở đây, thiết nghĩ, người đó tu hành đạo đức thế .Vài lời như múa rìu qua mắt thợ mong cccm lượng thứ