- Biển số
- OF-835564
- Ngày cấp bằng
- 17/6/23
- Số km
- 3,027
- Động cơ
- 28,132 Mã lực
Em nhìn nhận ở góc độ là 2 nhóc nhà em phải cố lắm mới có. Vợ em dũng cảm, chúng nó cũng thế. Nên em chiều hết cỡ. Sau này cứ ổn là ok còn em cóc bắt hiếu hỉ gì.
Đơn giản là họ ko hiểu chữ báo hiếu. Ko phải dùng tiền, cấp tiền là báo hiếu.GenZ nói thật: Con cái không phải "sổ bảo hiểm về già"
https://dantri.com.vn/nhip-song-tre...phai-so-bao-hiem-ve-gia-20210922184801552.htm
GenZ nói thật: "Chữ hiếu" như tảng đá vô hình đè nặng lên vai
https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/genz-noi-that-chu-hieu-nhu-tang-da-vo-hinh-de-nang-len-vai-20210920211927526.htm
View attachment 6526073
View attachment 6526074
View attachment 6526075
Tư tưởng của lũ trẻ bây giờ sẽ có nhiều điểm khác biệt với thế hệ chúng ta (chúng ta là thế hệ đẻ ra các cháu). Trong đó nổi bật lên vấn đề nghĩa vụ của con cái với cha mẹ (báo hiếu, viện dưỡng lão, thờ cúng...). Các cụ nghĩa sao ạ?
Như mọi thứ khác, nếu nó muốn nó sẽ tìm ra cách, nếu nó không muốn nó sẽ tìm ra lý do. Nếu muốn thì từ sao Hỏa cũng sẽ có cách, nếu không muốn thì hay căn hộ sát nhau thì cũng bận lướt otofun không có thời gian.Rút hay không cũng chẳng ích gì cụ ạ. Giờ nhà cụ ở Nghệ An, thằng con lấy vợ sinh con làm việc ở Hà Nội. Thì khi cụ ốm nó có vì chữ hiếu mà bỏ việc, bỏ vợ con về chăm cụ được thường xuyên không? May ra được lúc bệnh nặng sắp chết thôi.
Trước khi hỏi ng khác nghĩ sao thì cụ phải nói cụ nghĩ trước chứ nhỉ?GenZ nói thật: Con cái không phải "sổ bảo hiểm về già"
https://dantri.com.vn/nhip-song-tre...phai-so-bao-hiem-ve-gia-20210922184801552.htm
GenZ nói thật: "Chữ hiếu" như tảng đá vô hình đè nặng lên vai
https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/genz-noi-that-chu-hieu-nhu-tang-da-vo-hinh-de-nang-len-vai-20210920211927526.htm
View attachment 6526073
View attachment 6526074
View attachment 6526075
Tư tưởng của lũ trẻ bây giờ sẽ có nhiều điểm khác biệt với thế hệ chúng ta (chúng ta là thế hệ đẻ ra các cháu). Trong đó nổi bật lên vấn đề nghĩa vụ của con cái với cha mẹ (báo hiếu, viện dưỡng lão, thờ cúng...). Các cụ nghĩa sao ạ?
Em đồng ý với quan điểm của cụ. Bố mẹ già mình không chăm ai chăm, kể cả có giúp việc cũng khong bằng người thân. Bố em mẹ em và giúp việc chăm là chính nhưng con cái vẫn phụ. Giờ đến mẹ em đi viện liên tục hết bệnh nọ bệnh kia, con trai em 17 tuổi vào trông bà ban ngày, mẹ trông bà ban đêm, không có con cái, cháu chắt thì cô đơn và buồn tủi lắm. Mẹ em trước cũng bảo chúng mày chỉ phải chăm bố mày thôi, tao không cần ai hết, giờ bệnh tật thì mới thấy cần con cháu. May đợt này con em nghỉ hè và nó rất thương bà nên nhận phần trông bà ban ngày, đi theo bà hết viện nọ viện kia. Giờ em chỉ mong mỏi bà khoẻ không phát sinh bệnh gì nữa. Chứ hết hè con em đi học thì em cũng chưa biết phải làm sao. Nói chung là còn trẻ thì cố cày cuốc thiết lập tài sản, giữ gìn sức khoẻ, dạy giỗ con cái hiếu thuận, chăm chỉ để vững vàng sau này còn lo cho bố mẹ. Trước mắt mình chủ động để về gìa ốm đau không bị động, phòng con cái không hiếu thuận mình còn có phương án dự phòng.các cụ cứ dựng lên ngọn cờ TỰ LO. Vâng, khi các cụ còn đi lại được thì chỉ cần đủ tiền tầm 5tr-10tr/tháng là tự lo vô tư. Nhưng khi nằm 1 chỗ thì sao ạ, không trông chờ chúng nó thì ai chăm các cụ? Sống ở trại dưỡng lão trong trạng thái nằm bẹp và tiền thuốc trung bình 30tr/tháng => tầm 5 tỏi gửi tiết kiệm, các cụ tính trước đi là đẹp
Theo em cái này trước hết có phần trách nhiệm của người lớn, các tổ chức cá nhân truyền thông suốt ngày chỉ tin trend, tin fake, viral những cái xấu xí cho giới trẻ giai đoạn 2010-2020 bảo sao các cháu genZ mất phương hướng, nhìn góc độ khác genz là nạn nhân của mxh bẩn, tin bẩn, trend bẩn.GenZ nói thật: Con cái không phải "sổ bảo hiểm về già"
https://dantri.com.vn/nhip-song-tre...phai-so-bao-hiem-ve-gia-20210922184801552.htm
GenZ nói thật: "Chữ hiếu" như tảng đá vô hình đè nặng lên vai
https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/genz-noi-that-chu-hieu-nhu-tang-da-vo-hinh-de-nang-len-vai-20210920211927526.htm
View attachment 6526073
View attachment 6526074
View attachment 6526075
Tư tưởng của lũ trẻ bây giờ sẽ có nhiều điểm khác biệt với thế hệ chúng ta (chúng ta là thế hệ đẻ ra các cháu). Trong đó nổi bật lên vấn đề nghĩa vụ của con cái với cha mẹ (báo hiếu, viện dưỡng lão, thờ cúng...). Các cụ nghĩa sao ạ?
Nhiều cụ cứ thích bào chữa cho các cháu nào là: "thẳng, thật, thoáng, ...". Nói thật là kỹ năng khéo léo của chúng nó là khá kém so với lứa 8x hoặc đầu 9x chứ chưa nói đến lứa 7x. Khéo léo ở đây không phải là lừa đảo hay lừa phỉnh cái gì mà là kỹ năng ứng xử với môi trường xung quanh của tụi này rất yếu.Em hôm rồi đi dự đám cưới cháu sinh 97, đã từng đi học ở japan về. Chồng làm phi công trên trời. Khi MC yêu cầu nói cảm giác sau khi trao nhẫn cưới thấy cả 2 bạn chỉ toàn nói cảm giác về nhau: yêu ghét, giận hờn và tin rằng tương lai sẽ hạnh phúc ..... Còn bố mẹ cả 2 bên chẳng thấy được nhắc đến 1 từ nào. Cũng thấy lạ hay mình già rồi cứ hoài cổ
Đúng vậy cụ. Bộ phận khá lớn các GenZ thành phố đều như vậy, tụi nó nhiều đứa có quê ở tỉnh nhưng mối quan hệ với họ hàng đặc biệt là trực hệ như ông - bà, cô - dì, chú - bác, ... rất lỏng lẻo và hời hợt.Tụi nó học theo văn hóa tây lông ấy mà. Cứ đòi đi làm là "phủi" luôn gia đình để lập một cuộc sống mới. Đa phần GenZ thành phố đều vậy, con số có thể lên tới 80%
Lúc nằm bẹp thì chết quách cho rảnh nợ sống dai dẳng làm gì cho mệt cụ ơi.Với thông tin báo chí ta đưa và các kênh khác em thấy bọn trẻ con Tây nó chủ động sống độc lập hơn ta nhiều. 18 là nó chủ động đi làm, kiếm thêm cùng lúc với việc học hoặc nó tự vay mà học...cảm nhận tỉ lệ đó của bọn nó cao hơn ta nhiều.
thế hệ chúng nó bây giờ, nếu ở thành phố thì cơ bản bố mẹ đều có công ăn việc làm, có lương và sau này hưu cơ bản cũng tự lo được. Sống từ bé đã sướng rồi, không phải trải nghiệm cảnh nghèo khó, đói ăn, thiếu mặc ... phụ huynh cũng chỉ nhắc học đi sau này sướng vào thân chứ chẳng ai kèm câu "để bố mẹ được nhờ" nữa cả. Tư duy từ nhỏ nó đã vậy rồi, các cụ cũng hy vọng con cái sau này lớn lên tự trưởng thành, ko báo đã là mừng rồi chứ cần gì báo hiếu Ở thế hệ trước, những nhà nào có các cụ là công nhân viên chức, có "lương hưu" thì ít nhiều con cái cũng đc giải phóng nhiều khỏi chữ "báo hiếu" rồi.Đúng vậy cụ. Bộ phận khá lớn các GenZ thành phố đều như vậy, tụi nó nhiều đứa có quê ở tỉnh nhưng mối quan hệ với họ hàng đặc biệt là trực hệ như ông - bà, cô - dì, chú - bác, ... rất lỏng lẻo và hời hợt.
Tối thiểu phải cám ơn công sinh thành dưỡng dục của bố mẹ chúng, xã giao nữa thì cám ơn bà con họ hàng chòm xóm không thì thôi. Cái này là do giáo dục chứ chẳng phải gen gì sất .Em hôm rồi đi dự đám cưới cháu sinh 97, đã từng đi học ở japan về. Chồng làm phi công trên trời. Khi MC yêu cầu nói cảm giác sau khi trao nhẫn cưới thấy cả 2 bạn chỉ toàn nói cảm giác về nhau: yêu ghét, giận hờn và tin rằng tương lai sẽ hạnh phúc ..... Còn bố mẹ cả 2 bên chẳng thấy được nhắc đến 1 từ nào. Cũng thấy lạ hay mình già rồi cứ hoài cổ