[Funland] Lũ trẻ GenZ và vấn đề báo hiếu cha mẹ

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,565
Động cơ
753,484 Mã lực
Cụ là tuýp người phong 🐜 nửa vờl.
Cứ 18t là bằng nhau tất? Bằng nhau là bằng cái gì nhỉ? Sao mà bằng nhau được? Phải biết mình ở đâu chứ.
18 Tuổi, là đủ quyền công dân. Bằng nhau rồi!
Mình ở đâu không quan trọng, mà quan trọng mình vẫn là mình, phỏng?
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,565
Động cơ
753,484 Mã lực
Mời cơm ý, cụ giải thích xem vì sao phải duy trì? Không mời mà cũng không cắm mặt thì sao :D
Giáo dục tốt là dạy con phải lễ nghĩa các thứ ạ :D
À, không mời cũng không sao đâu.
Em thuộc típ người cổ hủ, nếu ngồi mâm mà không mời bề trên, cảm thấy mình rất nhỏ bé và được giáo dục không đầy đủ, nên cố mà mời để đỡ bị kỳ thị thôi ạ.
 

Min Autumn

Xe tải
Biển số
OF-830766
Ngày cấp bằng
16/3/23
Số km
498
Động cơ
16,547 Mã lực
Em rất sợ bm "không tiếc gì cho con", em thích bm biết tự lo cho mình, tự tìm niềm vui cho mình & thi thoảng gd thăm nhau hơn.

Em cũng không chọn thông gia, con em nó muốn lấy ai thì lấy em không can thiệp. Nó lấy ai em cũng sẽ trân trọng, nhìn vào điểm tốt của người đó để xd mqh tốt đẹp. Nếu không tốt thì lâu lâu em hỏi thăm là đủ. Em dễ sống lắm :)

Còn hoa quả: vc em làm việc ở nhà, trong nhà lúc nào cũng có 7-8 loại hoa quả, hôm nay đang có đào, quýt, táo, chuối, cam, bơ, dâu tây, blueberries, nên đúng là ăn quả gì không có mời nhau. Ai ra bếp thấy có thích ăn thì ăn, không thích thì thôi. Lâu lâu có hứng thì mời.

Mợ thích dạy con ra sao thì cứ cố gắng, em chúc mợ thành công :)
Vâng, cảm ơn cụ đã chia sẻ quan điểm và lời chúc của của cụ.
Bài trên, em chỉ chia sẻ thêm quan điểm của em về cụm từ "phán xét" thôi ạ. Còn cuộc sống mỗi ng, mỗi gđ có cách sống riêng và có kiểu hạnh phúc riêng.
Em cũng ko bg cố gắng thành ng dạy con thành công. Điều đó ko có ý nghĩa gì với em. Em chỉ dạy những điều cơ bản để con có nền tảng dễ dàng hơn khi tìm kiếm hạnh phúc cho chính con.
Chúc cụ luôn hạnh phúc và thoải mái với những lựa chọn của mình!
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Mỗi người thích một thứ thôi mà mợ, ví dụ em có thể vẽ ra một quy tắc hành xử là mỗi buổi chiều con đi học về thấy mẹ phải nói chuyện 5 phút, cũng thích & dễ chịu (à em chưa nghĩ có dễ chịu với con em nếu em bảo nó đấy là quy định không).

Em thấy chuyện mời ăn chỉ là hình thức, không quan trọng. Nhà em ăn uống với nhau không mời, con em không có khái niệm mời ăn. Tưởng tượng nhà 5-6 nó người đợi từng ấy người mời nhau xong mới ăn, đối với em là mất thời gian, hình thức vô nghĩa. Bây giờ giả sử có khách lên thành 10-20 người đợi nhau mời qua mời lại 😅

P.S. tâm sự thật thà với mợ là em không có đòi trẻ con lễ phép, em tôn trọng trẻ con như người lớn, tử tế với nhau là quý. Mình làm gì cho nó mà đòi nó lễ phép với mình. Tại sao gặp nhau trẻ con phải chào trước? Mình lớn hơn, biết cư xử với tâm lý con người hơn, bao dung độ lượng hơn thì mình nên chào nó trước chứ? Em ở nn đi ra đường gặp người quen (hàng xóm) hay người dưng (khi đi trail), ai đang vui, muốn thân thiện thì cười chào trước, không có tâm trạng thì thôi. Chả ai đếm xem mình với nó đứa nào già hơn :D
Thực ra những j mợ nói là ok trong gia đình của mợ. Văn hoá gia đình có thể khác nhau nhưng văn hoá công ty thì chỉ có một. Tất cả hành xử đều phải theo tiêu chuẩn, nếu ko hoà nhập được thì sẽ thiệt thòi. Nếu con mợ đến nhà một gia đình có văn hoá ơ Việt Nam, và con mợ cư xử như ở nhà mợ, đến ko chào, ăn ko mời thì nó sẽ được đánh giá khác họ, hay găp kh, sếp cũng cư xử như vậy thì nó cũng sẽ khó có được thiện cảm từ họ. Việc chào hỏi, ăn mời cũng như là một nguyên tắc trong giao tiếp thôi. Nhập gia thì tuỳ tục. Và tất cả những cái đó như là một phản xạ của phép lịch sự, chả mất đi chút cá tính nào hay ko có cơ hội được tỏ ra khác biệt nên em nghĩ có nó chỉ tốt chứ ko hại. Tôn trọng người khác cũng là một cách nâng mình lên thôi.
Còn việc mợ có nói ai chào trước thì em cũng gặp một số lần chú em, bạn bố em, hay cả sếp em đều chào em trước vì lúc đó em lơ đãng hay bận việc. Cũng nhẹ nhàng thôi, em chào lại họ và cười xin lỗi vì mình đang lơ đãng và cũng thấy vui vì họ nhớ tới mình, quan tâm tới mình. À mà có lần em cũng nhìn thấy ông sếp cũ nhưng quay mặt đi vì ngại ra chào hỏi, ấy thế mà ông ấy nhìn ra và chay ra chỗ em đứng và trách, sao nhìn thấy anh ko chào. Em nghe cũng thấy buồn cười và ấm áp vì ông ấy ko giả vờ lờ đi như em.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Mợ thế thì nặng hình thức quá. Mợ nhìn con nhà người khác chào hỏi lễ phép thì mợ thích, đấy là mợ đang chỉ nghĩ cho cảm giác của mợ. Em thì không vì mấy cái chuyện đấy mà thích hay không thích.

=> cái đoạn này nó nhầm nhầm thế nào ấy, những thứ như mợ nói chắc là nó mang lại công danh, sự nghiệp, tiền của, hay mối quan hệ rộng chứ chắc gì đã feeling happy, khéo mà cảm thấy bị bắt ép bỏ xừ ra chứ feeling happppy nỗi gì.
Đó là em lấy ví dụ em là người được chào, được tôn trọng bởi người đối diện và em có thiện cảm với cháu bé đó. Cụ thừa nhận với em rằng, những người dễ gây thiện cảm thì sẽ thành công hơn trong cs ko?
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Thiên Kinh vạn quyển, hiếu hạnh vi tiên. Làm người thì phải đặt chữ Hiếu lên hàng đầu, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ điều kiện nào !!
Hiếu ở đây đơn giản là sống một cuộc đời ĐẸP, ko tà dâm, ko trộm cắp, ko nói dối, sống có gắng, chăm chỉ, biết quan tâm người khác, kính trên, nhường dưới. Theo em như vậy đã là HIẾU rồi
Còn nếu làm đc ra của cải để nâng cao đời sống cho bố mẹ, con cái nữa thì TUYỆT VỜI
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,668
Động cơ
114,553 Mã lực
Thực ra những j mợ nói là ok trong gia đình của mợ. Văn hoá gia đình có thể khác nhau nhưng văn hoá công ty thì chỉ có một. Tất cả hành xử đều phải theo tiêu chuẩn, nếu ko hoà nhập được thì sẽ thiệt thòi. Nếu con mợ đến nhà một gia đình có văn hoá ơ Việt Nam, và con mợ cư xử như ở nhà mợ, đến ko chào, ăn ko mời thì nó sẽ được đánh giá khác họ, hay găp kh, sếp cũng cư xử như vậy thì nó cũng sẽ khó có được thiện cảm từ họ. Việc chào hỏi, ăn mời cũng như là một nguyên tắc trong giao tiếp thôi. Nhập gia thì tuỳ tục. Và tất cả những cái đó như là một phản xạ của phép lịch sự, chả mất đi chút cá tính nào hay ko có cơ hội được tỏ ra khác biệt nên em nghĩ có nó chỉ tốt chứ ko hại. Tôn trọng người khác cũng là một cách nâng mình lên thôi.
Còn việc mợ có nói ai chào trước thì em cũng gặp một số lần chú em, bạn bố em, hay cả sếp em đều chào em trước vì lúc đó em lơ đãng hay bận việc. Cũng nhẹ nhàng thôi, em chào lại họ và cười xin lỗi vì mình đang lơ đãng và cũng thấy vui vì họ nhớ tới mình, quan tâm tới mình. À mà có lần em cũng nhìn thấy ông sếp cũ nhưng quay mặt đi vì ngại ra chào hỏi, ấy thế mà ông ấy nhìn ra và chay ra chỗ em đứng và trách, sao nhìn thấy anh ko chào. Em nghe cũng thấy buồn cười và ấm áp vì ông ấy ko giả vờ lờ đi như em.
Con em ra ngoài được quý, nó có kết nối với người đối diện thì nó có cách giao tiếp của nó chứ mợ. Còn người không có kết nối thì không có lý do gì để đến nhà người ta ăn uống cả.

Mợ nâng cao quan điểm với 1 chi tiết nhỏ trong cs. Các nhà "có văn hoá" đều mời cơm ạ? Mợ cứ thêm 3-4 quan điểm lẻ như thế nữa chắc loại được 80% dân số ra khỏi tập "có văn hoá" ấy 😅
 
Chỉnh sửa cuối:

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,804
Động cơ
430,881 Mã lực
Cũng lứa tuổi chúng nó khi xưa thế hệ anh em mình nghĩ nó khác. Khác ở đây không phải là: cổ hủ hay phong kiến gì cả mà là ở sự tinh tế, tế nhị của thế hệ genZ thực sự kém. Còn để bào chữa cho việc rất nhiều cháu genZ có lối ứng xử "tối tăm mặt mũi: ăn không biết mời, gặp người thân quen không biết chào hỏi, ...vv" thì nhiều thành phần lại viện dẫn "tôn trọng sự khác biệt" ra làm bình phong các kiểu. Đến ạ mấy thể loại như thế. :P
chuẩn. e cho rằng những đứa trẻ ko tiếp thu được điều này thì khó mà làm nên cơm cháo gì. còn bố mẹ cổ súy cho điều này thì em e là họ hơi bị lệch lạc
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,565
Động cơ
753,484 Mã lực
chuẩn. e cho rằng những đứa trẻ ko tiếp thu được điều này thì khó mà làm nên cơm cháo gì. còn bố mẹ cổ súy cho điều này thì em e là họ hơi bị lệch lạc
Ậy, giới "thượng lưu" người ta nghĩ khác, mình theo không kịp đâu cụ. :D
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,804
Động cơ
430,881 Mã lực
À, không mời cũng không sao đâu.
Em thuộc típ người cổ hủ, nếu ngồi mâm mà không mời bề trên, cảm thấy mình rất nhỏ bé và được giáo dục không đầy đủ, nên cố mà mời để đỡ bị kỳ thị thôi ạ.
em ko hiểu, những người ủng hộ cho qđiểm ko cần mời cơm, thì việc mời cơm nó có bị hao tổn cái gì ko nhỉ ? cuộc sống, để làm cho những người xung quanh vui vẻ mà ko phải tốn công sức gì nhiều thì nên duy trì cụ nhỉ
e còn ghét cả cái thói ngồi mâm cơm chung mà đồ ăn được gắp thẳng từ bát/đĩa thức ăn chung rồi cho vào mồm. trông nó cứ ghê ghê thế nào ấy.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,627
Động cơ
377,540 Mã lực
Vợ chồng em chỉ biết cặm cụi nuôi dạy F1 và mong cho chúng có cuộc sống sau này tốt đẹp hơn mình như tất cả các bậc cha mẹ khác.
Vc em chưa bao giờ nghĩ về chuyện hiếu đễ của con cái. Các cháu cho biếu cái gì thì đều thích và trân trọng lắm....chả cho biếu gì thấy cũng chả sao.
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,251
Động cơ
480,672 Mã lực
em ko hiểu, những người ủng hộ cho qđiểm ko cần mời cơm, thì việc mời cơm nó có bị hao tổn cái gì ko nhỉ ? cuộc sống, để làm cho những người xung quanh vui vẻ mà ko phải tốn công sức gì nhiều thì nên duy trì cụ nhỉ
e còn ghét cả cái thói ngồi mâm cơm chung mà đồ ăn được gắp thẳng từ bát/đĩa thức ăn chung rồi cho vào mồm. trông nó cứ ghê ghê thế nào ấy.
Trong Miền Nam ăn ko mời nhau nhé, văn hoá thôi :)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Không tự nhiên mà trước kia có Bộ Lễ, bây giờ có Bộ văn hoá và các trường học từ mẫu giáo cho đến… cao vút. Không có lễ nghĩa, ngồi xuống miếng ngon ăn luôn, miếng to giành lấy hoặc cắm mặt vào ăn mà không có giao tiếp thì chơi một mình. Đúng là cũng chả sao cả!
Người ta chỉ hỏi về mời cơm, cụ lại ngụy biện bịa ra cơ man nào là hành vi xấu xí khác.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nhiều cụ cứ thích bào chữa cho các cháu nào là: "thẳng, thật, thoáng, ...". Nói thật là kỹ năng khéo léo của chúng nó là khá kém so với lứa 8x hoặc đầu 9x chứ chưa nói đến lứa 7x. Khéo léo ở đây không phải là lừa đảo hay lừa phỉnh cái gì mà là kỹ năng ứng xử với môi trường xung quanh của tụi này rất yếu.
Mỗi thế hệ có điểm này điểm kia theo đặc trưng thời đại, thời cụ cũng bị ông cha chửi cho sấp mặt chứ có khác gì. Đừng dùng cái cay nghiệt của khoảng cách thế hệ mà các cụ từng gánh chịu lại trút cho bọn trẻ con. Giờ chúng nó là chủ nhân tương lai của gia đình, của đất nước, cứ cay nghiệt với nó rồi lại hỏi sao lúc cụ già nó xa lánh như lánh hủi
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Viện dưỡng lão (VDL) vẫn là một tranh cãi giữa quan điểm phương tây và VN.
* Quan điểm ủng hộ cho rằng: VDL có điều kiện vật chất, thiết bị, môi trường, kỹ thuật chăm sóc người cao tuổi tốt hơn, điều này thì chuẩn không cần chỉnh rồi.
* Quan điểm không ủng hộ cho rằng: người cao tuổi cần nhất là yếu tố tinh thần (tất nhiên yếu tố kỹ thuật không thể bỏ qua), mà với đa số người VN, người già thích sống với quá khứ, với người thân (con cháu, họ hàng, dòng tộc, chùa chiền...) cho dù điều kiện vật chất có thể không bằng.
Cá nhân em xác định, khi không còn cảm nhận được cuộc sống (trí nhớ mất, hoặc không thể vận động ở mức phải hỗ trợ ăn uống, vệ sinh cá nhân) thì chỉ là TỒN TẠI (sống thực vật), nên không cần thiết phải kéo dài sự tồn tại cho cái thể xác đó.
Em đã đến VDL, nói chuyện với nhân viên ở đó, họ nói có những cụ ở đây hơn 20 năm, con cái những ngày đầu còn đến, sau chả đến nữa, chỉ đóng tiền qua chuyển khoản. Ngay cả khi có các sự cố, họ cũng nhờ VDL đưa đi BV (đây là dịch vụ của VDL), thậm chí họ ủy quyền luôn cho VDL quyết định mọi vấn đề của bố/mẹ họ (vào BV, mỗi khi làm thủ thuật đều phải có cam kết của thân nhân không kiện cáo nếu rủi ro về tính mạng).
Nhân viên VDL còn nói, có trường hợp, con cái còn nói luôn là chăm sóc ở mức "tiêu chuẩn" thôi, không cần thêm các loại bổ dưỡng, hay quan tâm "đặc biệt" khi cần vào bệnh viện xử lý việc gì đó (nói toạc ra là...). Đối với VDL thì các cụ ở tình trạng như này lại là các khách hàng VIP, vì họ khai thác được rất nhiều dịch vụ ngoài, nên họ rất chu đáo để kéo dài hợp đồng, tránh mất khách.
Đấy là với các gia đình có điều kiện kinh tế, còn các gia đình thu nhập trung bình, hoặc khó khăn, thì ốm đau chắc cho vào BV vài hôm rồi xin về nhà, con cái túc trực chăm sóc vài hôm nữa thì cũng theo tổ tiên thôi.
Khái quát của cụ em thấy thực tế. Về sinh lão bệnh tử, bên cạnh cảm xúc thương yêu với người thân còn là logic về khả năng, bối cảnh và các dự định có liên quan khác, nhất là phương diện tài chính

Thiếu một phía tình hay lý khi đưa ra quan điểm về VDL hay quyết định có dùng VDL không, nếu có thì ở mức giá nào...đều là không sáng suốt
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Các cụ nhầm khi cho rằng đó là sự phán xét. Đó là sự quan tâm và với người lớn tuổi hơn, đó còn là sự tôn trọng nữa ạ.

Em ví dụ cho dễ hiểu, ví dụ nhà cụ, vk cụ ăn gì cũng không mời cụ một câu, gọt được đĩa hoa quả cũng đặt tạch ra bàn ngồi ăn một mình không bảo cụ ăn đi thì cụ có thấy bị tổn thương ko như kiểu trong mắt vk, cụ chả là cái gì hết cả.

Lời chào cao hơn mâm cỗ, em thấy câu này rất đúng. Nhà cụ mợ nào thích con cái sống phóng khoáng kiểu ăn uống ko cần mời thì nên chọn thông gia tương xứng mới dễ sống chứ vào nhà nề nếp quy củ là mệt đó ạ. Nhưng em nói thật, như thế các con cũng bị thiệt vì bị mất đi tình cảm của bm ck. Tình cảm đó mà biết để ý một chút là chỉ có lợi cho các con thôi ạ vì bm ck đã quý thì thường ko tiếc gì các con.
Cccm không nền gò một hình mẫu nhất định và cho là lý tưởng để mọi người noi theo. Love is a verb. Tình cảm thể hiện qua hành động thật hơn nhiều với đầu môi chót lưỡi. VN và nhất là MB thì nổi tiếng nói vậy mà không phải vậy, tất cả những lề thói giao tiếp kiểu mặc định, kiểu đãi bôi nên dẹp hết. Nền nếp không dựa trên chân tình, dựa trên các ước lệ hoặc theo sở thích mang tính gia trưởng của ai đó thì cũng không bền.
Những gì không thực chất, khi bị thử thách bởi sóng gió sẽ bung bét ra hết
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
7,731
Động cơ
113,660 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy gia trưởng và lễ nghĩa thì giữ được nền nếp gia đình. Còn không sẽ là cá nhân hóa... Vậy rơi vào cảnh nào tự bơi đi nhé!
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,668
Động cơ
114,553 Mã lực
Cccm không nền gò một hình mẫu nhất định và cho là lý tưởng để mọi người noi theo. Love is a verb. Tình cảm thể hiện qua hành động thật hơn nhiều với đầu môi chót lưỡi. VN và nhất là MB thì nổi tiếng nói vậy mà không phải vậy, tất cả những lề thói giao tiếp kiểu mặc định, kiểu đãi bôi nên dẹp hết. Nền nếp không dựa trên chân tình, dựa trên các ước lệ hoặc theo sở thích mang tính gia trưởng của ai đó thì cũng không bền.
Những gì không thực chất, khi bị thử thách bởi sóng gió sẽ bung bét ra hết
Em không còm nữa vì nhiều khi người ta đã có ý kiến sẵn rồi. Nói chung gò mình, gò con mình vào khuôn ai đó đặt ra mà được thì cũng không có vấn đề gì. Chỉ mệt khi gò không được mà vẫn không chịu đổi mẫu, rồi thành ra gia đình tình cảm nhạt nhẽo, mâu thuẫn chuyện đâu đâu.
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,851
Động cơ
443,595 Mã lực
Tây ăn cơm vẫn mời, vẫn cầu nguyện nhé các cụ "văn minh" :D

Việt Kiều đi 3 thế hệ, F3 25 tuổi, mỗi lần có cơ hội về tụ họp gia đình, có mặt các cụ lớn tuổi, vẫn khoanh tay lễ phép mời trước bữa cơm.

Đại gia Hanoi (ko phải sổi), đến nhà dù có sang, xịn, mịn, hiện đại, nhưng bữa cơm vẫn phải chuẩn có lời mời lễ phép trên dưới. Đi ăn quà vặt bên ngoài, dù cái bánh rán mật, bát phở cũng có lời mời người đi ăn cùng hoặc người lớn tuổi trước mặt.

OK, văn hóa "phong kiến"? Không, nó là ý thức và sự lễ phép của văn hóa người Việt truyền thống, không kể bất cứ GenXYZ nào. :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top