Cái cụ nói trên thì tùy theo quan điểm mỗi người. Vì nó là lựa chọn cá nhân khác nhau. Quan điểm sống của em đơn giản, áp lễ giáo PK vào rất mệt đầu, nhưng có những nguyên tắc cơ bản của VH Á Đông thì cá nhân em vẫn duy trì (vì em đang sống ở VN).
VD; Với em trong bữa cơm thì k cần mời, nhưng về quê có ông bà thì tụi nó phải mời. Còn chuyện ăn uống trong nhà em vẫn nói không nên ăn trước nếu không có gì gấp, phải đợi MB/AE về đủ bữa thì ăn, khi ăn trước 1 mình lấy riêng đồ ra ăn và chỉ được ăn trong phạm vi khẩu phần của mình....do người khác còn ăn. Khi các cháu nó lớn dần, nó sẽ nhận thức được khi nào cần mời, khi nào cần phải làm như thế nào cụ.
Quan hệ dòng tộc em vẫn đưa các cháu về quê chơi; cô, gì, chú...để biết nguồn gốc. Em không sa đà vào ăn uông, cúng tế ngày tết, khách khứa, chúc tết....nên mọi chuyện rất đơn giản. Nhưng ngày giỗ thì em lại không bỏ.
Chuyên báo hiếu thì em bỏ ra khỏi đầu, tự mình cứu lấy mình. Em chỉ có nhiệm vụ nuôi và nghĩa vụ dạy các cháu nó phân biệt đúng sai, việc nào nên làm, viecj nào không, các mối quan hệ......nuôi đi học để tiếp thu tri thức, học VH để làm người. Xong nhưng nhiệm vụ trên thì cũng gần hết cuộc đời rồi cụ.
p/s; em không theo phong trào hô hào nhau; nào là phải biết ơn ...này khác. Vì nhưng câu này mang tính chất khẩu hiệu. Người lớn hay trẻ nhỏ được giáo dục tốt thì không cần phải hô hào. Tự mỗi cá nhân sẽ có suy nghĩ độc lappj và biết phải làm thế nào cho đúng.