[Funland] Lũ ống, lũ quét... và đập thủy điện

anhkhoai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-307039
Ngày cấp bằng
8/2/14
Số km
1,281
Động cơ
311,793 Mã lực
Có cửa xả đấy cụ ơi, VD như TĐ Hoà Bình, nhưng nó ở cao hơn đáy sông nhiều:)).
Năm ngoái Hòa bình xả lũ khẩn cấp làm chết cá lồng nuôi trên sông, cụ ko theo dõi à.
Nó ko tích nước thì còn chết người quý anh ạ.
 

meomun346

Xe lăn
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
10,393
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Em ko bôi đỏ đc đoạn cụ gõ về thuỷ điện nhỏ xả nước mùa lũ: "Bằng đúng lượng nước về hồ"...

Vấn đề là ụp một nhát, lượng lũ dồn trong ngày đc xả hay tí tách dí dách như cà phê hả cụ????
Xả như thế nào còn ...tùy theo lượng nước mưa dồn về cụ ơi. Dù đã có qui định phải xả như thế này; nhưng thực tế nó khác xa ạ! Có còm của cụ nào ở trên, em đọc rồi nhưng chưa kịp quote lại.

Còn có những lí do rất vớ vẩn như ở TĐ Hố hô năm xưa: kẹt thanh nâng hạ cửa cống. Và năm ấy đập đã bị nước tràn, ngập nhà máy, làm chậm quá trình phát điện, gây thiệt hại về hoa màu cho dân ở hạ lưu.
Nói chung là thi thoảng vẫn có sự cố ạ. Nếu ko có thủy điện thì đổ tại Trời mưa to quá, tại biến đổi khí hậu hoặc Elino gây lũ. Nếu ở đó có thủy điện thì....he he, đổ luôn cho nó thôi:)):)):)) Em fun tí.
 
Chỉnh sửa cuối:

meomun346

Xe lăn
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
10,393
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Quá chuẩn rồi! Làm thủy điện mấy ai trông chờ vào gỗ đâu. Ngoài mấy thủy điện lớn thì phá kha khá rừng để làm đường thi công, làm mương dẫn và làm lòng hồ còn các thủy điện nhỏ tận dụng khe suối lòng suối gỗ đâu ra mà chặt. Cái đáng phê phán là ở các thủy điện nhỡ (không nói thủy điện lớn vì phạm vi ảnh hưởng nó rất rộng nên qui trình nó bị kiểm soát rất chặt) mọi qui trình vận hành và xả lũ đều bị vi phạm dẫn đến tăng mức độ thảm họa. Bản chất thủy điện nhỏ, nó chả tích bao nhiêu nước để mà xả. Lũ lụt ngày càng thảm khốc ở những vùng núi phía bắc nơi xây thủy điện nhỏ chủ yếu do nạn phá rừng từ mấy chục năm trước cùng với biến đổi khí hậu gây ra.

Ai tham gia phá rừng: dân (để trồng ngô, lúa), lâm tặc, các công ty khai khoáng, làm đường thủy điện...
1 cây to sống mấy trăm năm, nay chặt đi thì dù có trồng lại, cũng phải rất lâu sau nó mới có tác dụng bù lại cái cây đã chặt.
Túm lại, rừng cứ tha hồ bị chặt, đốt phá mà hầu như rất ít bị ngăn chặn. vậy nên...
 

anvm

Xe điện
Biển số
OF-5095
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
2,337
Động cơ
568,076 Mã lực
Website
www.xehanoi.vn

Hoa sim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570412
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
618
Động cơ
147,970 Mã lực
Tuổi
25
Ai tham gia phá rừng: dân (để trồng ngô, lúa), lâm tặc, các công ty khai khoáng, làm đường thủy điện...
1 cây to sống mấy trăm năm, nay chặt đi thì dù có trồng lại, cũng phải rất lâu sau nó mới có tác dụng bù lại cái cây đã chặt.
Túm lại, rừng cứ tha hồ bị chặt, đốt phá mà hầu như rất ít bị ngăn chặn. vậy nên...
Theo LHQ thống kê thì mấy chục năm qua VN mất hơn 1 triệu Ha rừng. Trong đó lượng rừng mất do lâm tặc chiếm 11,6% còn lại là mất cho các DA khai thác có phép của đủ các ngành nghề. Rừng không chỉ có tác dụng giữ nước thông qua các thảm thực vật mà rễ cây ăn sâu xuống đất còn tác dụng giữ và liên kết các tầng đất đá. Mất đi lớp rừng này mưa xuống nó rửa trôi đất đá bề mặt tạo ra lũ ống, lũ quét đồng thời do mất liên kết đất nó gây ra sạt lở!
 

Hoa sim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570412
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
618
Động cơ
147,970 Mã lực
Tuổi
25
Thế giới nào bỏ thuỷ điện ?
Chẳng qua là hết điểm làm rồi thì chịu, những cái đã làm rồi thì vẫn đang hoạt động, bất kể nước nào, nhá
Cụ tìm hiểu thêm trên GG và pha cê bóc nhá! Nước Mỹ cũng đã phá hủy 1 số đập thủy điện để trả lại nguyên trạng các dòng sông nhằm khôi phục môi trường. Dĩ nhiên nó giàu thì nó muốn làm gì kệ nó còn mình nghèo thì tôm tép gì cũng phải xơi. Cái đáng ghét là hiện tại, các DA thủy điện vừa và nhỏ đã và đang xây đa số sử dụng thiết bị của TQ (cái này không kỳ thị à nha) Với các máy TQ hiệu năng rất thấp chỉ 30-40% tiếng ồn kinh khủng, chi phí bảo trì rất lớn nhưng giá đầu tư ban đầu thấp. Máy Nhật hiệu suất cáo có thể đạt 70-90% máy chạy êm, ổn định chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp nhưng đầu tư ban đầu lớn. Như vậy, với cấc Cty sân sau họ đang sử dụng rất lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Đáng ra năng lực tối đa của 1 công trình là 90mega thì họ đang sử dụng 30-40mega số còn lại ném ra cửa sổ. Tình trạng này nó cũng tương tự như các BOT hiện nay. Nó vẽ ra BOT chất lượng kém rồi ngồi đó thu tiền hư hỏng lại lấy mỡ nó rán nó miễn sao phí đầu tư ban đầu thấp mà lợi nhuận thu về cao. Nếu là các nước văn minh thì sẽ không có chuyện đó. Mỗi DA tham gia đấu thầu đều phải chứng minh hiệu quả kinh tế xã hội và các tác động môi trường mà nó ưu tiên môi trường hơn hiệu quả. Có qua được mới có cơ hội đầu tư.....Xã hội ta đã bao giờ được như thế này chưa????????????????????????????
 

Tướng cướp

Xe điện
Biển số
OF-414610
Ngày cấp bằng
4/4/16
Số km
4,161
Động cơ
767,064 Mã lực
Ơ em tưởng cụ thủ nhà mình xuống lệnh đóng cửa rừng rồi cơ mà?
 

thachnhung

Xe container
Biển số
OF-418083
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
8,532
Động cơ
2,179,831 Mã lực
Sau một hồi nghe các cụ phản biện, phản bác,phản đối, phản gì gì nữa thì em thấy thế này:
Chưa ai đưa ra được bằng chứng hoặc ít nhất là
lý luận thuyết phục về việc thủy điện làm tình hình mưa lũ, sức tàn phá của lũ nghiêm trọng hơn. Và hiện tại xuất hiện 2 luồng ý kiến đổ tội cho thủy điện thế này.
1. Thủy điện làm tần suất lũ lớn hơn. Mức độ xuất hiện dày hơn. Lý do duy nhất đưa ra là thủy điện chặt phá rừng.
2. Thủy điện xả lũ cứu đập, lũ chồng lũ đổ lên đầu dân. Lý do cũng duy nhất đưa ra là chúng nó chỉ nghĩ đến lợi ích của chúng nó, mùa khô tích nước mùa mưa xả nước.
Giờ em phản biện lại 2 ý kiến trên như sau:
1. Thủy điện phá rừng làm lũ mạnh hơn:
Thủy điện có phá rừng không? Có, chắc chắn có. Bao gồm phá rừng tận dụng gỗ khu vực ngập nước lòng hồ, phá rừng khu vực nhà máy và tuyến đường vào. Nói chung cứ chỗ nào phá rừng thì chỗ đó nước sẽ tập trung nhanh hơn và tạo thành lũ. Vậy các chỗ thủy điện phá nó sẽ thế nào?
- Vùng ngập lòng hồ: Khu vực này nếu phá thì nằm trong vùng ngập nước, như vậy toàn bộ lưu vực ngập nước sẽ tập trung vào hồ, khu vực này thì cấm dân sinh sống, mặt khác nó nằm hoàn toàn ở 1 sườn của các quả núi, đồi chắn, phía còn lại không ảnh hưởng gì. Kết luận, chặt phá tận dụng gỗ vùng ngập không làm cho tần suất lũ mạnh hơn và không ảnh hưởng gì đến dân sinh cả.
- Vùng nhà máy và đường ống áp lực(nếu có): Vùng này thường ở Hạ lưu, mức độ tập trung nước nếu có vì chặt phá rất nhỏ, tuy nhiên nó sẽ tạo đường tụ thủy và sẽ đổ thẳng vào đầu thằng thủy điện trước tiên, chính vì thế các hình thức tiêu năng bảo vệ nhà máy chúng nó phải làm rất cẩn thận. Và những hình thức tiêu năng này có thể nói bằng hoặc hơn rất nhiều rừng tự nhiên về khả năng giữ nước và tiêu hao năng lượng nước khi đổ xuống hạ lưu. Như vậy khu vực này cũng không gây ra việc tăng tần suất lũ.
- Đường giao thông vào nhà máy: Cái này có lẽ là ảnh hưởng nhiều nhất và có góp phần tăng tần suất lũ cục bộ. Nó sẽ tạo ra 1 dòng chảy cục bộ dọc tuyến đường lớn hơn khi chưa có đường, và nó tàn phá đầu tiên chính là con đường. Tuy nhiên về con đường, nếu như nó có từ trước, có dân sinh qua lại, thì việc chặt phá đã xảy ra để làm đường, và việc đường được mở rộng để phục vụ thi công và vận hành thủy điện sẽ góp phần tăng thêm mức độ tập trung nước, nhưng con đường cũng được kiên cố hóa gần tương ứng để chống lại điều đó. Mặt khác, các cụ thử so sánh tương quan của con đường và phạm vi chặt phá của nó đối với một địa hình mênh mông đồi núi vẫn đầy cây cối ko? Nó chỉ như 1 sợi chỉ vắt ngang bầu trời, và từ đó có thể tính được mức độ tăng thêm của nó. Còn nếu như con đường chưa hề có, thằng thủy điện làm chỉ để phục vụ nó, thì có liên quan gì đến dân sinh? Nếu dân cố tình vào lấn chiếm sinh sống ở vùng nguy hiểm thượng hạ lưu thì trách ai bây giờ?
- Giờ đến 1 lý do một số cụ đưa ra theo kiểu chửi đổng. Đó là nó chặt phá rừng lan sang cả khu vực bên cạnh. Vậy mời các cụ đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Những ví dụ cụ thể, mức độ chặt so với tổng diện tích lưu vực, em sẽ tính cho các cụ mức độ tăng thêm của nó. Thằng nào làm thế đáng bắn bỏ, em không bênh.
2. Lũ chồng lũ: Cụ thể là thế nào nhỉ? Là dân hạ lưu đã khổ vì mưa ngập lắm rồi, ông thủy điện lại còn xả thêm lũ nữa? Khà khà, giờ em cho các cụ ví dụ thế này.
Cụ sống ở gần đê, thấy bãi bồi màu mỡ quá, cụ trạnh thủ ra đó canh tác. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian, từ hồi ông bà thì chỉ được canh tác ra khoảng 10m thôi. Và cụ làm theo no ấm muôn đời.
Sau đó thằng thủy điện nó vào, nó làm thế nào đó mà cụ thấy mấy năm nay có thể canh tác được 100m, thế là cụ làm. Vẫn no ấm muôn đời. Cụ kết luận, ông bà tổ tiên an toàn quá, con cháu làm đấy có sao đâu.
Sau đó đến đời con cụ, nó theo kinh nghiệm của cụ và theo kiến thức trên mạng, biết có thêm thằng thủy điện đầu nguồn, nó canh tác vẫn 100m. Nhưng nó canh tác thêm ít ruộng trên đầu nguồn nữa, thế là chặt cmn rừng đi để làm ruộng.
Đến mùa lũ, mưa to hạ lưu cái 100m của con cụ có nguy cơ hơi ngập, rồi thằng thủy điện nó xả lũ, vì đầu nguồn chặt mịa rừng rồi lũ nó về, thế là cái 100m hạ lưu cụ bị ngập, lập tức chửi bố thằng thủy điện lên, là bố mày đã mệt vì mưa lắm rồi, mày lại còn xả lũ. Ơ hay, vùng an toàn có 10m thôi sao lại lấn vào 100m?
Cộng hưởng nhiều yếu tố, vấn đề là hồ thủy điện lớn làm điều kiện khí hậu vùng thay đổi khiến mưa nhiều hơn thôi. Rồi bà con sẽ thích nghi như cha ông họ trăm năm trước.
 

Xe_om_day

Xe buýt
Biển số
OF-147339
Ngày cấp bằng
28/6/12
Số km
820
Động cơ
367,536 Mã lực
thế giới bỏ thủy điện lâu rùi cụ nhé :D
Bỏ thì xài bằng gì hả cụ :))

Việt Nam rất hay. Thế này nhé:

Thủy điện: nguy hiểm, gây lũ lụt, hạn hán... các kiểu con đà điểu.
Hạt nhân: nguy hiểm, rủi ro không an toàn, bọn tây kiểu như Đức bỏ rồi....
Than đá: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường....

Nhưng phải đủ điện để dùng và sản xuất, cấm éo được cắt điện ông, điện phải rẻ ....

Điện phải là điện sạch như gió, mặt trời....

Éo mịa chứ như cái thằng chết đói đòi phải được ăn tổ yến với vi cá mập.

Chối
 
Chỉnh sửa cuối:

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Bỏ thì xài bằng gì hả cụ :))
Người ta đờ luých, dùng năng lượng tái tạo như dó, mặt dời, thuỷ chiều, địa nhiệt ... bla bla :)) :)) :))
Thuỷ điện, nhiệt điện, hột nhưn điện là dững thứ điện bửn, người xang chảnh đếch thèm dùng nhá nhá :))
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Có cửa xả đấy cụ ơi, VD như TĐ Hoà Bình, nhưng nó ở cao hơn đáy sông nhiều:)).
Năm ngoái Hòa bình xả lũ khẩn cấp làm chết
cá lồng nuôi trên sông, cụ ko theo dõi à.
Cá có trước hay đập có trước ah cụ ???
 

Venetta

Xe điện
Biển số
OF-393540
Ngày cấp bằng
23/11/15
Số km
4,501
Động cơ
363,430 Mã lực
Em ko bôi đỏ đc đoạn cụ gõ về thuỷ điện nhỏ xả nước mùa lũ: "Bằng đúng lượng nước về hồ"...

Vấn đề là ụp một nhát, lượng lũ dồn trong ngày đc xả hay tí tách dí dách như cà phê hả cụ????
Đơn vị của lưu lượng là m³/s, cụ nghĩ xem
 

anhkhoai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-307039
Ngày cấp bằng
8/2/14
Số km
1,281
Động cơ
311,793 Mã lực
Cụ tìm hiểu thêm trên GG và pha cê bóc nhá! Nước Mỹ cũng đã phá hủy 1 số đập thủy điện để trả lại nguyên trạng các dòng sông nhằm khôi phục môi trường. Dĩ nhiên nó giàu thì nó muốn làm gì kệ nó còn mình nghèo thì tôm tép gì cũng phải xơi. Cái đáng ghét là hiện tại, các DA thủy điện vừa và nhỏ đã và đang xây đa số sử dụng thiết bị của TQ (cái này không kỳ thị à nha) Với các máy TQ hiệu năng rất thấp chỉ 30-40% tiếng ồn kinh khủng, chi phí bảo trì rất lớn nhưng giá đầu tư ban đầu thấp. Máy Nhật hiệu suất cáo có thể đạt 70-90% máy chạy êm, ổn định chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp nhưng đầu tư ban đầu lớn. Như vậy, với cấc Cty sân sau họ đang sử dụng rất lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Đáng ra năng lực tối đa của 1 công trình là 90mega thì họ đang sử dụng 30-40mega số còn lại ném ra cửa sổ. Tình trạng này nó cũng tương tự như các BOT hiện nay. Nó vẽ ra BOT chất lượng kém rồi ngồi đó thu tiền hư hỏng lại lấy mỡ nó rán nó miễn sao phí đầu tư ban đầu thấp mà lợi nhuận thu về cao. Nếu là các nước văn minh thì sẽ không có chuyện đó. Mỗi DA tham gia đấu thầu đều phải chứng minh hiệu quả kinh tế xã hội và các tác động môi trường mà nó ưu tiên môi trường hơn hiệu quả. Có qua được mới có cơ hội đầu tư.....Xã hội ta đã bao giờ được như thế này chưa????????????????????????????
Con số 30-40 quý anh nghĩ ra đấy ah?
Đừng nổ về lĩnh vực mình ko là chuyên gia.
Thể loại vẹt mạng như anh chắc chắn chưa bao giờ làm cái gì ra hồn, chỉ là gà què ăn quẩn cối xay. Ăn bám vào chính cái mà mình đang chửi, đời lắm lúc hài hước thật.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Nhưng cá là của các ông dân nhá! Thuỷ điện làm chết cá là các ông dân chủ sẽ thay dân chưởi :D
Xả lũ thuỷ thiện có thông báo hôn ???
3 ông dâm chỉ đểu ham chửi bậy kia cứ để cho an ninh họ tọng dùi cui vào mồm lấy sướng :D
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Con số 30-40 quý anh nghĩ ra đấy ah?
Đừng nổ về lĩnh vực mình ko là chuyên gia.
Thể loại vẹt mạng như anh chắc chắn chưa bao giờ làm cái gì ra hồn, chỉ là gà què ăn quẩn cối
xay. Ăn bám vào chính cái mà mình đang chửi, đời lắm lúc hài hước thật.
Đời nó là thế nha lão.
Có lắm kẻ lại cứ thích ngửa cổ lên trời phun nước bọt làm việc tiêu khiển. Họ cứ ngỡ mình là Kon Dồng :)) :)) :))
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,327
Động cơ
585,446 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Xả lũ thuỷ thiện có thông báo hôn ???
3 ông dâm chỉ đểu ham chửi bậy kia cứ để cho an ninh họ tọng dùi cui vào mồm lấy sướng :D
“Dân cá” và đám dân chủ đểu kia điếc mãn tính nha cụ. Không nghe, không thấy, không biết. Biết độc có chửi thôi :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top