Em thấy chuyện này một phần do Giáo dục từ nhà trường và cả gia đình. Quả thực người Việt Nam mình đến thời điểm này vẫn còn khôn lỏi và tự nhiên lắm, chẳng rõ có phải do hình thành từ quá khứ nghèo khổ rồi được di truyền từ đời này sang đời khác. Nói đâu xa ngay như ở Hà Nội, thậm chí chỗ em sống luôn, nhiều gia đình cũng quan niệm người ta cho thì mình lấy dù chẳng khó khăn mẹ gì chứ ít có tư tưởng nhường nhịn người khác.
Chẳng hạn khu nhà em có nhà khá giả bỏ cha nhưng vẫn chạy ra lấy cháo từ thiện về cho con ăn. Vãi lắm. Hay như đợt Covid-19 vừa rồi, nhiều nhà cũng chẳng khó khăn gì quá đáng nhưng vẫn nhận tiền trợ cấp chỉ vì được đưa vào danh sách chứ không tự mình thấy xấu hổ mà xin rút.
Ngoài ra, đúng như một số cụ nói, ngay cả việc phân phát từ thiện cũng thế. Nhiều đội tổ chức rõ hoành song phân phát như kiểu lấy lệ, cho xong. Có lần em đưa con em đi mua bim-bim (nhà em gần Viện nhi), có đội phát sữa từ thiện cứ nằng nặc đòi phát cho con em. Em bảo là nhà có khó khăn đâu mà lấy, để đó cho người khác.
Hoặc nhà em cũng dược đưa vào diện hỗ trợ Covid-19 dù em đi làm đàng hoàng, lương nhận không thiếu một xu và chắc chắn hơn khối người trong xã hội còn vợ em ở nhà tự kinh doanh, chẳng giàu có nhưng cũng không thiếu thốn. Nguyên nhân có lẽ do bé đầu nhà em bị tự kỷ nặng nên UBND mặc định cho rằng nhà em khó khăn rồi đưa vào danh sách dù chẳng hỏi nhà em lấy một câu. Tất nhiên nhà em từ chối không lấy vì lòng tự trọng, nhận thì quá xấu hổ vì nhà em khó khăn gì đâu, thậm chí đang ở mức trung bình của xã hội. Em cũng không muốn làm tấm gương xấu cho con. Thế mà hàng xóm rồi một số người xung quanh còn quay sang nói nhà em sĩ dởm, người ta cho thì cứ nhận sao lại chối.
Nhìn chung chẳng biết 10-20 năm nữa, nhận thức của phần đông có thay đổi không chứ em thấy giờ chủ yếu vẫn khôn lỏi lắm.