[Thảo luận] Lỗi không đi bên phải theo chiều đi của mình trên cao tốc Bắc Ninh - Hà Nội

congtuan89hp

Xe tải
Biển số
OF-175945
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
382
Động cơ
344,120 Mã lực
Đường nào chẳng có bên phải đâu chí có đường 2 chiều. Thế nào là "bên phải theo chiều đi của mình"? bên phải mà còn đường đủ điều kiện để đi được thì đã đi ở bên phải chưa? Theo em lý luận của cụ chưa đúng. Đây là hành vi vi phạm luật nhưng xxx thường không xử lý lỗi này nên khi bị phạt cảm thấy bức xúc.
Thế ô tô nó bám làn sát giải phân cách cũng bị bắt lỗi đi không đi về bên phải theo chiều đi của mình à? Rõ ràng là xxx bắt láo.
Lỗi đi không theo về phía bên phải chiều đi của mình chỉ xảy ra ở đường 2 chiều, k có biển cấm đi ngược chiều ở đầu đường mà cụ cứ bên trái mà triển nhé!
 

vùng ven đô

Xe buýt
Biển số
OF-201634
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
731
Động cơ
329,310 Mã lực
Thế ô tô nó bám làn sát giải phân cách cũng bị bắt lỗi đi không đi về bên phải theo chiều đi của mình à? Rõ ràng là xxx bắt láo.
Lỗi đi không theo về phía bên phải chiều đi của mình chỉ xảy ra ở đường 2 chiều, k có biển cấm đi ngược chiều ở đầu đường mà cụ cứ bên trái mà triển nhé!
E mời cụ một ly vì cụ nói đúng ý của e.
 

Rickyman

Xe điện
Biển số
OF-66139
Ngày cấp bằng
12/6/10
Số km
4,904
Động cơ
480,806 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu làn đó xe máy được phép đi thì xxx bắt láo, lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình" trong trường hợp xe máy đi trên làn ngược chiều (bên trái) trên đường 2 chiều có vạch kẻ chia làn đường...đứa em cụ bị xxx lừa rồi.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Thế ô tô nó bám làn sát giải phân cách cũng bị bắt lỗi đi không đi về bên phải theo chiều đi của mình à? Rõ ràng là xxx bắt láo.
Lỗi đi không theo về phía bên phải chiều đi của mình chỉ xảy ra ở đường 2 chiều, k có biển cấm đi ngược chiều ở đầu đường mà cụ cứ bên trái mà triển nhé!
Đúng thế, xe nào thì xe bên phải còn đường được đi và đi được mà không đi thì vi phạm lỗi này. Cụ nào chỉ ra được chỗ nào Luật bảo lỗi này chỉ có trên đường hai chiều em mời rượu.

Cũng chính vì lỗi này không được xử lý nghiêm nên ở VN mới có nghịc lý trên cao tốc "xe chạy làn bên phải thường chạy nhanh hơn làn bên trái' .
 
Chỉnh sửa cuối:

congtuan89hp

Xe tải
Biển số
OF-175945
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
382
Động cơ
344,120 Mã lực
Đúng thế, xe nào thì xe bên phải còn đường được đi và đi được mà không đi thì vi phạm lỗi này. Cụ nào chỉ ra được chỗ nào Luật bảo lỗi này chỉ có trên đường hai chiều em mời rượu.

Cũng chính vì lỗi này không được xử lý nghiêm nên ở VN mới có nghịc lý trên cao tốc "xe chạy làn bên phải thường chạy nhanh hơn làn bên trái' .
Vậy cụ chửi chết mấy thằng GTCC đi nhé! Nó viết ra luật rồi ị vào luật ( theo lập luận của cụ ) thế à? Đường 5 (đoạn Hà Nội) nó phân làn bắt xe ô tô con và xe khách đi sát giải phân cách>>>>>luôn phạm lỗi đi không theo về bên phải chiều đi của mình à?
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,515
Động cơ
356,875 Mã lực
Vậy cụ chửi chết mấy thằng GTCC đi nhé! Nó viết ra luật rồi ị vào luật ( theo lập luận của cụ ) thế à? Đường 5 (đoạn Hà Nội) nó phân làn bắt xe ô tô con và xe khách đi sát giải phân cách>>>>>luôn phạm lỗi đi không theo về bên phải chiều đi của mình à?

Em xin phép trao đổi bằng cái hình dưới đây ạ:


1. Có thể xảy ra hai trường hợp:

a) Đường chỉ có 1 làn theo 1 chiều đi.

b) Đường có nhiều làn.

Trong trường hợp b) thì đi như xe mô tô (1) trong hình trên là sai (chú ý là không có tình huống vượt của xe mô tô (1) với xe mô tô (2)).


2. Riêng với ô tô, do bề rộng làn đường thường khoảng 3,5 m, chỉ đủ cho 1 xe ô tô chạy an toàn trong 1 làn do đó rất khó để áp lỗi không đi về phía bên tay phải trong 1 làn đường.

Với bề rộng 3,5 m thì chỉ có thể có 1 xe ô tô theo chiều ngang 1 làn đường, trong khi đó hoàn toàn có thể có tới 4 xe mô tô cùng lúc theo chiều ngang trên 1 làn đường => lưu thông rất nguy hiểm, không tính trường hợp vượt.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo em, đây là sự đánh tráo khái niệm nên xxx phạt vậy là sai. Nếu 2b được đi ở làn đường của mình thì anh ta có thể đi bất cứ điểm nào trên làn, miễn là không đè vạch. Câu: các phương tiện đi về bên phải theo chiều đi của mình chỉ đúng khi đường có 2 chiều ngược nhau, đi về bên phải để không bị va chạm vào nhau.
 

merrymenvn

Xe hơi
Biển số
OF-79508
Ngày cấp bằng
3/12/10
Số km
115
Động cơ
418,250 Mã lực
Em xin phép trao đổi bằng cái hình dưới đây ạ:


1. Có thể xảy ra hai trường hợp:

a) Đường chỉ có 1 làn theo 1 chiều đi.

b) Đường có nhiều làn.

Trong trường hợp b) thì đi như xe mô tô (1) trong hình trên là sai (chú ý là không có tình huống vượt của xe mô tô (1) với xe mô tô (2)).


2. Riêng với ô tô, do bề rộng làn đường thường khoảng 3,5 m, chỉ đủ cho 1 xe ô tô chạy an toàn trong 1 làn do đó rất khó để áp lỗi không đi về phía bên tay phải trong 1 làn đường.

Với bề rộng 3,5 m thì chỉ có thể có 1 xe ô tô theo chiều ngang 1 làn đường, trong khi đó hoàn toàn có thể có tới 4 xe mô tô cùng lúc theo chiều ngang trên 1 làn đường => lưu thông rất nguy hiểm, không tính trường hợp vượt.
Theo em thì cái cách giải thích bên phải làn đi của cụ cực kỳ nhảm nhí. Luật chả có chỗ nào phải đi về bên phải của làn đường cả.
Trên đường cao tốc đã có giải phân cách ở giữa đường nên nếu ko đi ngược chiều tất cả các làn đều là bên phải chiều đi của mình rồi, ko thể có chuyện vi phạm lỗi này đc.


Nói thêm về việc 2b đi trên đường cao tốc. Hiện nay quy định ở VN đang rất vớ vẩn, tự mâu thuẫn với nhau và với thực tế. Các cụ đọc luật GT và nghị định 171 sẽ thấy xe máy bị cấm đi vào đường cao tốc. Nhưng thực tế thì xe máy vẫn đc đi vào. VD cụ thể là đoạn nối từ đường 5 vào cầu Thanh Trì, lúc rẽ vào có biển chỉ dẫn báo hiệu bắt đầu đường cao tốc. Nhưng xe máy buộc phải đi vào vì đoạn này ko có đường gom bên dưới như đoạn bên đường trên cao. Thực tế thì 2b đi vào đây ko bị phạt nhưng nảy sinh vấn đề là đi làn nào? Rất nhiều xxx cho rằng 2b phải đi làn sát mép đường. Nhưng theo luật đấy là làn dừng khẩn cấp, ko xe nào đc đi vào. Nếu đi làn 2 thì đi chung với 4b, đi kiểu đó rất nguy hiểm, nhưng phải đi thế mới đúng luật.
Nếu cắm biển như khi vào cầu Thanh Trì là tốt nhất, khỏi phải tranh cãi, và 2b đc đi làn riêng, ngăn cách hẳn bằng phân cách cứng rất an toàn.
 

congtuan89hp

Xe tải
Biển số
OF-175945
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
382
Động cơ
344,120 Mã lực
Em xin phép trao đổi bằng cái hình dưới đây ạ:


1. Có thể xảy ra hai trường hợp:

a) Đường chỉ có 1 làn theo 1 chiều đi.

b) Đường có nhiều làn.

Trong trường hợp b) thì đi như xe mô tô (1) trong hình trên là sai (chú ý là không có tình huống vượt của xe mô tô (1) với xe mô tô (2)).


2. Riêng với ô tô, do bề rộng làn đường thường khoảng 3,5 m, chỉ đủ cho 1 xe ô tô chạy an toàn trong 1 làn do đó rất khó để áp lỗi không đi về phía bên tay phải trong 1 làn đường.

Với bề rộng 3,5 m thì chỉ có thể có 1 xe ô tô theo chiều ngang 1 làn đường, trong khi đó hoàn toàn có thể có tới 4 xe mô tô cùng lúc theo chiều ngang trên 1 làn đường => lưu thông rất nguy hiểm, không tính trường hợp vượt.
Cái định nghĩa của cụ nó mơ hồ như kiểu trẻ con hỏi sao mặt trời lại hình tròn ấy cụ ạ.
Rõ ràng 1 điều là với những đường có giải phân cách cố định, chia đường thành 2 chiều đi riêng biệt. Thì cụ đi đúng chiều đi của mình là không phạm cái lỗi "đi k đúng về phía bên phải theo chiều đi" mà k phải xem là có phải đi càng gần lề đường hay k.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,515
Động cơ
356,875 Mã lực
Theo em thì cái cách giải thích bên phải làn đi của cụ cực kỳ nhảm nhí. Luật chả có chỗ nào phải đi về bên phải của làn đường cả.
Trên đường cao tốc đã có giải phân cách ở giữa đường nên nếu ko đi ngược chiều tất cả các làn đều là bên phải chiều đi của mình rồi, ko thể có chuyện vi phạm lỗi này đc.
:D Hì, cụ cứ bình thoải mái, em sẽ minh chứng rõ ràng bằng luật ợ. Ngay sau còm này.

Cái định nghĩa của cụ nó mơ hồ như kiểu trẻ con hỏi sao mặt trời lại hình tròn ấy cụ ạ.
Rõ ràng 1 điều là với những đường có giải phân cách cố định, chia đường thành 2 chiều đi riêng biệt. Thì cụ đi đúng chiều đi của mình là không phạm cái lỗi "đi k đúng về phía bên phải theo chiều đi" mà k phải xem là có phải đi càng gần lề đường hay k.
:D Em cũng không hiểu cụ ợ, định nghĩa lại thành câu hỏi.

Nếu cụ có thời gian thì thong thả đọc các dẫn chứng trích từ luật của em ra sau đây nhé.


Tiêu chí lập luận của em:
- Trích dẫn luật 2008
- Trích dẫn QC41-2012
- Đảm bảo lưu thông an toàn.
- Không quan tâm tới xxx. :D
 

jenpec_japan

Xe hơi
Biển số
OF-337002
Ngày cấp bằng
2/10/14
Số km
138
Động cơ
278,680 Mã lực
Nơi ở
31 đường láng ngã tư sở hà nội
Em đi đám cưới qua đoạn đấy cũng bị bắt xe hoa đấy nhưng vẫn bị bắt đi lại sau đó dừng và nộp cho xxx 600k mới đc đi
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,515
Động cơ
356,875 Mã lực
Trích luật GT ĐB 2008, điều 13.

Điều 13. Sử dụng làn đường

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, (a) người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. (b) Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Vâng, với điều 13 này thì khi xe mô tô , xe gắn máy (sau đây em gọi tắt là 2b), buộc phải đi trong 1 làn đường.

Câu hỏi: Định nghĩa làn đường?

Trả lời:

Luật GT 2008:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
QC41 cũng định nghĩa như vậy:


4.17 Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn;
Trường hợp 1:


Rõ ràng, xe 2b có tốc độ cho phép bé hơn tốc độ cho phép của ô tô. Như vậy theo khoản 3 điều 13 của luật GT đường bộ 2008, việc 2b phải đi về phía bên phải của làn đường (ở đây chỉ có 1 làn đường) là điều đương nhiên.

Từ đây suy ra cho trường hợp 2 (hình như trên nhưng thuộc nội thị, khu đông dân cư): Trong khu vực đông dân cư, xe ô tô có tốc độ max là 50km/h và xe 2b có tốc độ max 40 km/h, chậm hơn ô tô, mời cụ 2b đi về phía bên phải của làn đường.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,515
Động cơ
356,875 Mã lực
Em xin tiếp :D

Các tình huống xảy ra cho trường hợp 1 và 2:

Nhiều cụ cho rằng, cứ đi phía bên tay phải cái vạch vàng vàng trên hình 1 là không phạm luật.

Giả sử một người đi 2b với tốc độ 50 km/h, cách cái vạch vàng vàng (về phía bên phải) khoảng 60 cm. Tiếp đó xuất hiện một xe ô tô chạy với tốc độ 80 km/h, cùng chiều. Thường thì xe ô tô này sẽ phát tín hiệu và vượt xe 2b.

- Nếu làn đường bên kia (ngợc chiều) không có xe nào cả thì ô tô sẽ mượn làn ngược chiều và vượt. Không có chuyện gì xảy ra.

- Nếu làn đường ngược chiều cũng có 1 xe 2b, cũng đi về phía bên phải vạch vàng, tất nhiên là theo chiều tay phải của họ, cũng cách vạch 60 cm. Như vậy, khoảng trống còn lại cho xe ô tô sẽ là 120 cm.
Chắc chắn ô tô sẽ phải đèn hoặc còi để báo cho xe 2b cùng chiều để vượt lên vì nếu vượt về phía tay phải của 2b cùng chiều sẽ phạm luật (vượt phải). => 2b sau khi nghe còi hoặc thấy đèn sẽ tạt vào bên phải để nhường đường =>>> rất nguy hiểm cho chính 2b.
Nếu 2b không nhường, cứ đi đúng 50 km/h ở khoảng cách 60 cm (vì lập luận là đã đi về phía bên phải rồi), ô tô không vượt lên được. Lúc này tình huống xảy ra là gây cản trở giao thông.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,515
Động cơ
356,875 Mã lực
Em xin tiếp :D

Trường hợp 3, một chiều đi có 2 làn đường trở lên: - Đường ngoài khu đông dân cư. Vmax ô tô = 80 km/h, Vmax 2b = 50 km/h. Ô tô và 2b được đi cả 2 làn.


Với trường hợp này, theo khoản 3 điều 13 luật gt 2008:

- nếu 2b đi trong làn 1 thì do đi tốc độ chậm hơn nên buộc phải đi sát về phía vạch phân tách làn đường (vạch đứt) tức là phía bên tay trái vạch đứt này.

- nếu 2b đi trong làn 2 thì cũng do tốc độ chậm hơn nên buộc phải đi về phía phải, tức đi sát vạch giới hạn làn xe ở phía dưới của hình 2.

Tương tự như với trường hợp đi trong khu đông dân cư, V max ô tô = 50 km/h > V max 2b = 40 km/h. Xe 2b vẫn phải đi về phía bên phải trong làn.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,515
Động cơ
356,875 Mã lực
Em vẫn xin tiếp :D

Các tình huống của trường hợp 2. Vẫn theo ý một số cụ là chỉ cần đi về phía bên tay phải là được, tức là đi về phía bên tay phải của giải phân cách (hình 2),

Có thể xảy ra các tình huống sau đây:

Với làn 1: 2b đi về phía bên tay phải vạch giới hạn làn xe 60 cm, chạy đúng tốc độ cho phép 50 km/h. Phía sau là 1 xe ô tô chạy cùng chiều, trong làn 1, chạy đúng tốc độ cho phép là 80 km/g.

Bình thường, ô tô có thể chuyển sang làn 2 và vượt lên, không phạm luật. Không có vấn đề gì xảy ra.

Nhưng nếu trong làn 2 có hàng loạt 2b cũng đang đi như làn 1 (cách vạch đứt 60 cm) thì ô tô chỉ có 3 lựa chọn:

- giảm tốc độ xuống còn 50 km/h và kiên nhẫn bám đuôi 2b trong làn 1. Không vấn đề gì :D Có điều là đi lâu hơn so với khi đi 80 km/g.

- xin vượt ngay trong làn 1. Nếu 2b chấp thuận, sẽ tạt vào bên phải, thậm chí có thể đè qua vạch đứt, sang làn 2. =>> khá nguy hiểm cho chính 2b này và các 2b khác.

- vượt phải trong làn 1 vì xin vượt mãi mà 2b không nhường => phạm luật.

Với làn 2: Các khả năng cũng xảy ra như trên, nếu 2b nhường đường (từ phía sát vạch nét đứt áp vào vạch giới hạn làn xe) để ô tô vượt lên thì khá là nguy hiểm.

Nếu 2b không nhường thì lại xảy ra các tình huống như với làn 1 nêu trên. Hoặc có một phương án là ô tô xinhan chuyển sang làn 1. Đến đây các khả năng lại xảy ra như với làn 1.

=>>> Mức độ không an toàn đối với 2b rất cao.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,515
Động cơ
356,875 Mã lực
Em sẽ bổ sung trường hợp 3: Làn đường dành riêng cho 2b sau ạ. Em làm bi đã :D
 

merrymenvn

Xe hơi
Biển số
OF-79508
Ngày cấp bằng
3/12/10
Số km
115
Động cơ
418,250 Mã lực
Đầu tiên là em xin lỗi cụ vì đã hiểu nhầm ý cụ.

Sau khi đọc tiếp comment trên thì em đã hiểu ý cụ, và theo em thì cụ đang hiểu sai một số vấn đề:
- Khoản 1 điều 13: cái này để cho 4b ko dạng háng trên đường, còn 2b thì hiển nhiên thì tại 1 thời điểm chỉ đi trên 1 làn đường. Ở đây chú ý là ko cấm 2b chuyển làn, tức là 2b có thể đi trên nhiều làn khác nhau (tùy theo biển báo). Về khoản 3, vì ko có văn bản giải thích cụ thể nên em ko thể chứng minh đc, nhưng cụ hãy đọc lại toàn bộ điều 13 thì sẽ thấy khoản 3 này là nguyên tắc phân chia làn đường, xe nhanh đi về làn bên trái, xe chậm đi về làn bên phải. Cụ đọc lại các điều khoản trong nghị định 171 sẽ thấy ko hề có điều khoản nào phạt lỗi "ko đi bên phải làn xe" cả, tất cả là "ko đi bên phải phần đường xe chạy". Còn về 2b phải đi về bản phải làn đường, theo em đi như thế là đúng, nhưng đây là vấn đề văn hóa giao thông, NĐ 171 ko quy định cụ thể việc xử phạt vì rất khó áp dụng thực tế. Khi đường có 1 vạch tim đường thì sẽ nhìn thấy ngay xe có đi về bên phải chiều đi của mình ko, còn trong 1 làn đường, rất khó để xác định đang đi bên trái hay bên phải, quyết định sẽ rất cảm tính. Hơn nữa trong làn đó, ko phải lúc nào 2b cũng là xe chạy chậm nhất. Còn khi đường rộng đc chia thành nhiều làn thì nguyên tắc xe chậm đi bên phải sẽ được cụ thể hóa bằng biển báo phân làn và biển báo tốc độ. Khi đó xe chậm mà ko đi về bên phải sẽ dễ dang nhận ra bởi các vạch kẻ chia làn đường.

- Trong nguyên tắc xe nhanh đi bên trái, xe chậm đi bên phải thì tốc độ ở đây là tốc độ mà các xe đang chạy chứ ko phải tốc độ tối đa xe có thể chạy. Như VD của cụ là trong nội thành, 2b tốc độ tối đa là 40km/h, nhưng 4b hoàn toàn có thể chạy 30km/h.

- Trong ví dụ về vượt xe của cụ, cụ hãy tưởng tượng trường hợp khác, có con xe tải bò trên đường với tốc độ 40km. 2b đc chạy 60 tất nhiên nó sẽ vượt xe tải, và trong trường hợp này 2b chạy nhanh hơn xe tải thì nó sẽ phải đi về bên trái, con xe tải (4B) phải đi về bên phải.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,515
Động cơ
356,875 Mã lực
Đầu tiên là em xin lỗi cụ vì đã hiểu nhầm ý cụ.
:D Vầng, không có vấn đề gì cụ ạ. Trao đổi để hiểu rõ hơn về luật và lưu thông trên đường cho an toàn là ý chính của em.

Về khoản 3, vì ko có văn bản giải thích cụ thể nên em ko thể chứng minh đc, nhưng cụ hãy đọc lại toàn bộ điều 13 thì sẽ thấy khoản 3 này là nguyên tắc phân chia làn đường, xe nhanh đi về làn bên trái, xe chậm đi về làn bên phải.
Vâng, em lại hiểu điều 13 theo những chữ có ở đó ạ. Sử dụng làn đường. Em đã nêu ở một thớt khác rằng khoản 3 điều 13 này hơi bị mập mờ.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Đó là đi về "bên phải" của 1 làn hay của "phần đường được phép lưu thông".

Tuy nhiên, vì em chưa phân tích trường họp 3, rằng chỉ có 1 làn đường và dành riêng cho 2b nên khoản 3 này để sau đi ạ.


Cụ đọc lại các điều khoản trong nghị định 171 sẽ thấy ko hề có điều khoản nào phạt lỗi "ko đi bên phải làn xe" cả, tất cả là "ko đi bên phải phần đường xe chạy".
Em hiểu 171 là chế tài xử phạt chứ không phải là quy định lỗi hay không. Vi phạm hay không là chiểu theo luật gt, còn phạt bao nhiêu là theo 171.

Ví dụ, ở điều 8 (luật gtdb) có tới 23 khoản bị nghiêm cấm, trong đó không ít khoản không xuất hiện trong 171, điều đó không có nghĩa là mắc phải thì không vi phạm. Đơn cử khoản 23:

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Hành vi gây nguy hiểm là những hành vi nào? phân định ra sao. Ngoài ra, 171 là văn bản dưới luật gt 2008 cho nên phân định vi phạm phải dựa vào luật gt chứ không phải là theo 171.

Còn về 2b phải đi về bản phải làn đường, theo em đi như thế là đúng, nhưng đây là vấn đề văn hóa giao thông, NĐ 171 ko quy định cụ thể việc xử phạt vì rất khó áp dụng thực tế. Khi đường có 1 vạch tim đường thì sẽ nhìn thấy ngay xe có đi về bên phải chiều đi của mình ko, còn trong 1 làn đường, rất khó để xác định đang đi bên trái hay bên phải, quyết định sẽ rất cảm tính.
Về ý này, ngay trong còm trả lời chủ thớt em đã nêu là nếu người bạn không nhớ là đi bên nào thì khó xác định được là mình sai hay xxx sai.

Hơn nữa trong làn đó, ko phải lúc nào 2b cũng là xe chạy chậm nhất.
Cái này em hoàn toàn đồng ý. Giả sử có 2b và một ô tô trên cùng 1 làn mà ô tô bò ra với tốc độ 10 km/h thì tình huống nếu được xem xét tới là hành vi vượt chứ không phải là hành vi đi về phía bên nào.

Còn khi đường rộng đc chia thành nhiều làn thì nguyên tắc xe chậm đi bên phải sẽ được cụ thể hóa bằng biển báo phân làn và biển báo tốc độ. Khi đó xe chậm mà ko đi về bên phải sẽ dễ dang nhận ra bởi các vạch kẻ chia làn đường.
Cái này em cũng nhất trí. Nếu trên 1 làn mà 2b đang đi, chẳng có xe nào đi cùng chiều thì không thể xuất hiện lỗi đi về bên phải hay bên trái. Tuy nhiên, nếu có trường hợp phân làn theo phương tiện và phân làn theo tốc độ thì câu chuyện lại khác đi một chút ạ. Các trường hợp 1 và 2 em nêu trên đều không đề cập đến việc phân biệt đối xử này :D

- Trong nguyên tắc xe nhanh đi bên trái, xe chậm đi bên phải thì tốc độ ở đây là tốc độ mà các xe đang chạy chứ ko phải tốc độ tối đa xe có thể chạy. Như VD của cụ là trong nội thành, 2b tốc độ tối đa là 40km/h, nhưng 4b hoàn toàn có thể chạy 30km/h.
Nếu xác định được nhanh chậm thì trong nhận thức của người đi chậm mà ở phía trước sẽ phải có ý nghĩ nhường đường để đảm bảo xe đi nhanh, đang ở phía sau. Và khi vượt trong 1 làn thì đương nhiên là đi chậm phải đi về bên tay phải thì mới nhường đường được.

- Trong ví dụ về vượt xe của cụ, cụ hãy tưởng tượng trường hợp khác, có con xe tải bò trên đường với tốc độ 40km. 2b đc chạy 60 tất nhiên nó sẽ vượt xe tải, và trong trường hợp này 2b chạy nhanh hơn xe tải thì nó sẽ phải đi về bên trái, con xe tải (4B) phải đi về bên phải.
Tình huống này em đã nêu trên, đó là tình huống vượt.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top