- Biển số
- OF-340469
- Ngày cấp bằng
- 28/10/14
- Số km
- 1,330
- Động cơ
- 283,912 Mã lực
Cụ mà thất bại thì cả cái bộ máy nn này thất bại. Cụ nhìn đời tiêu cực quá
Cụ tin thật à!Các bác Đọc bài của bác Đài Bi để biết phụ nữ giỏi ntn. Ôi thế bác chồng của bác vẫn chỉ làm kiếm tiền nuôi thân thôi ạ. Chán thế. Hôm qua em đi gặp thằng bạn, nó bảo giờ mà một tháng không kiếm đc 200 củ là kém. Trông nó rất bth, chẳng ăn chơi đồng hồ xe sang, nhà vẫn ở nhà thuê, chỉ mua nhà cho bố mẹ và em gái, đi con xe honda cũ mèm. Nhưng tài khoản thì triệu đô. Bỗng thấy nó đúng là thằng đàn ông đích thực, từ xấu xấu bẩn bẩn bống tỏa ánh hào quang rạng rỡ trong mắt em Mở ngoặc: bạn em tròn 30 tuổi
Em, 1 thằng loser chính hiệu cho đến thời điểm hiện tại. Một vợ 2 con, xuất thân trong 1 gia đình bình thường, bố mẹ làm công nhân viên chức, lớn lên cũng theo rãnh như vậy, em cũng là thằng nhân viên quèn, cũng lấy vợ, sinh con. 10 năm kể từ ngày ra trường, em sống đúng kiểu chuẩn mực của 1 người 40 năm về trước, đi làm, về nhà chăm vợ con, lương bình bình, cuộc sống cứ thế trôi qua. Vài năm trở lại đây, em thật sự trăn trở về cuộc sống, liệu cứ thế này đến hết đời hay sao?
Em tâm sự với 2 cụ thân sinh, các cụ bảo bố mẹ thấy cuộc sống ổn định như con là được rồi, bao người còn vất vả ngoài kia. Mẹ em thì không nói nhưng bố em là người rất ưa danh, ưa con cái có chỗ làm nhà nước ổn định, ông rất hãnh diện về điều đó, em thì ngược lại với ông. Em biết ông xuất thân cũng là lao động bình thường nên cách nhìn cuộc sống của ông cũng không thể rộng rãi, với ông như vậy là quá ổn nhưng với em thật sự là không ổn 1 chút nào. Em muốn làm 1 cuộc thay đổi lớn.
A. Em mong muốn như sau:
1. Tài chính gia đình em lên 1 tầm khác, không phải đủ ăn đủ mặc và duy trì như vậy đến hết đời mà phải ở mức dư dả, cân được hết tất cả các trường hợp khủng hoảng trên tất cả phương diện từ giáo dục, y tế, du lịch...
2. 2 đứa nhà em có điều kiện được tiếp cận kiến thức dự bị khoảng 5 năm trước khi đi du học và có khả năng lo cho 2 đứa du học mà không phải giật gấu vá vai.
3. Chủ trương chính là cho 2 đứa di dân, không cần chúng nó quay về, vợ chồng em xác định sống 1 mình, để chúng nó tung bay đời chúng nó. Nếu không thực hiện được chủ trương chính, phải sống trên đất này thì cũng phải sống 1 cuộc đời khác, ở 1 tầm khác.
4. Cuối đời 2 vợ chồng sống bình bình, có đủ tài chính để thi thoảng du lịch, bệnh tật ốm đau. Cả 2 trước khi đi thì hiến được gì cho đời cứ hiến, sau đốt hết, tro rải biển, con cái không cần thờ.
B. Giá phải trả:
Với 1 đống mong muốn như vậy, em biết cái giá phải trả cũng không hề nhỏ, và em xác định chấp nhận như sau:
1. Em chấp nhận làm việc 25 năm nữa full công suất, không nghỉ giữa hiệp.
2. Thời gian dành cho gia đình ít lại, tình cảm gia đình còn lại 60% so với bây giờ.
3. Sức khoẻ còn lại 70% so với bây giờ.
4. Cuối đời sống 1 mình 2 vợ chồng, không con cái.
Chốt hạ: Với mong muốn và giá phải trả như vậy, em muốn xin lời khuyên của các cụ trên cõi OF:
1. Quan điểm của em như vậy có dị hợm không?
2. Phải làm như thế nào để đạt được mục tiêu đó?
3. Các cụ còn phương án nào các cụ đang hoạch định hoặc đã thực hiện rồi mà các cụ thấy mãn nguyện thì cho em xin em làm đường lối.
Chân thành cảm ơn các cụ đã quan tâm!
Các bác Đọc bài của bác Đài Bi để biết phụ nữ giỏi ntn. Ôi thế bác chồng của bác vẫn chỉ làm kiếm tiền nuôi thân thôi ạ. Chán thế. Hôm qua em đi gặp thằng bạn, nó bảo giờ mà một tháng không kiếm đc 200 củ là kém. Trông nó rất bth, chẳng ăn chơi đồng hồ xe sang, nhà vẫn ở nhà thuê, chỉ mua nhà cho bố mẹ và em gái, đi con xe honda cũ mèm. Nhưng tài khoản thì triệu đô. Bỗng thấy nó đúng là thằng đàn ông đích thực, từ xấu xấu bẩn bẩn bống tỏa ánh hào quang rạng rỡ trong mắt em Mở ngoặc: bạn em tròn 30 tuổi
Bủ mịa, mợ dãi bày tâm sự thế em lại dật cmn mình nghĩ lại mình có gì đó sai saiChồng em, phụ trách kỹ thuật cho một cty. Thời kỳ đầu thì rất vất vả, nhưng sau khi đi vào hoạt động ổn định dần, thì lại đâm ra nhàn hạ hơn. Chồng em thường đi dạy thêm vài tiết/tuần cho các trường đại học.
Từ trước đến lúc đó, bọn em có thỏa thuận là tiền chồng kiếm được sẽ để lo những việc nhớn, như cho con du học, mua thêm nhà, v.v..
Còn chi tiêu cơ bản hàng tháng thì rút ra từ tiền lương của em, bao gồm cả tiền học của con, tiền ăn uống, tiền đi chơi, vân vân và mây mây.
Thế nên, khi em chạy về nhà gặp chồng, em tự tin lắm lắm. Bao nhiêu năm, tiền chồng để đâu cho hết.
Cũng may, em có một trái tim cực kỳ khỏe mạnh, nên khi chồng bảo là chả có đồng nào, em vẫn đứng sừng sững, mồm há ra nghe chồng nói mà không lăn quay ra ngất.
Chồng em chẳng có đồng nào thật, các bác ạ.
Hóa ra, bao nhiêu năm, chồng làm được cũng khá tiền, nhưng ăn tiêu hết. Nay máy ảnh, mai đồng hồ, độ cái xe nọ xe kia, rồi rút ra cho anh em mỗi người một ít, bạn bè vay cũng có. Thế nên, tiêu pha rõ là xông xênh, nhưng khi nhìn lại thì chẳng tiết kiệm được xu nào.
Đây là thực tế của 1 người đi làm ngoài đấy cụ chủ thớt ạEm sợ con tằm nhả tơ sẽ khiến cho các bác sốt ruột.
Nên em update tình trạng bây giờ của em trước, sau rồi có thời gian em mới quay lại nói về quá trình kinh doanh của em sau:
- Đến bây giờ, sau 5 năm sản xuất (em làm sản xuất hàng hóa để xk ạ), em già đi rất nhiều. Ra đường, tuyền bị gọi là cô, là bác, đau lòng lắm.
- Hiện nay thì ngành sx em làm đang bị lâm vào thế bí, em đang rất đau đầu nhưng chưa tìm được hướng đi tươi sáng hơn. Nhưng em luôn nghĩ, đây đích thực là khó khăn của mình, nhưng chắc chắn em sẽ có giải pháp. Nói chung trước đây, nếu gặp vấn đề như thế này sẽ khiến cho em mất ăn mất ngủ cả tháng, nhưng giờ đây, sau quá trình tôi luyện thì nó vẫn khiến em đau đầu nhưng không quá nghiêm trọng như trước nữa. Đến bao giờ tu luyện được đến mức coi khó khăn cũng như nước chảy mây trôi thì mới giàu được.
- Tiền bạc: Em đã để giành được đủ tiền cho 1 bạn đi du học trong suốt 6 năm (2 năm phổ thông + 4 năm ĐH) vào tài khoản du học của con em.