[TT Hữu ích] Loạt ảnh Việt Nam 199x của Tây lông

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,293
Động cơ
619,807 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
áo da đi xe 82 hơi 50 oách phết đấy
82-50 buộc phải lắp pô nhót cho nó thoát, 94 em cũng đi con 82-86 hơi 50. Nó 4 số nên đi pô zin yếu như sên =))=)), sau nịnh mãi ông già cho tháo quả bảo vệ đèn hậu với cả lắp pô nhót, đi thoát xe khoẻ hơn.
Em nhớ nhầm, xe em là 82-89 chứ, tem cốp có mấy cái vạch sọc ấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

NongdanYandex

Xe tải
Biển số
OF-486460
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
450
Động cơ
194,763 Mã lực
Tuổi
49
Ở Hà Nội bọn cháu là cứ phải đi tìm trúc để làm phốc. Làm xong về nhà xé vở, tẩm ướt rồi vo lại để nhồi vào ống bắn nhau. Nhiều thằng bẩn cứ nhai giấy rồi nhồi ống thôi, khỏi cần tẩm nước ;))
Trúc ruột rỗng chỉ làm sáo thổi thôi cụ. Loại làm súng phốc này phải là tre đực lõi nhỏ, vót đũa cắm vào mới khít khìn khịt được.
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,972
Động cơ
325,930 Mã lực
Lương cụ 2001 mà hơn 2,5tr là vip đấy. Năm 2004 em ra trường lương canon là 1.650k mà nhận tháng lương đầu nghe cũng xao xuyến
Bạn tôi làm bên bưu điện, năm 92 đi làm lương độ 2 tr. Thưởng nhiều kinh khủng. Năm 97 lương kỹ sư mới ra trường là 1,78×144k= 256k, cộng ăn trưa với linh tinh được độ 700k.

Thế mới thấy bưu điện thời đó là cụ của đời chứ ko phải bố. Nhờ có Viettel năm 2000 thì dân ta mới đổi được đời trong sử dụng đt.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,149
Động cơ
365,962 Mã lực
Trúc ruột rỗng chỉ làm sáo thổi thôi cụ. Loại làm súng phốc này phải là tre đực lõi nhỏ, vót đũa cắm vào mới khít khìn khịt được.
Cụ nhắc cháu mới nhớ, tìm được dóng nào khớp với đũa thì ngon. Ống to lại phải tìm gỗ vót đũa cho vừa ống. Ống nhỏ quá thì xin mẹ cái đũa gỗ vót nhỏ lại :))
 

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,293
Động cơ
619,807 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Trúc ruột rỗng chỉ làm sáo thổi thôi cụ. Loại làm súng phốc này phải là tre đực lõi nhỏ, vót đũa cắm vào mới khít khìn khịt được.
Đúng rồi cụ, cắm chặt vào rút ra nó phải hơi mút một chút mới đc. Bọn em là đục lỗ bên trên nòng, chế băng đạn bằng ống tre cắm xuống, nhồi bằng quả dã hương. Thi nhau làm băng dài nhét nhiều xong nó tắc lại thông há mồm. =))=))
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,149
Động cơ
365,962 Mã lực
Đúng rồi cụ, cắm chặt vào rút ra nó phải hơi mút một chút mới đc. Bọn em là đục lỗ bên trên nòng, chế băng đạn bằng ống tre cắm xuống, nhồi bằng quả dã hương. Thi nhau làm băng dài nhét nhiều xong nó tắc lại thông há mồm. =))=))
Dân ngoại thành bọn em chỉ bắn giấy thôi. Giấy ngâm nước hoặc giấy nhá nước bọt =)) =))
 

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,293
Động cơ
619,807 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Dân ngoại thành bọn em chỉ bắn giấy thôi. Giấy ngâm nước hoặc giấy nhá nước bọt =)) =))
Giấy là lúc hết quả mới xài, chứ nó nổ ko đanh bằng đạn quả đâu cụ. Mà đạn giấy thì ko chơi đc súng có băng.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,681
Động cơ
141,087 Mã lực
Dân ngoại thành bọn em chỉ bắn giấy thôi. Giấy ngâm nước hoặc giấy nhá nước bọt =)) =))
Thường bọn em chỉ chơi vào tháng giêng, tháng hai. Khi đó có quả xoan non. 1 quả bẻ đôi được 2 viên đạn. Nhai giấy đôi khi miệng đắng vì giấy có mực.
 

Đào Xuân hán

Xe buýt
Biển số
OF-624945
Ngày cấp bằng
19/3/19
Số km
504
Động cơ
122,640 Mã lực
Dạ không ạ, cua có nhiều loại lắm cụ ah.
Loại ở trên hoặc là 'rạm', ' cua ra' , mình dẹt, hơi to hơn cua đồng bình thường ăn rất ngon ( thời xưa nó cũng đắt).
Cua đồng hiện tại cũng có 2 loại. Cua thường và 'cáy' , con cáy để làm mắm cáy đó ạ, cáy giờ cũng hiếm rồi.
( cháu quê vùng Nam Định, thời nhỏ hay đi bắt nên biết tí 😁 )
con này là con Rạm .
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,362
Động cơ
667,746 Mã lực
Hehehe. Em lục trong tủ lạnh hóa ra nhà em vẫn còn 1 hộp cụ ợ. Đây này.
Nhà em hay rang lá lốt. Khi nào có nhiều thì giã nấu canh (tất nhiên không bằng canh cua đồng)

Con rạm đây.
Loài này sống ở vùng nước lợ, hoặc trong đồng, sông nước ngọt nhưng gần biển.
Con yếm to là con cái có nhiều gạch, còn yếm nhỏ là con đực.
Đến mùa sinh sản tầm tháng 7, 8 âm lịch chúng theo nước trong sông trở ra vùng nước lợ để đẻ con, con rạm con thì gọi là con cúm, con cúm lại theo dòng nước bơi vào trong đồng , sông ngòi để sinh sống.
Rạm có thể áp chảo, rằng muối, nấu canh hoặc làm mắm.
Ở vùng đồng bằng bắc bộ khu vực gần cửa sông Hồng rất nhiều rạm.
Ngoài ra còn có cua đồng, cáy, còng gió ,cua ra ( các cụ ở trên gọi là của đã).
Cáy rất nhát nghe động là chạy , muốn bắt nó thì chỉ có cánh đánh dậm hoặc câu ( Cô kia câu cáy bên sông, cái quần thì cộc cái lông thì dài)
Cua ra thì ở hang khá sâu hoặc ở các ngách , hóic đá, khe vách bờ kè, cầu, cống, muốn bắt nó cũng phải câu.
Trong vùng ven biển phía Nam có loại ba khía nhìn gần giống con cáy
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
595
Động cơ
271,570 Mã lực
E vẫn nhớ cảnh xe tải của dân buôn chạy về cổng chợ. Các bà hàng mắm, hàng khô chạy ra chung nhau mua 1, 2 bao về bán lẻ. Bao tải thường có 2 lớp, bên trong là nilon, bên ngoài là bao đay hoặc xác rắn. Bán xong 1 , 2 bao cánh buôn lại chạy đến chợ khác để bán tiếp. Mà ngày đó là chợ phiên nên phải canh đúng phiên mới bán được.

Còn cua đồng thì em bắt thành thần. Bây giờ không thể nhìn thấy nồi canh cua như ngày xưa. Cả 1 giỏ cua to 3-4 cân mà chỉ nấu có 1 nồi. Gạch và váng cua dày đến nỗi phải lấy đũa xắn ra thì mới sôi được.

Canh cua là phải nấu với quả DỌC trên rừng. Nếu không thì quả Tai chua cũng được.

Chẹp. Em lại thèm canh cua quá.
Rạm là một trong những đồ ăn mà em phát sợ cụ ạ. Thời bao cấp thì trừ ngày lễ tết, cỗ cưới thì quanh đi quẩn lại là rau muống luộc chấm nước mắm rất nặng mùi, độ đạm thấp, cá biển to bằng cái đít chén (cá đồng tiền), đậu phụ cứng ngắt, cũng có ăn thịt (loại rẻ bây giờ) nhưng không thường xuyên. Mùa đông thì thay rau muống luộc bằng bắp cải luộc hay nấu canh suông vì mỡ cũng hiếm. Thi thoảng thì được cho ăn rạm rang, ngửi mùi thì thơm nhưng mặn đắng mặn chát, toàn vỏ là vỏ. Hôm nào có trứng rán, lạc rang hay canh cua là xôm đấy cụ.

Em quê ở phố trong một thành phố cũng to to thời ấy nên thời kinh tế khó khăn chỉ mong nghỉ hè để được về chỗ bác em làm dâu - một làng quê Bắc bộ truyền thống. Ở quê thịt thà cũng hiếm nhưng tôm, cua, cá đồng đánh bắt tự nhiên khá là dễ dàng và đặc biệt được ăn cơm mới (vụ chiêm), không độn mỳ như ở Hà Nội. Quà mà bố mẹ em gửi về cho bác là mỳ sợi, vài gói kẹo bánh, rượu cam, rượu chanh ... còn bác gửi đồ nông sản quê tự cung tự cấp lên: ổi, táo, chuối, nhộng tằm, rau cỏ.

Em lại thèm canh cua!
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,681
Động cơ
141,087 Mã lực
Rạm là một trong những đồ ăn mà em phát sợ cụ ạ. Thời bao cấp thì trừ ngày lễ tết, cỗ cưới thì quanh đi quẩn lại là rau muống luộc chấm nước mắm rất nặng mùi, độ đạm thấp, cá biển to bằng cái đít chén (cá đồng tiền), đậu phụ cứng ngắt, cũng có ăn thịt (loại rẻ bây giờ) nhưng không thường xuyên. Mùa đông thì thay rau muống luộc bằng bắp cải luộc hay nấu canh suông vì mỡ cũng hiếm. Thi thoảng thì được cho ăn rạm rang, ngửi mùi thì thơm nhưng mặn đắng mặn chát, toàn vỏ là vỏ. Hôm nào có trứng rán, lạc rang hay canh cua là xôm đấy cụ.

Em quê ở phố trong một thành phố cũng to to thời ấy nên thời kinh tế khó khăn chỉ mong nghỉ hè để được về chỗ bác em làm dâu - một làng quê Bắc bộ truyền thống. Ở quê thịt thà cũng hiếm nhưng tôm, cua, cá đồng đánh bắt tự nhiên khá là dễ dàng và đặc biệt được ăn cơm mới (vụ chiêm), không độn mỳ như ở Hà Nội. Quà mà bố mẹ em gửi về cho bác là mỳ sợi, vài gói kẹo bánh, rượu cam, rượu chanh ... còn bác gửi đồ nông sản quê tự cung tự cấp lên: ổi, táo, chuối, nhộng tằm, rau cỏ.

Em lại thèm canh cua!
Cụ nói làm em lại nhớ cái cảm giác cầm bát cơm gạo mới. Cả năm ăn gạo kho (gạo rượu, gạo lợn) ẩm, mốc, mọt mà được cầm bát cơm gạo trắng tinh, bốc hương thơm thì không bao giờ quên được.
Không phải là ôn nghèo kể khổ nhưng những cụ nào đã từng trải qua cái đoạn trường này mà nói không nhớ thì hẳn là dối lòng mình. Bây giờ em nhìn lên thì chẳng bằng ai, nhìn xuống cũng chẳng kém bố con thằng nào nhưng những cái trải nghiệm về thời khốn khó em không bao giờ quên.
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,066
Động cơ
652,050 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Con cáy: con này thì đa số do người ta đi câu. Và hầu như chỉ để làm mắm. Mắm cáy mới thì đen, lâu năm thì đỏ như nước gạch non, dậy mùi thơm thôi rồi. Mắm cái ít khi chắt ra chai (chỉ khi mang đi đâu, hoặc cho mới chắt ra chai) ma chủ yếu để nguyên trong hủ chôn hờ dưới gốc cau sau bể nước (chỗ mát và râm ý) đến bữa ăn thì mới ra lấy vào. Ôi thôi rồi....
Cáy nấu canh rau đay trắng thì ngon tuyệt, mùi thơm đặc trưng hơi "hôi hôi"

Con rạm (ít khi gọi là cua rạm) thì có thể nấu canh, ăn không ngon bằng con rốc. Hoặc xé bỏ mai tẩm bột rán hoặc vặt chân giã nấu canh và để cả con rang muối làm thức ăn mặn.
Rạm trôi (rạm bơi) mùa mưa rào đi hớt được thì nó mẩy làm sao, rạm cái thì gạch đặc sịt, đực thì đầy mỡ, chân vặt ra giã nấu canh mồng tơi, mình nó cho vào rim, lúc ăn cắn viền xung quanh mai rồi gỡ ra lộ nguyên mảng gạch ngậy tới óc.
Chẹp chẹp nhớ tuổi thơ quá ...
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,066
Động cơ
652,050 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Hehehe. Em lục trong tủ lạnh hóa ra nhà em vẫn còn 1 hộp cụ ợ. Đây này.
Nhà em hay rang lá lốt. Khi nào có nhiều thì giã nấu canh (tất nhiên không bằng canh cua đồng)

Chuẩn con rạm đây rồi, cơ mà cụ cũng khéo mua toàn rạm to đùng, nếu mẩy nữa thì tuyệt, nấu riêu rất ngon vì nó nhiều gạch nên nước nhìn đỏ đẹp mắt.
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,066
Động cơ
652,050 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Cụ nói làm em lại nhớ cái cảm giác cầm bát cơm gạo mới. Cả năm ăn gạo kho (gạo rượu, gạo lợn) ẩm, mốc, mọt mà được cầm bát cơm gạo trắng tinh, bốc hương thơm thì không bao giờ quên được.
Không phải là ôn nghèo kể khổ nhưng những cụ nào đã từng trải qua cái đoạn trường này mà nói không nhớ thì hẳn là dối lòng mình. Bây giờ em nhìn lên thì chẳng bằng ai, nhìn xuống cũng chẳng kém bố con thằng nào nhưng những cái trải nghiệm về thời khốn khó em không bao giờ quên.
Nấu cơm gạo mới khó hơn bình thường, lượng nước ít hơn vì nó không nở mấy, lại nhiều nhựa nên dễ khê, vụ chiêm hay mùa mà có bát cơm mới ăn cũng thật là tuyệt, chỉ cơm với nước mắm cũng làm 5-6 bát luôn.
À, hồi xưa hình như hay được ăn cơm mới từ loại gạo 203 (hai linh ba) hay VN10 (vê nờ mười) gì đó :-??
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,681
Động cơ
141,087 Mã lực
Nấu cơm gạo mới khó hơn bình thường, lượng nước ít hơn vì nó không nở mấy, lại nhiều nhựa nên dễ khê, vụ chiêm hay mùa mà có bát cơm mới ăn cũng thật là tuyệt, chỉ cơm với nước mắm cũng làm 5-6 bát luôn.
À, hồi xưa hình như hay được ăn cơm mới từ loại gạo 203 (hai linh ba) hay VN10 (vê nờ mười) gì đó :-??
Ấy là giống Xê-e-rờ hai linh ba (CR 203). Đây gần như là giống mang tính đột phá của nông nghiệp Việt Nam. Còn trước đó thì có 1 số giống năng suất rất thấp, qua nhiều đời dân tự giữ giống nên bị thoái hóa như Mộc Tuyền, Bao Thai Hồng. Em nhớ giống Mộc Tuyền hạt gạo dài nhưng nhỏ tí xíu, hơi đen. Ăn rất thơm.
 
Biển số
OF-366693
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
1,236
Động cơ
850,290 Mã lực
82-50 buộc phải lắp pô nhót cho nó thoát, 94 em cũng đi con 82-86 hơi 50. Nó 4 số nên đi pô zin yếu như sên =))=)), sau nịnh mãi ông già cho tháo quả bảo vệ đèn hậu với cả lắp pô nhót, đi thoát xe khoẻ hơn.
Em nhớ nhầm, xe em là 82-89 chứ, tem cốp có mấy cái vạch sọc ấy.
82-89 thì ko có xe 50 cụ ah, nên của cụ đúng là 82-86...xe 50 đó càng trc nó có thanh giằng
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,362
Động cơ
667,746 Mã lực
Hình như em chưa ăn bao giờ hay sao, hay là tiếng quê em nó khác???
Phải thử mới được, hehe
Con rạm này bác phải về các vùng gần biển mạn Hải Hậu, Xuân Thủy , Nghĩa Hưng( Nam Định), Ninh Bình, Thái Bình mới có. Mà tầm tháng 7, tháng 8 âm lịch lúc gần đến mùa mưa bão rạm đi trôi thì mới nhiều gạch, béo. Rạm đi trôi là chúng theo dòng nước trong đồng ( thường những hôm mưa , bão xong sẽ xả cống ngăn mặn để thoát nước) trôi ra cửa sông vùng nước lợ để đẻ con. Thiên nhiên thật nhiều điều kỳ thú phải không bác? Những con cua mẹ đẻ xong chắc sẽ chết ngoài cửa sông chứ không bơi vào đồng nữa.
Vào những hôm rạm đi trôi người ta thường dùng vó nhỏ để vớt, hoặc dùng đăng , đó chắn ngang sông để bắt.
Chúng thường bám vào các bụi bèo tây, rơm ra , hoặc tự bám vào nhau từng nhóm hàng chục con để thả trôi ra cửa biển.
Trong đồng thì thời nay rạm không còn do các loại hía chất, thuốc BVTV, một phần các bờ vùng bờ thửa bê tông hóa, bờ kênh mương xây kè hết chỗ để rạm đào hang, rạm tự nhiên chỉ còn ở vùng nước lợ. Ở còm trên có bác nhắc đến con cua rốc ( cua đồng) giờ người ta cũng nuôi nhiều. Mà đắt hơn thịt lợn.
Canh cua chuẩn bài là nấu với rau đay, ăn với cà pháo muối.... chỉ cần 2 món này thôi cũng tốn cơm lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,299
Động cơ
704,378 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Con rạm này bác phải về các vùng gần biển mạn Hải Hậu, Xuân Thủy , Nghĩa Hưng( Nam Định), Ninh Bình, Thái Bình mới có. Mà tầm tháng 7, tháng 8 âm lịch lúc gần đến mùa mưa bão rạm đi trôi thì mới nhiều gạch, béo. Rạm đi trôi là chúng theo dòng nước trong đồng ( thường những hôm mưa , bão xong sẽ xả cống ngăn mặn để thoát nước) trôi ra cửa sông vùng nước lợ để đẻ con. Thiên nhiên thật nhiều điều kỳ thú phải không bác? Những con cua mẹ đẻ xong chắc sẽ chết ngoài cửa sông chứ không bơi vào đồng nữa.
Vào những hôm rạm đi trôi người ta thường dùng vó nhỏ để vớt, hoặc dùng đăng , đó chắn ngang sông để bắt.
Chúng thường bám vào các bụi bèo tây, rơm ra , hoặc tự bám vào nhau từng nhóm hàng chục con để thả trôi ra cửa biển
Dạo này em đang ăn chay, tự dưng thấy mình thích ăn chay mới chết chứ bác....
Đúng là em chưa được ăn con rạm này thật. Nhìn nó giống cua quá...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top