SG, ngày 7/5/1975, diễu hành mừng ngày chiến thắng ĐBP
Thời đó con đường em tới trường là QL2, liên tục nhìn thấy đội xe tải Scania màu trắng của NM Giấy BB mà thích mê li. So sánh nó với những chiếc Zil, Giải phóng, IFA thịnh hành hồi đó như so sánh Boeing 787 với máy bay bà già vậy.Nhà máy giấy Bãi Bằng (Baibang Paper Mill) do Thụy điển viện trợ không hoàn lại cho VN, phải nói là người Thụy điển xài sang, ngoài nhà máy rất hiện đại xong năm 1982, công suất lớn, họ còn cho xây dựng nhiều hạng mục khác như khu làm việc, trại Thụy điển tiêu chuẩn Bắc Âu về điều kiện ăn ở, sinh hoạt của chuyên gia công nhân kỹ thuật tại công trường nhà máy, trường học, vườn trẻ, căng tin ... tất cả theo chuẩn Thụy điển. Việc đưa đón cán bộ nhân viên người tây và ta đi làm việc theo tuyến Hà nội-Bãi bằng có hẳn một đội xe bus con thoi dùng xe Coaster Toyota Nhật, và chuyên gia cao cấp hơn là xe dòng Cressida cũng của Toyota, xe riêng của chuyên gia Bắc Âu dùng chủ yếu Volvo. Đầu tuyến tại HN là đoạn giữa phố Nguyễn Khắc Cần, nơi có văn phòng Dự án nhà máy giấy BB, đầu kia tuyến tại cổng nhà máy giấy BB.
Năm 1985, có lần lên đó, bằng xe Coaster biết thế nào là xe hơi có máy lạnh, ở trong trại Thụy điển... như lạc vào thê giới khác.
1976 mà tay đeo đồng hồ là ko phải dạng vừa đâu cụ nhỉ...Đi bán bóng bay, Hn, 1976, không rõ anh bộ đội kia có đi bán bóng bay hay anh mua?
Vậy là cụ thuộc 7X đời cuối hoặc 8X đời đầu, khi áp dụng chính sách KHHGD
Ảnh cụ em tìm mãi ko thấy cái xe khách Ba đình mà đầu xe kiểu y chang xe tải IFA nhập về thời gian đó nhỉ...ngày đó em hay đi xe buýt tuyến Hàng Vôi - Đại học Nông Lâm (Chèm) bằng cái xe này...Rảnh em lại hầu các cụ chùm ảnh về xe đò của VN những năm 90-96 do thập cẩm tây lông chụp
Bến xe khách tại Hà Nội. Có xe Cao Bằng và Thái Bình. Thời đó xe đò đi Cao Bằng hết chẵn 1 ngày.
Hino hoán cải. Xe khách mà có gắn thêm đầu Video và 1 chiếc màn hình CRT 14 inches là một đẳng cấp cao hơn hẳn những xe khác, như xe limousine so với xe bus bây giờ
Hino và IFA. Chiếc Hino chạy tuyến xuyên Việt có phi nước mui để làm mát máy.
Xe đi tuyến Quảng Ninh-Hà Nội ngày đó phải dừng giữa đường ăn cơm vì đi hết chừng 6-7 tiếng
Em hay ngồi trên Ca pô cái xe này đi Sơn Tây, hoặc Bất bạt, Chẹ...Hôm trước các cụ có còm nhiều về xe tuyến Kim Mã-Sơn Tây. Nó đây ạ
Những năm 75, 76, 77 các bác các chú bộ đội từ trong Nam về thường có đồng hồ xịn nha bác: Seiko, Orent... hàng tìm mua , đổi cũng có, được cấp cũng có, chiến lợi phẩm giấu được cũng có.1976 mà tay đeo đồng hồ là ko phải dạng vừa đâu cụ nhỉ...
Bến Tam đa, La pho, Hàng đậu ...Tiếp xe điện Hà Nội. Quang gánh, rổ xảo lên xe hết.
Nhìn như sắp đổ ấy các cụ nhỉ?
Biệt đội nhảy tàu điện
Cái mái nhà em thấy quen quen. Bà tây lông này lên xe chắc không lọt cửa.
Kinh khủng thật...Những năm 75, 76, 77 các bác các chú bộ đội từ trong Nam về thường có đồng hồ xịn nha bác: Seiko, Orent... hàng tìm mua , đổi cũng có, được cấp cũng có, chiến lợi phẩm giấu được cũng có.
Ông anh hành xóm nhà em.làm liên lạc cho đại đội được giao đeo bao lô đồng hồ chiến lợi phẩm, xin được 2 cái đồng hòi của lính. Về quê thanh niên thách nhau ổng cầm thả vào xô nước để 1 lúc lấy ra không sao cả, trai làng lác mắt.
Chắc là mua trong miền Nam thôi cụ, chứ 1976 miền Bắc đeo đồng hồ là oai lắm.1976 mà tay đeo đồng hồ là ko phải dạng vừa đâu cụ nhỉ...
Sĩ quan, binh lính VNCH trước ông nào chả có đồng hồ bác nhỉ, dây chuyền nhẫn vàng cũng nhiều ông có.Kinh khủng thật...
Cụ nhìn kỹ xem có Cụ Hà Tam trong đội hình không?Bộ đội rút quân khỏi Cam, 1989
Bác có khuôn mặt dưới nách bác ngồi trên chuẩn có đôi môi sốt rét rừng bên K.Bộ đội rút quân khỏi Cam, 1989, có thể nói cuộc chiến với Pol Pốt, Vn đã hy sinh rất nhiều để cứu Campuchia
Để lúc rảnh em tìm trong đống ảnh xem. Nhiều lắm ạ. Chả hiểu sao ông tây này chụp đến cả nghìn cái ảnh về xe đò của VN. Hay nó làm nghiên kíu thị trường nhỉ? Em nhớ có cả xe Bất Bạt của cụ đấy.Ảnh cụ em tìm mãi ko thấy cái xe khách Ba đình mà đầu xe kiểu y chang xe tải IFA nhập về thời gian đó nhỉ...ngày đó em hay đi xe buýt tuyến Hàng Vôi - Đại học Nông Lâm (Chèm) bằng cái xe này...