Xin kem các bác ạ. Rất khó có thể thông cảm được.1 người đàn ông ăn mặc sang trọng đang ăn kem, 1 bà già chìa bát, không rõ xin kem hay xin tiền, Hn, 1994, thực sự thì, nhìn rất phản -cảm
Xin kem các bác ạ. Rất khó có thể thông cảm được.1 người đàn ông ăn mặc sang trọng đang ăn kem, 1 bà già chìa bát, không rõ xin kem hay xin tiền, Hn, 1994, thực sự thì, nhìn rất phản -cảm
Bức ảnh chân thực, giá trị lịch sử. Cảm ơn cụ đã sưu tầm.Cảnh sát đang trừng-trị bọn gian thương, bọn này sợ tiền mất giá nên đổ xô đi đầu cơ vàng, 1991
Món này nhà cháu cũng nghiện nặng ! Chơi từ hồi đầu năm 91 rồi lay lắt đến cuối 9x thì dứt hẳn. Giai đoạn nghiện nặng nhất là 2 năm đầu. Chính vì chơi món này mà nhà cháu rinh đc G về. Nhà cháu chơi ở Cung thiếu nhi HN và gặp G làm việc ở đây.Năm 1993-1995 em mê món này, cơ xuân có thể chạy được 50++ điểm
Hình như Singer là của Mẽo chứ nhỉ?Máy khâu con Bướm là máy khâu của Khựa còn máy khâu cụ nói là máy khâu Singer của Nhật. Nhật lùn có khá nhiều loại máy móc may hoặc dệt len như Brother, Sinco... và Singer là hãng khá nổi tiếng. Những máy này sau giải phóng được dân Bắc khuân từ trong Nam ra. Nhà cháu cũng có 1 chiếc máy khâu hiệu Sinco, giờ vẫn còn để ở nhà cũ trên phố cổ, máy vẫn sử dụng bình thường, chân bàn vẫn còn nguyên bản. Chiếc máy này ô cụ nhà cháu vác ra từ năm 76. Ngoài ra nhà cháu cũng có 1 chiếc máy dệt len 1 giàn hiệu Brother, chiếc máy này bà cụ nhà cháu mua năm 81 với giá 4,5 chỉ Au. Nó trở thành chiếc cần câu cơm giúp mấy a em nhà cháu ăn học thời bao cấp. Hồi đó chuyên dệt len thuê, dệt áo, dệt cổ, dệt gấu, giá từng công đoạn 1 và thu nhập cũng khá tốt. Từ khi có nó mà bữa ăn đã cải thiện rất nhiều, rồi mua sắm quần áo, sách vở, tiền học thêm...vv đều từ lao động thêm bằng chiếc máy dệt len hoặc may vá với chiếc máy khâu.
Đúng òi ạ, Hãng khủng chuyên về máy may, thêu của MỹHình như Singer là của Mẽo chứ nhỉ?
Em nhớ thới 89,90 còn có mốt mặc áo của Polpot,màu xanh lá, cùng thời áo bay Nga và áo NATO,cụ nào nhớ không?Các kho chứa đồ dự trữ chiến lược của Popot rất khủng nha cụ. Đạn, đạn pháo của nó mới hơn của VN
Kính Lão huynh 1 lyMón này nhà cháu cũng nghiện nặng ! Chơi từ hồi đầu năm 91 rồi lay lắt đến cuối 9x thì dứt hẳn. Giai đoạn nghiện nặng nhất là 2 năm đầu. Chính vì chơi món này mà nhà cháu rinh đc G về. Nhà cháu chơi ở Cung thiếu nhi HN và gặp G làm việc ở đây.
Sau này có F1 vào, các món chơi bời thanh niên dần dần bỏ trong đó có món Billard 3 bi này.
Hồi nghiện thì nhà cháu hay chơi độ nên rất ham, nhất là sau này chơi món bi-a dù rồi ù như tá lả( chơi ở nhà văn hoá Thanh niên Tăng bạt Hổ) cũng ham lắm. Ngày nào nhà cháu cũng chơi 4-5 tiếng, thậm chí có ngày ăn 2 bữa ở bàn luôn (từ 10h sáng đến 9h tối). Món này gặp cơ son, vào thế thì 1 cơ nhà cháu cũng được 40-50 đ, tuy nhiên thế mạnh của nhà cháu là hay có điểm ở những pha cực khó, chính vì hay thích mạo hiểm ở những ca khó thành ra hay bị để lại thế " mời ô xơi" cho đối phương.
Em bé bán Postcard. Giờ không thấy ai có thói quen mua cái này nữa nhưng em vẫn còn thói quen này, mỗi bận đi nước ngoài là mua về 1 xấp.1 trẻ em đi bán đồ lưu niệm thì phải, Sg, 1994
Vâng,nhà cháu cũng ko chú ý lắm về xuất xứ nguồn gốc, chỉ thấy đa phần các máy may,dệt ..của Singer toàn gắn mác Made in Japan vào nên nghĩ nó là của Nhật. Có lẽ Nhật chỉ là nước gia công thôi, ngay cả cái tên cũng ko dính dáng gì đến Nhật cả.Hình như Singer là của Mẽo chứ nhỉ?
Ngày đó còn có chuyện vui. Bà con Thanh Hóa lên Ủy ban xã xin cái giấy giới thiệu của xã để đi cái bang, nốt vụ này để về xây cái tầng 2.Xin kem các bác ạ. Rất khó có thể thông cảm được.
Năm 2000, trên 1 chuyển tàu thủy ra Cát Bà. Em đứng trên bong cùng 1 cụ kính đen xoành điệu, đến giữa biển cụ đó móc mô bai ra phọt 1 tràng tiếng Ăng lê, em còn nhớ câu cuối cụ ý nói đi nói lại: Sen mi ơ méc sịt. Khi đến Cát Bà người nhà ra đón mới biết cụ kia là Ziệc kiều và biết chắc chắn vụ gọi mô bai là cụ ấy nổ vì giữa biển lúc đó không hề có sóng điện thoại do chỉ có mạng Vina và Mobile khi đóChuẩn VK là phải có cái túi bao tử căng phồng đeo trước bụng lão ạ...
Trong ảnh của cụ ấy là bi 3 màu, đúng với giai đoạn từ 96 trở lên, chứ hồi nhà cháu chơi thì bi ko phải là 3 màu mà là 2 trái trắng 1 trái đỏ, trái đỏ bi mồi ko nói làm gì nhưng 2 trái trắng, để phân biệt sở hữu thì 1 trái có 1 chấm đen trên thân. Chủ bàn nói những trái bi có xuất xứ từ Belgium.Kính Lão huynh 1 ly
Bida 3 bi nói riêng, Bia nói chung ở Tăng Bạt Hổ thì danh chấn zangho rồi ợ
Lãi huynh chuẩn, ăn bi khó mà hụt là thành gom bi cho bạn ngay
Cái áo đó của đám lính phe bảo hoàng chứ cụ.Em nhớ thới 89,90 còn có mốt mặc áo của Polpot,màu xanh lá, cùng thời áo bay Nga và áo NATO,cụ nào nhớ không?
Cũng có thể đương nổ thì vào vùng sóng tậm tịt nên bác ấy kêu bên kia gửi tin nhắn...Năm 2000, trên 1 chuyển tàu thủy ra Cát Bà. Em đứng trên bong cùng 1 cụ kính đen xoành điệu, đến giữa biển cụ đó móc mô bai ra phọt 1 tràng tiếng Ăng lê, em còn nhớ câu cuối cụ ý nói đi nói lại: Sen mi ơ méc sịt. Khi đến Cát Bà người nhà ra đón mới biết cụ kia là Ziệc kiều và biết chắc chắn vụ gọi mô bai là cụ ấy nổ vì giữa biển lúc đó không hề có sóng điện thoại do chỉ có mạng Vina và Mobile khi đó
Vùng đó và ngày đó là không hề có phủ sóng luôn ý cụ ạ. Đó là đường em về quê bạn gái thường xuyên nên em biết mà.Cũng có thể đương nổ thì vào vùng sóng tậm tịt nên bác ấy kêu bên kia gửi tin nhắn...
Uây, cụ đập giai thế!Thời nhà cháu bán thì đầu đĩa CD vẫn là thứ xa xỉ, dân chơi đồ âm thanh mới dùng còn phân khúc bình dân chỉ là radiocatsette ( lúc mới khởi đầu nhà cháu bán đồ xuất điện 220v đa phần là dòng Sony 1110s các kiểu.....) đầu deck giàn comple hàng bãi trắng toát mặt nhôm phay. Thời đó các "anh hùng hảo hớn" nổi đình nổi đám hàng bãi phải kể đến Thắng Cao bá Quát, Huy Bát Cổ (H bóp cổ) 1 ông nữa ở Nguyễn huy Tự lâu ngày quên mất tên...vv.
Ảnh nhà cháu chuẩn bị xuất phát đến nhà G trong lễ ăn hỏi tháng 3-1993, chụp tại cửa hàng có 1 số đồ đang kinh doanh. Hồi đó tích kiệm nên chụp choạch ít quá, phía bên phải còn 1 giá hàng nữa, bày toàn đồ mới tinh:
Không biết cụ ý có họ hàng gì với cụ Việt Hoàn không?Uây, cụ đập giai thế!
Cỡ những năm 2000, ra ngay ngoại thành Hà Nội có vùng còn ko có sóng, hoặc sóng đt chập chờn. Thời đó số trạm BTS của mỗi hãng ít lắm, lại còn chưa share các BTS giữa Vina và Mobi dùng chung.Cũng có thể đương nổ thì vào vùng sóng tậm tịt nên bác ấy kêu bên kia gửi tin nhắn...