[Funland] List sách đọc thay đổi nhận thức của bạn

giradeo

Xe tải
Biển số
OF-297869
Ngày cấp bằng
8/11/13
Số km
434
Động cơ
315,895 Mã lực
Toàn những loại sách vớ vẩn ba lăng nhăng. Xem ra trình độ thành viên đọc sách ở đây khá thấp, chỉ được mỗi cái có xe hơi. Hay có khi cũng lái thuê Grab =)).
Thým thể hiện bản thân đi xem nào?
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
871
Động cơ
454,698 Mã lực
Vậy bác có nhớ con chó đeo xâu riềng quanh cổ của 1 anh lính Trường Sơn không ạ :))
Em nhớ láng máng Cụ ơi...:) đó là chi tiết funny mà, hình như ở cái đoạn gần đầu tiểu thuyết khi mấy cậu lính trẻ gặp nhau (con trai và cần vụ của thủ trưởng).

..........
Gđ nhà em ba đời bộ đội nên nhà lúc nào cũng có Báo QĐND và Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội luôn là cuốn tạp chí đc em mong đợi nhất. Em nhớ 1 mùa hè giữa những năm 90, bác em lúc đó làm bên Tổng cục Chính trị có đưa em đến Lý Nam Đế chơi và đc gặp nhà thơ Trần Đăng Khoa, em về khoe mãi 😂.
........
Đối với các nhà văn Quân đội em đã đọc 1 số tác phẩm của bác Nguyễn Minh Châu như: "Miền cháy", "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành"... Riêng "Dấu chân người lính" em cũng đọc nhưng không ấn tượng bằng hai cuốn em kể trên nhất là cuốn "Miền cháy".
Thế kiểu nhà Mợ giống nhà em rồi tuy nhà em chỉ có 1 đời bộ đội là cụ bô em thôi... :)

Em thì được cái may có ông bác là nhà văn nên sách có rất nhiều do thời bao cấp được mua theo tiêu chuẩn phân phối. Ngoài những sách ở nhà ra, em toàn qua nhà ông ấy mượn về đọc. Ông bác chiều nên không hạn chế sách, dù còn bé nhưng cụ vẫn cho mượn những bộ sách dành cho người lớn! :)

Em còn nhớ đâu như hồi lớp 5, 6 gì đó, mượn bộ tiểu thuyết 3 tập "Con đường đau khổ" của nhà văn Liên Xô Alecxey Tolstoy về đọc mà cứ băn khoăn tại sao "chàng" với "nàng" mà lại thuộc bên "Nó" (quân bạch vệ) chứ không phải bên Ta - Hồng quân...:)) Kiểu phải phân biệt địch ta rõ ràng!!!

Quay lại cụ Nguyễn Minh Châu, em lại không thích Miền cháy lắm, có lẽ khi đọc nó thì đã "lớn" nên thấy tâm lý các nhân vật bị đẩy lên hơi quá đà... Sau này nữa, đọc cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh thấy tuy khốc liệt không kém nhưng thật hơn...
 

Mít tố nữ

Xe tăng
Biển số
OF-707131
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
1,370
Động cơ
126,369 Mã lực
hêhe, đã đọc đất vỡ hoang, bác có nhớ chi tiết con chim bồ câu không đi tất không? có nhớ con nghẽo của bác Xantro (không nhớ chính xác tên), có nhớ câu tuyên bố thiến hết đàn ông để tập trung tinh thần tiến lên CNXH không :)) :))
Ôi đất vỡ hoang, một thời tôi gần như thuộc lòng, cùng Chiến tranh và hòa bình, Những người khốn khổ!
P/S Đất vỡ hoang do các bạn CCCP tài trợ in cho, bìa cứng giấy bóng loáng, đẹp mê hồn!
Em đọc lúc nhỏ chỉ cảm thấy truyện rất hay, kiểu như đọc chữ mà cảm nhận được hơi thở của một vùng đất lạ, các nhân vật trong truyện sống động kiểu như mình đọc mà có thể tưởng tượng ra được họ là người thế nào ý.
Cụ nhắc làm em phải tìm đọc lại mới được, lâu lắm rồi mà cụ vẫn nhớ chi tiết chứng tỏ mê lắm quyển này.
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,912
Động cơ
471,704 Mã lực
Em đọc cũng không ít. Nhưng có một cuốn hồi bé em đọc 1 lèo, bỏ qua bữa tối, nhớ mãi. Đó là cuốn Bí mật mộ Tào Tháo.
 

LaziCat

Xe lăn
Biển số
OF-512
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
10,222
Động cơ
703,850 Mã lực
Em nhớ láng máng Cụ ơi...:) đó là chi tiết funny mà, hình như ở cái đoạn gần đầu tiểu thuyết khi mấy cậu lính trẻ gặp nhau (con trai và cần vụ của thủ trưởng).


Thế kiểu nhà Mợ giống nhà em rồi tuy nhà em chỉ có 1 đời bộ đội là cụ bô em thôi... :)

Em thì được cái may có ông bác là nhà văn nên sách có rất nhiều do thời bao cấp được mua theo tiêu chuẩn phân phối. Ngoài những sách ở nhà ra, em toàn qua nhà ông ấy mượn về đọc. Ông bác chiều nên không hạn chế sách, dù còn bé nhưng cụ vẫn cho mượn những bộ sách dành cho người lớn! :)

Em còn nhớ đâu như hồi lớp 5, 6 gì đó, mượn bộ tiểu thuyết 3 tập "Con đường đau khổ" của nhà văn Liên Xô Alecxey Tolstoy về đọc mà cứ băn khoăn tại sao "chàng" với "nàng" mà lại thuộc bên "Nó" (quân bạch vệ) chứ không phải bên Ta - Hồng quân...:)) Kiểu phải phân biệt địch ta rõ ràng!!!

Quay lại cụ Nguyễn Minh Châu, em lại không thích Miền cháy lắm, có lẽ khi đọc nó thì đã "lớn" nên thấy tâm lý các nhân vật bị đẩy lên hơi quá đà... Sau này nữa, đọc cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh thấy tuy khốc liệt không kém nhưng thật hơn...
Em có vẻ không có duyên với văn học Nga, Liên Xô ạ. Một số ít tác phẩm văn học Nga e từng đọc là: Cánh buồm đỏ thắm, Thời thơ ấu, Thép đã tôi thế đấy... Hồi đó cuốn "Thép đã tôi thế đấy" được khuyến nghị đọc, em đua theo phong trào mà đọc xong thì k thẩm đc, cứ như đàn gảy tai nghé 😂.
Về "Miền Cháy", e nghĩ giai đoạn đó tâm lý nhân vật đc thi vị hoá theo kiểu "mẫu " có mục đích hàn gắn những vết thương (tâm lý, thể xác) sau chiến tranh giữa hai bờ vĩ tuyến. "Nỗi buồn chiến tranh" thì em không ý kiến gì khác, nó quá khốc liệt. Đọc truyện này xong em bỗng nhớ tới chú hàng xóm nhà em hồi trước, chú ấy là thương binh, bị thương ở đầu, thi thoảng cả xóm lại náo loạn 1 phen vì chú vừa chạy vừa hô "bom, đạn..." gì gì đó. Người ta bảo chú mắc chứng "ảo ảnh", thi thoảng lại bị loạn trí, tưởng tượng bom đang rơi :(. Bố em nói chú bị thương do bom bi, một bên mặt hầu như biến dạng, vết sẹo đỏ dài chạy dọc xuống tận cổ nhìn rất dị thường. Bọn trẻ con trong xóm đứa nào cũng sợ, và các bà mẹ rất hay lấy chú ra để doạ. Em chơi thân với con gái chú ấy, lúc bé toàn lén lút mang đồ trong nhà chia cho chị ấy suốt 😅. Hiện gia đình chú vẫn còn ở khu nhà cũ, chú đã mất cũng khá lâu :( còn chị con gái thì đang định cư ở trời Tây rồi ạ - chị là một tấm gương nghèo vượt khó cho trẻ con cả xóm lúc bấy giờ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top