Thým thể hiện bản thân đi xem nào?Toàn những loại sách vớ vẩn ba lăng nhăng. Xem ra trình độ thành viên đọc sách ở đây khá thấp, chỉ được mỗi cái có xe hơi. Hay có khi cũng lái thuê Grab .
Thým thể hiện bản thân đi xem nào?Toàn những loại sách vớ vẩn ba lăng nhăng. Xem ra trình độ thành viên đọc sách ở đây khá thấp, chỉ được mỗi cái có xe hơi. Hay có khi cũng lái thuê Grab .
Em nhớ láng máng Cụ ơi... đó là chi tiết funny mà, hình như ở cái đoạn gần đầu tiểu thuyết khi mấy cậu lính trẻ gặp nhau (con trai và cần vụ của thủ trưởng).Vậy bác có nhớ con chó đeo xâu riềng quanh cổ của 1 anh lính Trường Sơn không ạ
Thế kiểu nhà Mợ giống nhà em rồi tuy nhà em chỉ có 1 đời bộ đội là cụ bô em thôi.............
Gđ nhà em ba đời bộ đội nên nhà lúc nào cũng có Báo QĐND và Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội luôn là cuốn tạp chí đc em mong đợi nhất. Em nhớ 1 mùa hè giữa những năm 90, bác em lúc đó làm bên Tổng cục Chính trị có đưa em đến Lý Nam Đế chơi và đc gặp nhà thơ Trần Đăng Khoa, em về khoe mãi .
........
Đối với các nhà văn Quân đội em đã đọc 1 số tác phẩm của bác Nguyễn Minh Châu như: "Miền cháy", "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành"... Riêng "Dấu chân người lính" em cũng đọc nhưng không ấn tượng bằng hai cuốn em kể trên nhất là cuốn "Miền cháy".
Hì hì, em viết để cho các cụ chịu khó đọc tí. Ke keBác viết thế này dễ đọc nhầm thành "nhà bồ của bố em".
Em đọc lúc nhỏ chỉ cảm thấy truyện rất hay, kiểu như đọc chữ mà cảm nhận được hơi thở của một vùng đất lạ, các nhân vật trong truyện sống động kiểu như mình đọc mà có thể tưởng tượng ra được họ là người thế nào ý.hêhe, đã đọc đất vỡ hoang, bác có nhớ chi tiết con chim bồ câu không đi tất không? có nhớ con nghẽo của bác Xantro (không nhớ chính xác tên), có nhớ câu tuyên bố thiến hết đàn ông để tập trung tinh thần tiến lên CNXH không
Ôi đất vỡ hoang, một thời tôi gần như thuộc lòng, cùng Chiến tranh và hòa bình, Những người khốn khổ!
P/S Đất vỡ hoang do các bạn CCCP tài trợ in cho, bìa cứng giấy bóng loáng, đẹp mê hồn!
Em có vẻ không có duyên với văn học Nga, Liên Xô ạ. Một số ít tác phẩm văn học Nga e từng đọc là: Cánh buồm đỏ thắm, Thời thơ ấu, Thép đã tôi thế đấy... Hồi đó cuốn "Thép đã tôi thế đấy" được khuyến nghị đọc, em đua theo phong trào mà đọc xong thì k thẩm đc, cứ như đàn gảy tai nghé .Em nhớ láng máng Cụ ơi... đó là chi tiết funny mà, hình như ở cái đoạn gần đầu tiểu thuyết khi mấy cậu lính trẻ gặp nhau (con trai và cần vụ của thủ trưởng).
Thế kiểu nhà Mợ giống nhà em rồi tuy nhà em chỉ có 1 đời bộ đội là cụ bô em thôi...
Em thì được cái may có ông bác là nhà văn nên sách có rất nhiều do thời bao cấp được mua theo tiêu chuẩn phân phối. Ngoài những sách ở nhà ra, em toàn qua nhà ông ấy mượn về đọc. Ông bác chiều nên không hạn chế sách, dù còn bé nhưng cụ vẫn cho mượn những bộ sách dành cho người lớn!
Em còn nhớ đâu như hồi lớp 5, 6 gì đó, mượn bộ tiểu thuyết 3 tập "Con đường đau khổ" của nhà văn Liên Xô Alecxey Tolstoy về đọc mà cứ băn khoăn tại sao "chàng" với "nàng" mà lại thuộc bên "Nó" (quân bạch vệ) chứ không phải bên Ta - Hồng quân... Kiểu phải phân biệt địch ta rõ ràng!!!
Quay lại cụ Nguyễn Minh Châu, em lại không thích Miền cháy lắm, có lẽ khi đọc nó thì đã "lớn" nên thấy tâm lý các nhân vật bị đẩy lên hơi quá đà... Sau này nữa, đọc cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh thấy tuy khốc liệt không kém nhưng thật hơn...